8 Mẹo Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Lá Lốt Đơn Giản, Hiệu Quả
Dân gian ta từ xa xưa đã truyền tai nhau nhiều mẹo chữa bệnh tổ đỉa sử dụng nguyên liệu tự nhiên lành tính, tránh được tác dụng phụ của thuốc, tiết kiệm chi phí. Trong đó dùng lá lốt là ưu tiên hàng đầu của nhiều người bởi loại lá này có tính kháng viêm, diệt khuẩn và phục hồi tổn thương rất tốt. Vậy chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt cho hiệu quả thế nào, cách áp dụng ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn chi tiết những vấn đề này cùng với đó là một số lưu ý quan trọng bạn không nên bỏ qua.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt có thực sự hiệu quả không?
Chúng ta đều biết tổ đỉa là một bệnh da liễu mãn tính, thuộc dạng đặc biệt của bệnh chàm eczema, thường kéo dài dai dẳng và hay tái phát. Các triệu chứng phổ biến của tổ đỉa đó là da nổi mụn nước, dày sừng, ngứa ngáy dữ dội. Khi các nốt mụn này vỡ ra gây cảm giác đau rát, dễ bị viêm nhiễm và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp cho tính mạng nhưng nếu không được điều trị từ sớm, người bệnh bị ảnh hưởng về chất lượng cuộc sống, thậm chí gặp những tác hại khó lường.
Hiện nay cách trị tổ đỉa phổ biến nhất là dùng thuốc dạng bôi và uống, tuy nhiên nếu ở thể bệnh nhẹ, mới khởi phát, người ta ưu tiên áp dụng mẹo dân gian tại nhà với các nguyên liệu lành tính, an toàn, không gây tác dụng phụ, trong đó đặc biệt phải kể đến lá lốt.
Lá lốt thường được sử dụng như một gia vị giúp món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn hoặc dùng để ăn kèm các loại rau sống. Theo ghi chép của Đông y, loại lá này có vị cay nhẹ, tính ấm, mùi thơm nồng đặc trưng, có khả năng tiêu trừ hàn khí, thải độc, chỉ thống, ôn trung. Đây cũng chính là lý do nó thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa bệnh đầy hơi, ăn không tiêu, đau đầu, nôn mửa, tay chân lạnh, phong hàn,… thêm vào đó, lá lốt cũng có tính kháng khuẩn, chống viêm tốt nên được dùng để làm lành các vết thương hở trên da, đẩy lùi hiện tượng ngứa ngáy hay đau rát.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Y học hiện đại, lá lốt chứa rất nhiều thành phần có lợi bao gồm benzyl axetat, beta caryophylen, alkaloid,… cho khả năng đẩy lùi hiện tượng viêm nhiễm, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm gây hại, cấp ẩm, bảo vệ làn da trước những tác nhân xấu, đẩy nhanh quá trình phục hồi những tổn thương, tăng sinh tế bào biểu bì.
Với những công dụng kể trên, lá lốt được sử dụng rất nhiều để chữa bệnh tổ đỉa, không ít trường hợp đã áp dụng và thành công sau một thời gian kiên trì. Do đó với thắc mắc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt có hiệu quả không, câu trả lời chắc chắn là có. Biện pháp này được đánh giá là an toàn, lành tính, phù hợp với thể trạng của nhiều người, tuy nhiên hiệu quả của mẹo dân gian thường chậm, người bệnh phải chữa trị ít nhất 1 tháng mới đạt được sự cải thiện như mong muốn.
