Viêm Quanh Khớp Vai Uống Thuốc Gì? 9 Loại Tốt Và Hiệu Quả Nhất
Dùng thuốc điều trị viêm quanh khớp vai giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra và cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, việc dùng thuốc trị bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Viêm quanh khớp vai uống thuốc gì?
Viêm quanh khớp vai là thuật ngữ chuyên khoa dùng để chỉ tình trạng cấu trúc tổ chức phần mềm quanh khớp vai bị tổn thương, không bao gồm bệnh lý có tổn thương xương sụn như viêm gân, viêm co thắt bao khớp,… Khi bệnh lý này khởi phát, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng đau nhức kéo dài, cứng khớp và hạn chế khả năng vận động của khớp. Nguyên nhân gây ra bệnh thường gặp là thoái hóa gân cơ dây chằng, chấn thương, làm việc nặng, bệnh lý,…
Thống kê y khoa cho thấy, viêm quanh khớp vai thường khởi phát ở nam giới và những người nằm trong độ tuổi từ 40- 60. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Khi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên thăm khám chuyên khoa để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh viêm quanh khớp vai là phương pháp được rất nhiều người ưu tiên lựa chọn. Dược tính trong thuốc Tây y có tác dụng mạnh, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến là thuốc giảm đau thông thường, thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm, thuốc corticoid tác dụng tại chỗ,…
Thuốc điều trị bệnh viêm quanh khớp vai hiệu quả
Khi điều trị bệnh viêm quanh khớp vai, bạn nên dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Một số loại thuốc thường được sử dụng là:
1. Thuốc giảm đau Paracetamol
Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt không cần đơn kê. Loại thuốc này được sử dụng khá phổ biến hiện nay và có mặt trong tủ thuốc của mọi gia đình. Paracetamol là thành phần dược tính chính trong thuốc. Ngoài ra, thuốc còn được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như panadol extra bổ sung thêm cafein hoặc codein. Hoạt chất này có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau và hạn chế các cơn đau âm ỉ.
Khi bị viêm quanh khớp vai gây đau nhức khó chịu, bạn có thể sử dụng thuốc Paracetamol để cải thiện. Nguyên lý hoạt động của thuốc là tăng ngưỡng chịu đau của người bệnh và mang lại hiệu quả giảm đau. Ưu điểm của loại thuốc này là ít gây độc tính so với các loại thuốc giảm đau khác. Tuy nhiên, thuốc chỉ có thể sử dụng để cải thiện tình trạng đau nhức ở mức độ vừa và nhẹ.
Cách dùng: Uống thuốc với liều lượng không quá 1000mg/lần và hai lần dùng thuốc cần cách nhau ít nhất 4 tiếng. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là sốt nhẹ, đau dạ dày, buồn nôn,…
Giá thành tham khảo: Thuốc giảm đau Paracetamol được bán với giá khoảng 15.000 VNĐ/vỉ x 10 viên.
2. Viêm quanh khớp vai uống thuốc Naproxen
Khi bị viêm quanh khớp vai, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc Naproxen để cải thiện. Hoạt chất Naproxen chính là dẫn xuất của axit Propionic, có tác dụng mạnh mẽ trong việc ngăn chặn cơ thể sản xuất ra các chất gây viêm, thích hợp sử dụng để cải thiện tình trạng sưng viêm và đau nhức quanh khớp vai. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để cải thiện tình trạng viêm tại khớp, đau nhức cơ, đau răng, đau đầu, đau bụng kinh,… Nhược điểm của thuốc là gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, bạn nên uống với nhiều nước để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc.
Cách dùng: Nên sử dụng thuốc vào trong bữa ăn hoặc ngay sau ăn. Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi nên dùng 2 lần/ngày và mỗi lần uống từ 250 – 500mg, trẻ em dưới 12 tuổi nên dùng 2 lần/ngày và mỗi lần từ 5 – 7,5mg. Tác dụng phụ có thể gặp phải là đau ngực, khó thở, giảm thị giác, nôn mửa, khó tiểu, dị ứng, phát ban,…
Giá thành tham khảo: Thuốc Naproxen được bán trên thị trường với giá khoảng 15.000 VNĐ/vỉ x 10 viên.
