Nám Da Mặt Vùng Má: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Điều Trị
Nám da mặt vùng má không dễ điều trị mà cần có thời gian và kết hợp nhiều phương pháp để đẩy lùi hoàn toàn. Việc vội vàng sử dụng các sản phẩm trị nám có sẵn trên thị trường mà không có sự tư vấn và giám sát của bác sĩ có thể khiến quá trình điều trị nám trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Cùng chúng tôi tìm hiểu về tình trạng nám này cũng như những lưu ý khi điều trị.
Nám da mặt vùng má là gì?
Nám da mặt từng đốm tròn nhỏ, từ vàng đến nâu, nổi trên mặt ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nám da mặt vùng má tương đối phổ biến nhưng bạn cũng có thể bị nám vùng mũi và trán.
Bản chất của sự đổi màu da này là do sự phát triển quá mức của các hắc sắc tố Melanin ở lớp đáy và hạ bì. Nám da thường thấy ở những người có làn da sáng, mỏng và mịn. Điều trị nám da càng sớm sau khi phát hiện lại càng tốt để tránh tình trạng nám lan rộng và thâm đen khó điều trị dứt điểm.
Các loại nám da mặt vùng má phổ biến nhất bao gồm:
- Nám mảng: Nám mảng là loại điều trị đơn giản nhất do sự biến đổi sắc tố còn nông trên lớp biểu bì của da. Đặc điểm dễ nhận biết là nám da xuất hiện ở những vết sẫm màu hơn trải trên da mặt. Nguyên nhân gây nám mảng chủ yếu là do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, ô nhiễm, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, sử dụng thuốc tránh thai,…
- Nám da mặt sâu: Là loại nám da mặt có chân nằm sâu trong da và cũng là loại khó điều trị nhất vì các chân nám này bám chặt vào lớp hạ bì của da. Việc điều trị thường mất nhiều thời gian và chỉ chữa khỏi 80% các vùng nám. Biểu hiện của nám sâu trên da mặt là trên da xuất hiện những nốt mụn nhỏ màu đen. Bệnh gây ra chủ yếu do thay đổi gen và nội tiết tố.
- Nám hỗn hợp: Hai loại nám xuất hiện cùng lúc trên mặt được gọi là nám hỗn hợp. Loại nám này có phác đồ điều trị phức tạp hơn vì phải điều trị theo hai cách ở các vùng khác nhau trên cùng một khuôn mặt.
Nguyên nhân và biểu hiện của nám da mặt vùng má
Nám da mặt vùng má có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, đặc biệt là phụ nữ bước vào độ tuổi trung niên, những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này bao gồm:
- Di truyền: Khoảng 50% người bị nám da có yếu tố di truyền. Vì vậy nếu trong gia đình bạn có người bị nám da thì nguy cơ bị nám da mặt sẽ cao hơn.
- Rối loạn Melanin: Melanin đóng vai trò điều chỉnh màu da của cơ thể. Do đó, khi sắc tố melanin bị thay đổi đột ngột trên da mặt sẽ khiến màu da bị biến đổi và đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của nám da mặt.
- Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ tiền mãn kinh, tuổi vị thành niên hoặc sau khi mang thai cũng là yếu tố kích thích nám da phát triển. Vì vậy, nếu sắp bước vào những giai đoạn này, bạn phải có những biện pháp phòng và chữa bệnh kịp thời.
- Biến chứng của các bệnh khác: Một số bệnh lý như viêm cổ tử cung, bệnh gan, sốt rét, giun sán, bệnh ngoài da,… có thể dẫn tới tình trạng nám.
Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài như khói bụi, nắng nóng và tia UV, căng thẳng trong thời gian dài, mỹ phẩm kém chất lượng, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý cũng là nguyên nhân gây nám da mặt.
Khi tình trạng nám bắt đầu xuất hiện, bạn có thể quan sát thấy những sự thay đổi trên làn da như:
- Xuất hiện da rám nắng hoặc đen ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, trán, mũi,…
- Màu da ở vùng bị nám không đồng đều, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vùng nám sẽ trở nên sẫm màu hơn.
Biểu hiện của bệnh nám da mặt rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh ung thư và các bệnh ngoài da khác. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác cũng như tư vấn phương pháp điều trị.
Điều trị và ngăn ngừa nám da mặt vùng má
Vậy làm sao để điều trị tình trạng nám da mặt một cách hiệu quả và triệt để cũng như phòng ngừa sự xuất hiện và quay lại của nám?
Điều trị nám da mặt
Trị nám da nói chung và nám da mặt vùng má nói riêng không thể khỏi ngay lập tức mà việc điều trị cần có thời gian nhất định tùy thuộc vào mức độ bệnh. Do sự hạn hẹp về thời gian, nhiều người lựa chọn các bước làm trắng da cấp tốc để tạm thời hết nám. Tuy nhiên, các phương pháp này có thể khiến các vết nám nặng khó điều trị hơn. Nhiều người đến gặp bác sĩ với tình trạng da mặt bị tổn thương nghiêm trọng do điều trị không đúng cách.
Vì vậy bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ và tham khảo một số phương pháp có thể áp dụng để điều trị nám da đã được công nhận hiệu quả như:
- Điều trị nội tiết tố: Như ngừng uống thuốc tránh thai, sử dụng thuốc điều chỉnh nội tiết tố,…
- Chăm sóc da mặt: Dùng kem chống nắng khi ra ngoài, rửa mặt bằng sữa rửa mặt khi da khô, thoa thêm kem.