Ngoài ra, dùng lá lốt chữa tổ đỉa chỉ thích hợp với thể bệnh nhẹ, mới khởi phát, các triệu chứng chưa tiến triển nặng và đặc biệt hiệu quả nhanh chậm, nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
Gợi ý 8 cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt đơn giản, hiệu quả
Nếu bạn đang muốn tìm cách chữa tổ đỉa theo mẹo dân gian tại nhà đơn giản, hiệu quả cao, có thể lựa chọn lá lốt. Đã có không ít trường hợp áp dụng thành công, thoát khỏi những cơn ngứa ngáy và nỗi ám ảnh của bệnh. Dưới đây là gợi ý 8 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt mà bạn không nên bỏ qua:
Uống nước lá lốt
Trong trường hợp bệnh tổ đỉa kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục gây ngứa ngáy, đau rát khó chịu, bạn có thể áp dụng mẹo uống nước lá lốt. Với cách này, các hoạt chất có lợi sẽ trực tiếp đi vào cơ thể, cải thiện các triệu chứng từ bên trong, loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn, vi nấm và tác nhân gây hại từ bên trong nên cho hiệu quả nhanh hơn và ngăn ngừa được tình trạng tái phát nhiều lần. Tuy nhiên người bệnh không được lạm dụng, chỉ uống lượng vừa đủ để không gây những tác hại nguy hiểm.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 30g lá lốt tươi, không bị héo úa, sâu bệnh, không chứa hóa chất độc hại cùng 1 thìa muối hạt.
- Lá lốt rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn, sau đó vớt ra để ráo.
- Lúc này bạn hãy xay nhuyễn lá lốt cùng một ít muối, chắt lấy phần nước cốt, loại bỏ bã.
- Mang nước lá lốt hòa cùng 300ml nước đã đun sôi, uống khi còn ấm.
- Mỗi ngày nên uống 1 lần và kiên trì để thấy được hiệu quả cải thiện.
Đắp lá lốt
Một trong những cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt được nhiều người áp dụng nhất đó chính là đắp lá lên vùng da bị tổn thương. Tại khu vực da bị bệnh có chứa nhiều vi khuẩn, gây cảm giác ngứa ngáy dữ dội và dễ bị đau rát, viêm loét khi mụn nước vỡ ra. Việc sử dụng lá lốt đắp lên sẽ giúp các thành phần hoạt chất tác động trực tiếp lên vết thương, loại bỏ tác nhân gây hại, đẩy nhanh quá trình tái tạo da và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên bạn lấy một nắm lá lốt tươi, ưu tiên loại to, xanh, không bị héo úa hay sâu bệnh, rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng trong vòng 15 phút để loại bỏ hoàn toàn tạp chất, vi khuẩn.
- Tiếp đến bạn vớt nguyên liệu ra, chờ ráo rồi dùng dao thái nhỏ, sau đó cho vào cối giã nát cùng một ít muối nguyên chất.
- Cần chú ý vệ sinh thật sạch vùng da đang bị tổn thương, lau khô với khăn mềm, sạch.
- Bạn đắp trực tiếp lá lốt đã giã lên da, dùng băng gạc y tế để cố định, giữ nguyên trong khoảng 1 tiếng đồng hồ thì tháo ra, rửa lại với nước ấm.
- Người bệnh tổ đỉa nên áp dụng cách làm này mỗi ngày từ 1 – 2 lần và kiên trì ít nhất 10 ngày để thấy rõ hiệu quả cải thiện.
Dùng lá lốt ngâm rửa
Nếu không muốn đắp lá lốt lên da, bạn hoàn toàn có thể dùng nguyên liệu này để ngâm rửa, đặc biệt là trường hợp tổ đỉa ở trẻ em. Các thành phần hoạt chất của dược liệu sẽ tác động trực tiếp lên vùng da đang bị tổn thương và cả khu vực xung quanh. Khi đó vi khuẩn được tiêu diệt, ngăn ngừa được hiện tượng sưng viêm, bội nhiễm, giảm ngứa ngáy và tránh lây lan bệnh ra vùng da lành. Tốt nhất, người bệnh nên áp dụng cách trị tổ đỉa bằng lá lốt này vào buổi tối sẽ cho hiệu quả cao nhất, đồng thời còn an thần, kích thích giấc ngủ ngon hơn.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị khoảng 50g lá lốt tươi, mang rửa sạch và ngâm cùng nước muối pha loãng, không chọn lá héo úa, sâu bệnh.
- Lúc này thêm 2 lít nước vào nồi, cho lên bếp đun sôi rồi bỏ lá lốt vào, tiếp tục đun thêm 15 phút với lửa nhỏ.
- Cho nước lá lốt ra chậu, có thể chờ nguội bớt hoặc pha thêm ít nước lạnh để giảm bớt độ nóng.
- Người bệnh dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị tổn thương, có thể tắm toàn thân nếu vảy nến đã lan rộng khắp cơ thể, tận dụng phần bã lá lốt để chà nhẹ lên da sẽ tăng được hiệu quả điều trị.