3. Thuốc kháng viêm Ibuprofen
Ibuprofen là thuốc chống viêm NSAIDs được sử dụng khá rộng rãi. Thành phần hoạt chất chính của thuốc là Ibuprofen với công dụng kháng viêm, giảm đau và hạ sốt. Hoạt chất này hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của các enzyme tổng hợp ra chất trung gian gây viêm prostaglandin và ức chế phản ứng viêm giữa kháng nguyên và kháng thể. Chuyên gia cho biết, thuốc Ibuprofen thích hợp sử dụng để cải thiện triệu chứng đau khu trú ở mức độ vừa và nhẹ, giảm đau sau phẫu thuật, giảm đau cho bệnh nhân ung thư,… Khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh viêm quanh khớp vai, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cách dùng: Người bệnh nên dùng thuốc với liều lượng bắt đầu là 1,2 – 1,8g trong ngày, với những trường hợp nặng có thể tăng liều lên nhưng không quá 3,2g/ngày.
Giá thành tham khảo: Thuốc kháng viêm Ibuprofen được bán trên thị trường với giá khoảng 4.000 VNĐ/vỉ.
4. Thuốc Meloxicam trị viêm quanh khớp vai
Meloxicam thuộc nhóm thuốc NSAIDs thế hệ mới có tác dụng giảm đau nhanh và kháng viêm mạnh. Cơ chế hoạt động của thuốc tương tự như Ibuprofen, ức chế enzym COX và hạn chế khả năng gây viêm của prostaglandin. Hoạt chất Meloxicam trong thuốc có khả năng tập trung tại vị trí viêm đau với nồng độ cao, thích hợp sử dụng để cải thiện bệnh viêm quanh khớp vai với mức độ nặng. Ngoài ra, thuốc còn được dùng kết hợp với nhóm corticosteroid để điều trị bệnh lý xương khớp
Hiện tại, thuốc Meloxicam nồng độ cao được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như viên nén, viên nang, bao phim và dung dịch tim. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại bào chế phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.
Cách dùng: Với liều uống nên dùng 7,5mg/lần/ngày. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là ho ra máu, rối loạn tiêu hóa, tăng cân, phát ban, yếu cơ,…
Giá thành tham khảo: Thuốc Meloxicam được bán với giá khoảng 15.000 VNĐ/vỉ x 10 viên.
5. Viêm quanh khớp vai uống thuốc Aspirin
Aspirin được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, thuốc còn được tận dụng để điều trị bệnh lý xương khớp như viêm xương khớp, viêm quanh khớp vai,… Thành phần hoạt chất chính của thuốc là axit Acetylsalicylic, có khả năng ức chế quá trình sản sinh chất gây viêm trong cơ thể và tiêu diệt ổ viêm. Loại thuốc này có khả năng hấp thụ nồng độ cao trong thời gian ngắn, chỉ thích hợp sử dụng để điều trị bệnh cho người trên 16 tuổi.
Cách dùng: Nguồn lớn nên dùng 325 – 650mg/lần, hai lần uống cách nhau từ 4 – 6 giờ. Liều lượng tối đa là 5g/ngày.
Giá thành tham khảo: Thuốc Aspirin được bán với giá khoảng 6.000 VNĐ/vỉ x 10 viên.
6. Thuốc Eperisone trị viêm quanh khớp vai
Thuốc giãn cơ Eperisone thường được bác sĩ kê đơn điều trị bệnh xương khớp, giảm đau nhức cơ khớp và tăng tuần hoàn máu đến các cơ quan trên cơ thể. Khi bệnh viêm quanh khớp vai khởi phát, bạn cũng có thể sử dụng loại thuốc này để cải thiện. Thành phần dược tính trong thuốc sau khi được cơ thể hấp thụ sẽ làm thư giãn hệ thống gân cơ xương và tăng tuần hoàn máu, giúp đẩy lùi triệu chứng viêm đau tại các phần mềm quanh khớp vai.
Cách dùng: Nên dùng thuốc trong hoặc sau bữa ăn, liều lượng khuyến cáo là 50mg/ngày và chia thành 3 lần để sử dụng. Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc là chóng mặt, buồn ngủ, mất sức,… Không nên điều kiện phương tiện giao thông hoặc máy móc sau khi dùng thuốc.
Giá thành tham khảo: Thuốc Eperisone điều trị viêm quanh khớp vai được bán với giá khoảng 200.000 VNĐ/hộp x 50 viên.
7. Giảm viêm đau bằng thuốc Codein
Thuốc codein cũng có thể được sử dụng để điều trị viêm quanh khớp vai. Loại thuốc này thường được dùng kết hợp với một số loại thuốc điều trị khác để làm tăng hiệu quả giảm đau ở những trường hợp nặng như Paracetamol, Ibuprofen hoặc Aspirin,…
Thành phần chính của thuốc là Codein được bào chế ở dạng muối Photphat. Khi hoạt chất này được hấp thụ vào cơ thể sẽ ngăn chặn dẫn truyền tín hiệu đau của dây thần kinh đến trung ương thần kinh, giúp giảm đau một cách nhanh chóng và rõ rệt. Đây là thuốc giảm đau gây nghiện nên bạn không được lạm dụng.
