Tê Bì Chân Tay Uống Thuốc Gì? 7 Loại Bác Sĩ Chỉ Định Dùng

Tê bì chân tay khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Với những trường hợp bệnh lý, nếu không tiến hành điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh. Vậy tê bì chân tay nên uống thuốc gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Tê bì chân tay là tình trạng xảy ra khá phổ biến do ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Tê bì chân tay là tình trạng xảy ra khá phổ biến do ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Tê bì chân tay uống thuốc gì?

Tê bì chân tay là hiện tượng tay chân bị rối loạn cảm giác. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến với nhiều mức độ khác nhau. Một số triệu chứng mà bạn phải đối mặt khi chứng tê bì chân tay khởi phát là tê rần, đau châm chích như kim châm, ngứa râm ran, chuột rút,… Với những trường hợp nặng, triệu chứng của bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng trên phạm vi rộng.

Chuyên gia cho biết, tê bì chân tay có thể khởi phát do ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân khác nhau như mắc bệnh lý xương khớp, do chấn thương, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học,… Dựa vào nguyên nhân và bệnh lý mà bạn đang mắc phải, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc điều trị triệu chứng và thuốc điều trị nguyên nhân.

  • Thuốc điều trị triệu chứng được sử dụng cho những trường hợp bị tê bì chân tay thông thường, thuốc được dùng trong thời gian ngắn giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, không nên dùng kéo dài để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Thuốc điều trị nguyên nhân được dùng cho những trường hợp bị tê bì chân tay do bệnh lý, giúp cải thiện các bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải, ngăn ngừa tình trạng tê bì tay chân diễn ra kéo dài hoặc tái phát nhiều lần.

Thuốc tê bì chân tay được bác sĩ chỉ định dùng

Khi tình trạng tê bì chân tay khởi phát do bệnh lý, người bệnh phải đối mặt với một số triệu chứng đi kèm khác như đau mỏi cổ vai gáy, mất cảm giác ở tay và chân, tê buốt dọc cánh tay và cẳng chân, đau nhức đầu,… Ở những trường hợp này, bạn nên thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị đúng cách. Dùng thuốc Tây y giúp cải thiện triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn là:

1. Thuốc giảm đau Paracetamol

Nếu tình trạng tê bì chân tay xảy ra đi kèm với những cơn đau khó chịu, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau paracetamol để cải thiện. Thuốc có tác dụng giảm đau nhức từ mức độ nhẹ đến trung bình. Dược tính trong thuốc sẽ ức chế đường truyền tín hiệu đau đến não bộ, giúp đẩy lùi cơn đau nhanh chóng chỉ sau 10 – 15 phút sử dụng.

Loại thuốc này được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như viên nén, siro, viên sủi và bột pha uống. Thuốc giảm đau paracetamol có độ an toàn cao nên có thể sử dụng cho mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, bạn không được lạm dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da, táo bón, nhiễm độc, mất ngủ kéo dài,…

Giảm tê bì tay chân kèm theo đau nhức ở mức độ nhẹ bằng thuốc paracetamol
Giảm tê bì tay chân kèm theo đau nhức ở mức độ nhẹ bằng thuốc paracetamol

2. Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID)

Nếu hệ thống dây thần kinh bên trong cơ thể bị viêm do chèn ép cũng có thể gây ra tình trạng tê bì chân tay. Ở trường hợp này, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid. Được sử dụng phổ biến là Ibuprofen, Naproxen, Celecoxib, Aspirin,… Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế các enzyme cyclooxygenase để làm giảm khả năng tổng hợp prostaglandin trong tế bào. Một số tác dụng của thuốc là giảm đau, chống viêm và giảm chèn ép lên dây thần kinh. Sau khi dùng thuốc, tình trạng tê bì chân tay sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Thuốc chống viêm steroid cần được dùng đúng cách và đúng liều để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuyệt đối không dùng thuốc quá 10 ngày khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn quá lạm dụng sẽ gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, chảy máu dạ dày,… Những trường hợp không nên sử dụng thuốc là phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người bị suy gan suy thận, viêm loét dạ dày,…

3. Thuốc chống trầm cảm Milnacipran 

Thuốc chống trầm cảm Milnacipran cũng có thể sử dụng để kiểm soát chứng tê bì chân tay. Loại thuốc này mang lại hiệu quả tốt với những trường hợp bị tê bì chân tay do tổn thương mô sung – dây chằng và cơ bắp, đa xơ cứng, đau cơ xơ hóa,… Dược tính trong thuốc có khả năng ức chế hấp thu norepinephrine, giúp khôi phục sự cân bằng chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ.

