[Chuyên gia giải đáp] Người bệnh gai cột sống có nên tập yoga không?

Hiện nay có rất nhiều thông tin trái chiều về việc gai cột sống có nên tập yoga không? Vậy thực hư của vấn đề như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về những động tác yoga phù hợp và một số lưu ý trong quá trình tập luyện.

Người bị bệnh gai cột sống có nên tập yoga không?

Bệnh gai cột sống hay còn gọi là thoái hóa cột sống, thường xảy ra ở người lớn tuổi. Bệnh gây đau nhức dữ dội và khó khăn cho quá trình vận động. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sự phát triển của các gai xương chèn ép lên dây thần kinh, tủy sống hoặc mô mềm. Bởi vậy có rất nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề gai cột sống có nên tập yoga và thể dục thể thao không?

Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về việc gai cột sống có nên tập yoga không?
Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về việc gai cột sống có nên tập yoga không?

Theo các chuyên gia xương khớp yoga là bộ môn vận động nhẹ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bị gai cột sống. Do đó, bạn hãy luyện tập yoga thường xuyên để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, cần lựa chọn những bài tập phù hợp và tập luyện với cường độ cho phép. Một số lợi ích khi tập luyện yoga thường xuyên như:

Giảm đau

Việc tập luyện đúng cách sẽ giúp làm giảm sự chèn ép của gai xương lên dây thần kinh và mô mềm. Từ đó, đẩy lùi cảm giác đau đớn và khó chịu cho người bệnh gai cột sống. Ngoài ra, luyện tập yoga đều đặn cũng sẽ giúp cho cơ thể giải phóng endorphin, cải thiện tình trạng đau đớn và giúp bạn vận động dễ dàng hơn.

Kiểm soát cân nặng

Theo nghiên cứu, cột sống chịu ảnh hưởng rất nhiều từ trọng lượng cơ thể. Do đó, những người bị gai cột sống nếu muốn đạt kết quả tốt trong quá trình điều trị cần duy trì cân nặng ổn định để hạn chế các tác động đến cột sống. Luyện tập yoga mỗi ngày chính là giải pháp tốt nhất cho vấn đề này.

Người bị gai cột sống nếu muốn đạt kết quả tốt trong quá trình điều trị cần duy trì cân nặng ổn định.
Người bị gai cột sống nếu muốn đạt kết quả tốt trong quá trình điều trị cần duy trì cân nặng ổn định

Bên cạnh đó, tập luyện yoga thường xuyên còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

  • Rèn luyện sự bền bỉ, dẻo dai và hỗ trợ cải thiện bệnh lý.
  • Giúp giảm stress, căng thẳng, ngủ ngon hơn.
  • Hỗ trợ tốt hơn quá trình lưu thông máu lên não.
  • Hỗ trợ chuyển hoá các chất.
  • Giữ dáng, đẹp da, bảo vệ cột sống và tốt cho xương khớp
Người bị gai cột sống có nên uống canxi không ? Cần lưu ý gì khi uống?

Hướng dẫn tư thế tập yoga đúng cho người bệnh gai cột sống

Dưới đây là các tư thế yoga trị gai cột sống thường được áp dụng, các bạn có thể tham khảo:

Tư thế cây cầu

Đây là bài tập yoga đơn giản dành cho người bệnh gai cột sống. Động tác này sẽ giúp tác động từ xương cổ cho tới xương cụt. Nhờ đó, các nhóm cơ posterior được kéo giãn, bao gồm cơ mông lớn, cơ giang hông và cả cơ gân kheo.

Ngoài ra, động tác này còn tác động lên các cơ đối kháng như cơ bụng chéo, cơ đùi trước và cơ bụng thẳng giúp giảm đau nhức và tăng cường khả năng vận động.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bước 1: Nằm ngửa, 2 tay đặt xuôi cạnh hông và đùi.
  • Bước 2: Co đầu gối sao cho lòng bàn chân chạm với mặt sàn, rồi dùng tay nắm lấy cổ chân. Hoặc có thể đan tay vào nhau, sau đó đặt thẳng tay xuống thảm. Khoảng cách giữa 2 chân giữ rộng bằng vai.
  • Bước 3: Hít sâu rồi nâng lưng của bạn lên từ từ. Nếu cảm nhận thấy sự căng tức của lưng và cổ thì mới đúng tư thế.
  • Bước 5: Giữ tư thế này tầm 30s hoặc lâu hơn và giữ hơi thở đều, chậm.
  • Bước 6: Từ từ nằm xuống, thở chậm và sâu. Khi mới bắt đầu tập chỉ nên tập 3 – 5 lần, sau đó tăng dần cường độ.

Tư thế tam giác

Tư thế này sẽ giúp bạn kéo giãn các cơ và kích thích các chức năng của cơ thể như: Giãn nở, kéo căng, ổn định và cân bằng. Khi tập động tác này, bạn phải mở mắt để giữ thăng bằng.