Cách dùng: Sử dụng từ 30 – 60mg/lần và hai lần uống cần cách nhau khoảng 4 giờ. Liều lượng thuốc tối đa trong ngày là 240mg. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là ngất xỉu, bất tỉnh, mạch đập yếu, chóng mặt, buồn nôn, ngứa da, phát ban,…
Giá thành tham khảo: Thuốc codein được bán với giá khoảng 12.000 VNĐ/vỉ x 10 viên.
8. Thuốc bôi ngoài da Capsaicin
Capsaicin cũng là một trong những loại thuốc có tác dụng giảm đau và kháng viêm rất tốt. Thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da với thành phần chính là các loại ớt khô. Dược tính trong thuốc khi được hấp thụ qua da sẽ hạn chế sự nhạy cảm của dây thần kinh và mang lại hiệu quả giảm đau. Khi bị viêm quanh khớp vai, bạn cũng có thể sử dụng loại thuốc này để được cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra.
Cách dùng: Lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa trực tiếp lên vùng da bên ngoài khớp vai. Nên sử dụng thuốc với tần suất từ 3 – 4 lần/ngày. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là nổi ban đỏ, nóng da, ngứa da, hô hấp khó khăn,…
Giá thành tham khảo: Thuốc bôi giảm đau Capsaicin được bán trên thị trường với giá khoảng 35.000 VNĐ/tuýp.
9. Thuốc Glucocorticoid tác dụng mạnh
Glucocorticoid là thuốc chống viêm tác dụng mạnh với thành phần hoạt chất chính là cortisol. Thuốc được kê đơn để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như rối loạn tự miễn, dị ứng, hen suyễn, suy tim, ung thư,… Khi bị viêm quanh khớp vai với mức độ nặng, bác sĩ cũng có thể sử dụng loại thuốc này để điều trị bệnh. Tác dụng chính của thuốc là chống viêm, chống dị ứng và giảm đau cơ. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế bạch cầu di chuyển đến vị trí viêm, giảm tổng hợp chất trung gian gây viêm và hoạt tính của chúng.
Hiện tại, thuốc Glucocorticoid được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như dạng viêm, dạng tiêm, dạng xịt,… Dựa vào mức độ bệnh trạng ở từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc điều trị cho phù hợp, thường dùng nhất là dạng uống và tiêm. Tuy nhiên, thuốc chỉ thích hợp sử dụng với những trường hợp bệnh nặng do có tác dụng dược tính mạnh. Nếu bạn lạm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến gan thận và tạo điều kiện cho bệnh lý khởi phát.
Cách dùng: Với dạng viên uống nên sử dụng với liều thấp nhất là 10mg/ngày. Với trường hợp bệnh nặng, có thể dùng thuốc tiêm với liều lượng phù hợp là 5 – 20mg. Tác dụng phụ có thể gặp phải là nổi mụn, teo da, xuất huyết, nổi ban đỏ, xốp xương,…
Giá thành tham khảo: Thuốc được bán theo đơn của bác sĩ, giá thành còn phụ thuộc vào loại chế phẩm tại bệnh viện.
Lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm quanh khớp vai
Sử dụng thuốc điều trị viêm quanh khớp vai là phương pháp được nhiều người bệnh ưu tiên áp dụng do có hiệu quả nhanh và tiện lợi khi sử dụng. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh bằng thuốc tiềm ẩn một số tác dụng phụ không mong muốn, bạn cần phải cẩn thận khi dùng thuốc. Một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm quanh khớp vai bạn cần nắm rõ là:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh ở trên và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Với những loại thuốc kê đơn, bạn không được sử dụng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
- Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn từ chuyên gia, không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc ngưng thuốc đột ngột để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Người bệnh cũng không tự ý dùng kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc, tránh tình trạng tương tác thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
- Không sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh có chứa thành phần dược tính mà cơ thể bị dị ứng mẫn cảm. Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc, cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
- Không nên thực hiện các hoạt động mạnh dễ gây tổn thương đến vai như mang vác đồ nặng và cồng kềnh, tập luyện thể dục thể thao gắng sức, nằm đè lên vùng vai bị đau khi ngủ,…
- Hình thành thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị như ăn uống đủ dưỡng chất, nói không với rượu bia, tập thể dục nhẹ nhàng, khởi động kỹ trước khi tập luyện, tránh các bộ môn thể thao cần vận động khớp vai nhiều,..
Bài viết trên đây là thông tin về các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm quanh khớp vai mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Dùng thuốc điều trị viêm quanh khớp vai có tác dụng kháng viêm, giảm đau và phục hồi khả năng vận động. Vì thế, bạn nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.