Liều lượng khuyến cáo dành cho người trưởng thành là 5 – 100mg/lần x 2 lần/ngày. Liều lượng có thể tăng lên theo từng ngày tùy thuộc vào sự đáp ứng của cơ thể. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, đau bụng, vàng da,… Không sử dụng thuốc cho những người mắc phải bệnh gan, người bị dị ứng với thành phần dược tính trong thuốc và người đang mắc bệnh lý tim mạch.

4. Thuốc giãn cơ trị tê bì chân tay

Thuốc giãn cơ mang lại hiệu quả giảm tê bì chân tay bằng cách thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng lên dây thần kinh. Hai loại thuốc được sử dụng phổ biến là thuốc chống co thắt và thuốc chống co cứng.

  • Thuốc chống co thắt (Cyclobenzaprin, Carisoprodol, Methocarbamol, Chlorzoxazone, Orphenadrine, Metaxalone):  Thuốc hoạt động bằng cách an thần và ngăn chặn dẫn truyền tín hiệu đau lên não. Thường được kê đơn điều trị trong khoảng 2 – 3 tuần. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là đau đầu, buồn ngủ, chóng mặt, hạ huyết áp,…
  • Thuốc chống co cứng (Dantrolene, Baclofen, Diazepam): Ngăn ngừa tình trạng tê bì tay chân trở nên nghiêm trọng hơn. Không dùng thuốc với những trường hợp bị co thắt cơ bắp.
Thuốc giãn cơ làm thư giãn hệ thống cơ bắp và giảm chèn ép lên thần kinh
Thuốc giãn cơ làm thư giãn hệ thống cơ bắp và giảm chèn ép lên thần kinh

5. Vitamin nhóm B

Các loại vitamin nhóm B như vitamin B1, vitamin B2 và vitamin B12 có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ thần kinh. Nếu cơ thể được bổ sung đầy đủ nhóm vitamin này sẽ tăng hiệu quả cho tế bào thần kinh, hỗ trợ phục hồi tổn thương tại các sợi thần kinh và cải thiện chức năng của cơ.

Với những trường hợp tê bì chân tay do tổn thương dây thần kinh, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc vitamin nhóm B, giúp giảm đau ở dây thần kinh và cải thiện rối loạn thần kinh ngoại vi. Nhược điểm của nhóm thuốc này là gây choáng váng cho người dùng và có thể gây ra tình trạng lệ thuộc.

6. Thuốc Corticosteroid

Với những trường hợp tê bì chân tay xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc Corticosteroid. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau và kháng viêm rất mạnh mẽ. Hiện tại, thuốc Corticosteroid được bào chế dưới hai dạng chính:

  • Corticosteroid đường uống (Methylprednisolone và Prednisone): Được sử dụng cho bệnh nhân bị tê bì chân tay do viêm khớp hoặc đã sử dụng các loại thuốc điều trị khác nhưng không mang lại hiệu quả tích cực.
  • Corticosteroid đường tiêm: Thuốc được tiêm trực tiếp vào dây thần kinh tổn thương giúp giảm viêm đau tại chỗ. Loại thuốc này chỉ nên dùng tối đa 3 lần/năm và theo dõi kỹ sau khi tiêm.

Thuốc Corticosteroid điều trị bệnh có hiệu quả nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như nhiễm trùng, suy giảm sức đề kháng, tăng đường huyết,… Vì thế, bạn nên cân nhắc và chỉ sử dụng khi có đơn kê từ bác sĩ.

7. Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin

Thuốc giảm đau thần kinh thường được sử dụng để cải thiện chứng tê bì chân tay do ảnh hưởng từ bệnh tiểu đường hoặc đau thần kinh ngoại biên. Trong đó, Gabapentin là loại thuốc được dùng phổ biến nhất.

Liều lượng khuyến cáo trong lần đầu là 100 – 300mg/ngày, sau đó sẽ tăng dần lên sau 3 – 7 ngày tùy thuộc vào mức độ đáp ứng điều trị của cơ thể. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng tối đa 1800 – 3600mg/ngày và chia thành 3 lần để uống. Khi dùng thuốc 3 lần/ngày, hai lần dùng thuốc cần cách nhau không quá 12 giờ. Tuyệt đối không ngừng thuốc đột ngột mà phải giảm liều từ từ.

Không sử dụng thuốc cho những người có tiền sử mắc bệnh thận, người đang mang thai hoặc có ý định mang thai, người sắp phẫu thuật,… Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là chóng mặt, phát ban, khô miệng, mệt mỏi, giảm thị lực, rung giật nhãn cầu,… Nếu xuất hiện tác dụng phụ, bạn cần báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách.