- Sử dụng các loại thuốc ức chế sản xuất Melanin: Ví dụ như Hydroquinone 2 – 4% (trong vòng khoảng 3 tháng), lưu ý thuốc này có thể gây kích ứng da và mẩn đỏ. Axit Azelaic có thể được sử dụng lâu dài, an toàn và trong thời kỳ mang thai, nhưng nó có thể gây kích ứng nhẹ trên da. Sử dụng Corticosteroid tại chỗ, chẳng hạn như Hydrocortisone, có thể làm giảm bớt tình trạng nám da, nhưng dễ gây tác dụng phụ (teo da, dày da,…).
- Các liệu pháp lột da: Kem bôi da có chứa Axit Salicylic hoặc Axit Alpha-Hydroxy có tác dụng lột nhẹ. Việc sử dụng kem bôi Retinoid bôi ngoài da cũng là một giải pháp nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ như viêm da, và chúng không được chỉ định trong thời kỳ mang thai.
- Giảm, xóa nám bằng ánh sáng mạnh: Thời gian điều trị cho liệu trình ánh sáng thường kéo dài từ 10 – 20 tuần. Tuy nhiên, ngay cả ở những người có kết quả điều trị tốt, nám có thể xuất hiện trở lại dưới tác động ánh nắng mặt trời hoặc tổn thương hệ thống nội tiết.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng các biện pháp trên đều có điểm hạn chế khi dùng, đặc biệt là chỉ tác động một chiều, dễ tái phát và dễ phá hủy cấu trúc da nếu dùng laser, kem bôi chứa corticoid. Đặc biệt, không thể xóa bỏ hoàn toàn căn nguyên gây nám da, nhất là trường hợp do thận hư, khí huyết kém lưu thông, rối loạn nội tiết tố.
Làm thế nào để ngăn ngừa nám da mặt vùng má?
Do đây là tình trạng rất phổ biến và khó tránh phải, bên cạnh việc điều trị thì bạn nên chú ý hơn trong việc chăm sóc và phòng ngừa nám xuất hiện trên làn da của mình như sau:
- Luôn chăm sóc da của bạn: Mặc quần áo và dùng kem chống nắng trước khi bạn ra ngoài để giảm thiểu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Luôn rửa mặt bằng nước sạch và mỹ phẩm phù hợp. Luôn sử dụng mặt nạ để cung cấp cho cơ thể tất cả các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết.
- Bổ sung vitamin thiết yếu: Cung cấp cho cơ thể đầy đủ vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B12, cùng với việc uống nhiều nước, giảm đồ ăn cay, bia rượu. Nó giúp trẻ hóa làn da, đồng thời chống rối loạn nội tiết tố nên giảm nguy cơ nám da mặt.
- Cải thiện chế độ ăn uống của bạn: Thức ăn cay và rượu có thể gây kích ứng da, làm sạm nám da. Tuy nhiên, bạn nên ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, thường xuyên vui chơi, tránh nắng. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, E, omega-3, selen để hỗ trợ chống lão hóa da.
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm: Nhiều người thường xuyên dùng mỹ phẩm để làm đẹp, tuy nhiên nó cũng có thể làm tăng tổn thương cho da mặt. Nếu bạn đang điều trị nám, việc sử dụng mỹ phẩm có thể làm chậm quá trình điều trị. Với những người chưa hết nám, việc sử dụng mỹ phẩm rẻ tiền, kém chất lượng sẽ làm tăng nguy cơ bị nám da. Nguyên nhân là do trong mỹ phẩm này có nhiều hóa chất độc hại, khi bôi lên có thể làm chết tế bào da và tạo điều kiện cho nám phát triển.
- Ngăn ngừa căng thẳng và lo lắng: Căng thẳng và lo lắng có thể dẫn đến việc thức khuya, sử dụng chất kích thích, ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ, không tốt cho da và có thể làm thay đổi nội tiết tố và tăng nguy cơ hình thành sắc tố da. Vì vậy, bạn phải đảm bảo thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để giảm các yếu tố gây nám da.
Lưu ý khi điều trị và chăm sóc khi bị nám da mặt
Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc và điều trị nám da mặt nói chung và nám da mặt vùng má nói riêng:
- Nếu phát hiện bị nám, bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp. Các loại thuốc trị nám trên thị trường khi tự ý sử dụng mà không có hướng dẫn từ bác sĩ thường không hiệu quả. Vì vậy, tuyệt đối không được tự ý mua các sản phẩm trị nám để sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Bạn cũng cần lưu ý, mỹ phẩm làm trắng da, trị nám có chứa chất tẩy mạnh, ban đầu giúp da trắng đẹp, nhưng da càng ngày càng mỏng, càng ngày càng dễ bị nám khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Kem có thủy ngân có thể gây teo da, sử dụng lâu dài có thể khiến da mặt bị nám vĩnh viễn. Nhiều trường hợp da đã bị bào mòn quá mức và tổn thương vĩnh viễn do sử dụng quá lâu các loại kem có chứa Adrenocorticoid. Bạn tuyệt đối không bao giờ nên mua mỹ phẩm và các sản phẩm bôi ngoài da khác mà không có bảng thành phần rõ ràng trên nhãn hộp.
Trên đây là những thông tin về vấn đề phổ biến nám da mặt vùng má mà chắc hẳn rất nhiều chị em đang quan tâm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có phương hướng điều trị chính xác và nhanh chóng loại bỏ được nỗi lo về nám.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!