- Sau thời gian ngâm khoảng 20 phút, bạn vệ sinh lại với nước sạch, lau khô.
- Cách dùng lá lốt ngâm rửa nên được áp dụng 1- 2 lần trong ngày và thực hiện liên tục trong 3 tuần để các triệu chứng được đẩy lùi.
Có thể bạn quan tâm: 6+ Mẹo Hay Chữa Tổ Đỉa Bằng Muối Không Phải Ai Cũng Biết
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt ngâm rượu
Có thể bạn chưa biết, các triệu chứng của tổ đỉa sẽ nhanh chóng được đẩy lùi nếu bạn kết hợp lá lốt cùng rượu trắng. Rượu cũng là nguyên liệu có chứa cồn với khả năng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Do đó nếu kết hợp lá lốt với rượu sẽ tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa được những biến chứng có thể xảy ra.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 200g lá lốt tươi, 1 chén rượu trắng.
- Lá lốt mang rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hết những tác nhân gây hại, sau đó vớt ra chờ ráo.
- Tiếp đến giã nát lá lốt đã chuẩn bị, chắt lấy phần nước cốt, thêm rượu trắng vào khuấy đều để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Sau đó bạn vệ sinh thật sạch vùng da đang bị tổn thương, thoa hỗn hợp này lên da.
- Chờ khoảng 10 phút để dưỡng chất thấm sâu thì có thể rửa lại với nước ấm, dùng khăn sạch lau khô.
Chà xát lá lên da
Với những trường hợp bị tổ đỉa khi mang thai, đồng thời xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân nhiều, gây ra hiện tượng ngứa ngáy dữ dội, đồng thời lớp da này dày sừng, khô ráp nhưng vẫn còn nguyên mụn nước, chưa bị vỡ, bong tróc có thể áp dụng cách chà xát lên da. Khi thực hiện, các hoạt chất vốn có trong dược liệu sẽ tác động đến vùng da này, giảm ngứa ngáy nhanh chóng, tránh biến chứng nặng hơn và phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm. Tuy nhiên cần chú ý phải chà xát nhẹ nhàng, không nên dùng lực tác động mạnh để tránh chảy máu.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên người bệnh chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch với nước rồi ngâm cùng nước muối pha loãng để xử lý bụi bẩn, vi khuẩn, tạp chất rồi để ráo.
- Tiếp theo hãy vò nát lá lốt, chà nhẹ lên vùng da bị bệnh, đặc biệt là lòng bàn tay, bàn chân nếu có.
- Chú ý massage nhẹ nhàng, giữ nguyên trong khoảng 10 phút để dưỡng chất được thẩm thấu rồi rửa lại bằng nước sạch.
Trị tổ đỉa bằng lá lốt chế biến món ăn
Ngoài những cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt kể trên, người bệnh có thể thêm nguyên liệu này vào các bữa ăn hàng ngày cũng hỗ trợ rất tốt cho quá trình trị bệnh. Các món ăn chế biến từ lá lốt không chỉ cho hương vị thơm ngon, hấp dẫn mà còn bổ sung một số thành phần có lợi, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe tổng thể và cải thiện các triệu chứng một cách tốt nhất.
Trứng rán lá lốt
Đây là món ăn được nhiều người yêu thích với cách làm vô cùng đơn giản như sau:
- Bạn chuẩn bị 3 quả trứng gà ta, 100g lá lốt tươi và gia vị.
- Lá lốt chỉ chọn loại tươi, không héo úa, mang rửa sạch để loại bỏ tạp chất rồi thái thành sợi thật nhỏ.
- Lúc này đập trứng gà vào bát, thêm lá lốt và các gia vị nêm nếm vừa ăn, khuấy đều tay.
- Lấy 1 củ hành tím bóc vỏ, băm nát, phi thơm trên chảo nóng, sau đó bạn cho hỗn hợp trứng lá lốt vào tráng mỏng.
- Khi trứng chín vào đều 2 mặt thì tắt bếp và thưởng thức ngay.