Điều trị tê bì chân tay bằng thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin
Điều trị tê bì chân tay bằng thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin

Lưu ý khi dùng thuốc trị tê bì chân tay

Dùng thuốc Tây y điều trị chứng tê bì chân tay giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh và tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh bạn cần nắm rõ:

  • Thăm khám chuyên khoa và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị tê bì chân tay. Cung cấp cho bác sĩ thông tin về tiền sử bệnh lý của bản thân, các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử dị ứng thuốc trước đó,…
  • Với những trường hợp tê bì chân tay do bệnh lý, cần điều trị dứt điểm nguyên nhân để ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Không tự ý mua thuốc về dùng để điều trị bệnh tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn dùng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc dùng kết hợp nhiều loại thuốc với nhau.
  • Dùng thuốc Tây y điều trị bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Nếu xuất hiện tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị bệnh, bạn cần thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày cần cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp quá trình phục hồi tổn thương có thể diễn ra một cách tốt nhất.
  • Tập luyện thể dục thể thao đúng cách giúp xương khớp trở nên dẻo dai hơn, tăng tuần hoàn máu bên trong cơ thể và hỗ trợ cải thiện chứng tê bì chân tay.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra mức độ phục hồi của cơ thể, sớm phát hiện ra bất thường để có thể đưa ra phương án xử lý phù hợp.

Bài viết trên đây là thông tin về các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tê bì chân tay mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh cần có hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như hiệu quả mang lại. Vì thế, bạn nên thăm khám chuyên khoa để nhận được sự tư vấn điều trị từ bác sĩ.

Thuốc Bổ Não Giảm Đau Đầu Của Nhật Loại Nào Tốt - Gợi Ý Top 12+

Thuốc Bổ Não Giảm Đau Đầu Của Nhật Loại Nào Tốt – Gợi Ý Top 10+

Nhật Bản là quốc gia cung cấp nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt được người dùng ưa chuộng. Đặc biệt trong đó được…
[Bật mí] Top 3 Thuốc Bổ Não Của Nga được tin dùng tại Việt Nam

[Bật mí] Top 3 Thuốc Bổ Não Của Nga được tin dùng tại Việt Nam

Các loại thuốc bổ não của Nga đa số được chiết xuất từ thành phần tự nhiên nên đảm bảo tính hiệu quả cao, được…
Đo Đa Ký Giấc Ngủ Là Gì? Mục Đích, Chỉ Định, Cách Thực Hiện

Đo Đa Ký Giấc Ngủ Là Gì? Mục Đích, Chỉ Định, Cách Thực Hiện

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo năng lượng và duy trì sức khỏe. Song có không ít trường hợp thường…

Top 7 Thuốc Bổ Não Cho Trẻ Em Của Nhật An Toàn, Chất Lượng

Các loại thuốc bổ não cho trẻ em của Nhật được sử dụng để cải thiện chức năng não, tăng cường trí nhớ và khả…
Suy Nhược Thần Kinh Mất Ngủ Do Đâu Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Suy Nhược Thần Kinh Mất Ngủ Do Đâu Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Suy nhược thần kinh mất ngủ là hiện tượng khá nhiều người gặp phải hiện nay, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, chất…
1 Chu Kỳ Giấc Ngủ Kéo Dài Bao Lâu? Cách Tính Chu Kỳ Ngủ

1 Chu Kỳ Giấc Ngủ Kéo Dài Bao Lâu? Cách Tính Chu Kỳ Ngủ

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng giấc ngủ, rất nhiều bạn còn quan tâm đến chu kỳ giấc ngủ. Thông thường, chúng ta cần…
Top 7 Loại Siro Hỗ Trợ Giấc Ngủ Cho Bé Được Mẹ Việt Tin Dùng

Top 7 Loại Siro Hỗ Trợ Giấc Ngủ Cho Bé Được Mẹ Việt Tin Dùng

Siro hỗ trợ giấc ngủ cho bé là một sản phẩm đặc biệt, được dùng trong trường hợp mẹ đã áp dụng nhiều phương pháp…
Mất ngủ mắt thâm quầng là tình trạng thường gặp

Mất ngủ mắt thâm quầng do đâu, chúng ta phải làm sao?

Ngủ không đủ giấc, thường xuyên thức khuya, dị ứng hoặc mệt mỏi là những nguyên nhân có thể khiến mắt bị thâm. Tình trạng…
Chia sẻ
Bỏ qua