Cũng như những tư thế Yoga khác, bạn nên tập sau bữa ăn khoảng 4 – 5 tiếng để đảm bảo thức ăn đã được tiêu hóa, từ đó cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Tư thế này sẽ giúp bạn kéo giãn các cơ và kích thích các chức năng của cơ thể.
Tư thế này sẽ giúp bạn kéo giãn các cơ và kích thích các chức năng của cơ thể

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bước 1: Đứng thẳng, 2 chân cách nhau tầm 3 – 4 bàn chân. Điều chỉnh chân phải ở góc 90 độ, chân trái hướng theo một góc nhỏ tầm 15 độ.
  • Bước 2: Hít sâu, từ từ thở ra và uốn người sang bên phải. Tay phải chống xuống sàn, giữ cổ tay thẳng. Tay trái giơ thẳng lên cao, mắt nhìn theo tay trái.
  • Bước 3: Giữ tư thế và điều chỉnh hơi thở để cơ thể được thư giãn.
  • Bước 4: Hít vào và trở lại tư thế ban đầu, sau đó nhẹ nhàng hạ 2 tay xuống. Lặp lại động tác với tay còn lại, thực hiện từ 3 – 5 lần.

Tư thế gập người vươn mình

Đây là tư thế đơn giản trong Hatha Yoga cổ điển. Tư thế này có khả năng tác động lên rất nhiều cơ quan trong cơ thể. Bởi vậy rất tốt với những người bị bệnh tiểu đường, huyết áp cao, gai cột sống, đau xương khớp.

Tư thế này sẽ tác động lên phần lưng của bạn, từ đó các cơ của thân trước sẽ được xoa bóp, tạo động lên vùng bụng và ngực. Tập luyện thường xuyên giúp cải thiện được chức năng hô hấp và hoạt động của các cơ quan vùng bụng, đặc biệt là hệ bài tiết. Ngoài ra, phía sau lưng cũng sẽ được kéo giãn, từ đó tăng cường lưu thông máu.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng, chân duỗi thẳng, thả lỏng.
  • Bước 2: Hít vào, sau đó vươn thẳng 2 tay qua đầu.
  • Bước 3: Thở ra, gập người về phía trước và tay chạm gầm bàn chân.
  • Bước 4: Hít sâu sau đó cố gắng cho rốn chạm chân, giữ đầu đặt lên chân.
  • Bước 5: Hít vào và trở lại tư thế ngồi. Thực hiện 5 lần rồi đổi sang tư thế khác.

Với động tác này, bạn nên tập vào buổi sáng sớm. Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được thời gian, bạn có thể tập vào buổi tối, sau bữa ăn khoảng 3 – 4 tiếng.

Lưu ý cho người bệnh gai cột sống khi thực hiện các bài tập yoga

Nhiều người bị gai cột sống tập yoga nhằm khắc phục các triệu chứng và điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu tập luyện không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cột sống. Cụ thể bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau:

Nên khởi động kỹ trước khi tập để tránh bị chuột rút hoặc chấn thương trong quá trình luyện tập
Nên khởi động kỹ trước khi tập để tránh bị chuột rút hoặc chấn thương trong quá trình luyện tập
  • Khi mới bắt đầu, bạn nên tập dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên yoga. Hãy tham gia một khóa học ngắn hạn để đảm bảo các động tác đúng kỹ thuật.
  • Với những người mới nên tập với cường độ nhẹ, sau đó từ từ tăng dần độ khó.
  • Khi có dấu hiệu đau nhức, quá sức, nên tạm dừng vì có thể bạn đã tập sai tư thế.
  • Nên khởi động kỹ trước khi tập để tránh bị chuột rút hoặc chấn thương trong quá trình luyện tập.
  • Trong suốt quá trình tập nên duy trì hơi thở nhịp nhàng. Điều này sẽ giúp bài tập phát huy công dụng, đồng thời hỗ trợ giảm các cơn đau nhanh chóng.
  • Không nên tập sau khi ăn no, thời gian “vàng” để tập yoga là sau bữa ăn chính khoảng 3 – 4 tiếng. Đặc biệt, nên tránh tập vào thời điểm sau 8 giờ tối.
  • Sau khi tập yoga nên dành khoảng 5 – 10 phút để thư giãn. Đồng thời, bạn có thể thực hiện thêm một số động tác giãn cơ đơn giản hoặc đi tắm nước nóng để đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có câu trả lời cho nghi vấn “Gai cột sống có nên tập yoga không?”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tập luyện chỉ có tác dụng hỗ trợ và thật sự đem lại hiệu quả tốt khi bạn kết hợp rèn luyện và ăn uống đúng cách. Để điều trị DỨT ĐIỂM gai cột sống người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc đặc trị.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[Giải đáp]: Người bị gai cột sống có nên uống canxi không? Cần lưu ý gì khi uống?

[Giải đáp] Người bị gai cột sống có nên uống canxi không? Cần lưu ý gì khi uống?

Nhiều người cho rằng, sự lắng đọng canxi đã khiến xương khớp hình thành gai do đó không nên bổ sung thêm canxi. Nhưng cũng…
[Giải Đáp]: Người bệnh gai cột sống kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

[Giải Đáp] Người bệnh gai cột sống kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị và phục hồi bệnh, đặc biệt là các bệnh lý liên quan…