Thịt bò xào lá lốt
Thịt bò là thực phẩm bổ dưỡng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Người bệnh vảy nến có thể chế biến món thịt bò xào lá lốt, hứa hẹn sẽ mang đến hương vị vô cùng hấp dẫn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 100g lá lốt tươi, 500g thịt bò, tỏi và gia vị.
- Lá lốt rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ, cùng với đó thịt bò rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp cùng tỏi và gia vị trong 15 phút.
- Bạn lột vỏ tỏi, băm nhuyễn rồi cho vào chảo phi thơm, thêm thịt bò vào đảo đều tay để thịt săn lại.
- Lúc này hãy nêm nếm gia vị, cho lá lốt vào đảo thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp và ăn ngay khi còn nóng.
Lá lốt chế biến cùng thịt heo
Thịt heo cũng có thể nấu cùng lá lốt và dùng trong các bữa ăn hàng ngày. Món ăn này không chỉ kích thích ăn ngon miệng mà còn hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị tổ đỉa.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 500g thịt heo (loại nạc vai), 200g lá lốt tươi, tỏi, gừng và gia vị.
- Lá lốt rửa sạch, có thể ngâm với nước muối pha loãng hoặc không, vớt ra chờ ráo.
- Thịt heo rửa sạch, chần qua với nước sôi để loại bỏ mùi hôi khó chịu rồi thái nhỏ để xay hoặc băm sau đó ướp cùng gia vị trong 10 phút.
- Lúc này bạn bóc vỏ tỏi, gừng, băm nhỏ rồi cho vào nồi phi thơm, nhanh tay cho thịt heo đã chuẩn bị vào đảo đều để thịt săn lại.
- Tiếp theo thêm 500ml nước lọc, đun trên lửa nhỏ cho đến khi thịt gần chín, bạn thêm lá lốt vào đun thêm 5 phút thì tắt bếp.
- Nêm nếm gia vị vừa miệng và thưởng thức ngay khi còn nóng ấm.
Một số lưu ý quan trọng khi dùng lá lốt chữa tổ đỉa
Dùng lá lốt chữa tổ đỉa đã được nhiều người áp dụng với hiệu quả tích cực, có thể đẩy lùi các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, đặc biệt bạn dễ thực hiện tại nhà mà không mất thời gian đến bệnh viện, phòng khám. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng mẹo dân gian này cần chú ý những vấn đề sau:
- Sử dụng lá lốt thường cho hiệu quả chậm nên phải kiên trì trong thời gian dài, thêm vào đó cách làm này thường chỉ áp dụng được cho trường hợp bệnh nhẹ.
- Nếu bạn bị tổ đỉa lâu năm, tái phát thường xuyên và kéo dài dai dẳng phải tìm đến bác sĩ để được thăm khám và nhận phác đồ điều trị phù hợp.
- Chỉ lựa chọn lá lốt tươi sạch, không héo úa, sâu bệnh, không chứa thành phần hóa chất độc hại.
- Tuyệt đối không được lạm dụng nguyên liệu này vì có thể gây ra tác hại ảnh hưởng cho sức khỏe, với bài thuốc uống hoặc ăn, không dùng quá 100g lá lốt/người/ngày.
- Trước khi đắp lá hoặc bôi nước cốt lá lốt cần vệ sinh thật sạch vùng da bị tổ đỉa để loại bỏ vi khuẩn, vi nấm.
- Những trường hợp đang bị nóng trong, nhiệt miệng, táo bón hoặc bị bệnh dạ dày không sử dụng lá lốt.
- Bên cạnh mẹo dùng lá lốt, người bệnh phải chú ý xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh, ưu tiên thực phẩm có lợi và hạn chế món ăn có hại. Đồng thời bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học vì đây đều là những yếu tố góp phần cải thiện bệnh tích cực.
- Nếu sau một thời gian áp dụng mẹo dân gian này không có hiệu quả hoặc gặp những vấn đề bất thường cần dừng lại và nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra, xử lý và có biện pháp khắc phục.
Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn đọc 8 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt đơn giản, hiệu quả và an toàn nhất. Tuy nhiên thực tế sử dụng nguyên liệu tại nhà không thể trị dứt điểm căn nguyên gây bệnh, do đó tốt nhất bạn nên thăm khám, tìm gặp bác sĩ để nhận phác đồ điều trị chuyên sâu hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!