[Giải Đáp] Mụn Đầu Đen Không Nặn Thành Nốt Ruồi Đúng Không?
Mụn đầu đen là loại mụn phổ biến, có cồi mụn màu đen và nằm trồi lên bề mặt da. Mụn đầu đen không nặn thành nốt ruồi đúng không là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Nội dung trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên và tìm hiểu thêm về các cách điều trị loại mụn “cứng đầu” này hiệu quả, an toàn.
Mụn đầu đen không nặn thành nốt ruồi có đúng không?
Mụn đầu đen hình thành là do tuyến bã dầu hoạt động quá mức, lượng dầu thừa gây bít tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây mụn. Khi tiếp xúc với không khí, nốt mụn sẽ bị oxy hóa và chuyển sang màu đen. Nhân mụn thường trồi lên bề mặt da và nổi nhiều ở cánh mũi, cằm, trán…
Không chỉ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, gây ngứa ngáy khó chịu mà nhiều người còn cho rằng mụn đầu đen không nặn thành nốt ruồi. Vậy mụn đầu đen có thành nốt ruồi không?
Các chuyên gia cho biết quan niệm trên là KHÔNG ĐÚNG. Về bản chất, nốt mụn đầu đen và nốt ruồi hoàn toàn khác nhau. Theo đó, nốt ruồi là một khối mô sống và không thể nặn. Chúng là các chấm có màu nâu đen hoặc đen nằm trên da và chỉ loại bỏ được khi thực hiện các biện pháp da liễu hiện đại. Trong khi đó, mụn đầu đen hình thành do vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ trong lỗ chân lông.
Tuy nhiên, khi mụn đầu đen tích tụ quá lâu trong lỗ chân lông, chúng có xu hướng chuyển thành các nốt màu đen nhạt rất khó điều trị, đặc biệt trên mũi hoặc ở cằm. Các nốt mụn màu đen này khá giống nốt ruồi nhưng có màu hạt hơn, khiến nhiều người lầm tưởng đó là nốt ruồi.
Như vậy, quan niệm mụn đầu đen thành nốt ruồi nếu không nặn là không chính xác. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm thì chúng sẽ chuyển sang các nốt mụn đen nhạt và rất khó chữa trị tận gốc. Do vậy, bạn cần thăm khám và có các biện pháp loại bỏ mụn sớm nhất.
Một số biện pháp loại bỏ mụn đầu đen nhanh chóng
Không có chuyện mụn đầu đen không nặn thành nốt ruồi, tuy nhiên vẫn cần điều trị. Mụn đầu đen cần được điều trị sớm để chúng không tồn tại lâu trên da và hình thành các nốt màu đen gây mất thẩm mỹ. Dưới đây là một số phương pháp loại bỏ mụn nhanh chóng, đơn giản bạn có thể thực hiện:
Sử dụng các loại thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y trị mụn đầu đen cần có sự hướng dẫn của các chuyên gia. Người bệnh sẽ được kê đơn các loại thuốc vừa giúp loại bỏ cồi mụn, vừa lấy lại một làn da khỏe mạnh. Một số loại thuốc Tây bạn có thể tham khảo như:
- Thuốc bôi retinol: Thuốc có công dụng làm giảm nhanh mụn đầu đen, đầu trắng hay các nốt mụn viêm. Thuốc giúp đẩy nhân mụn ra khỏi bề mặt da, không để lại sẹo và dưỡng da mềm mịn.
- Kem trị mụn Benzoyl Peroxide: Đây là loại thuốc bôi trị mụn có chứa thành phần chính Benzoyl Peroxide giúp giải quyết các nốt mụn đầu đen ở mũi, má và vùng chữ T. Thuốc thẩm thấu vào da rất nhanh chóng và loại bỏ mụn triệt để. Tuy nhiên, thuốc có thể gây bong tróc, khô da và dị ứng.
- Thuốc trị mụn Glycolic Acid 6%: Công dụng chính của thuốc là loại bỏ hết các tế bào da chết, đẩy nhân mụn ra khỏi bề mặt da và làm mờ vết thâm sẹo. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ, không dùng quá liều vì thuốc có thể gây mỏng và yếu da.
Chữa mụn đầu đen bằng mẹo dân gian
Chữa mụn đầu đen bằng mẹo dân gian là phương pháp đơn giản và đạt hiệu quả khá tốt. Hơn nữa, các nguyên liệu rất lành tính, vừa giúp loại bỏ mụn vừa có công dụng dưỡng da sáng mịn. Dưới đây là một số mẹo dân gian bạn có thể áp dụng như:
- Lòng trắng trứng gà: Lòng trắng trứng gà có chứa nhiều thành phần khoáng chất và vitamin tốt cho làn da. Không những đẩy cồi mụn ra khỏi da mà còn nuôi dưỡng làn da trắng mịn. Bạn đánh thật bông lòng trắng trứng gà, cho vài giọt chanh vào. Sau đó, bạn đắp lên da, đợi cho khô rồi lột ra và rửa sạch mặt với nước ấm.
- Cà chua: Cà chua là nguyên liệu làm đẹp rất quen thuộc với công dụng dưỡng da vượt trội. Bên cạnh đó, cà chua còn có khả năng sát trùng tự nhiên, se khít lỗ chân lông và loại bỏ mụn trên da mặt. Bạn lấy một quả cà chua, làm sạch rồi xay nhuyễn. Đắp phần cà chua này lên da mặt, sau 20 phút, bạn rửa sạch da. Mỗi tuần thực hiện khoảng 2 – 3 lần để loại bỏ các nốt mụn đầu đen.
- Cám gạo: Đây là nguồn nguyên liệu có chứa nhiều vitamin, protein, lipid và glucid với công dụng giải phóng lượng dầu thừa, chống oxy hóa. Đồng thời sử dụng cám gạo còn giúp loại bỏ tàn nhang, mụn đầu đen, mụn cám. Bạn trộn 1 muỗng cám gạo với sữa chua không đường. Đắp hỗn hợp lên mặt, thoa nhẹ nhàng và massage đều tay trong 10 phút. Bạn rửa mặt lại với nước và áp dụng cách này 2 – 3 lần/tuần.
Các lưu ý cần biết khi bị mụn đầu đen
Bên cạnh việc điều trị, bạn cũng cần lưu ý cách chăm sóc khi làn da bị mụn đầu đen. Dưới đây là những điều cần lưu ý để hỗ trợ loại bỏ mụn đầu đen:
- Giữ làn da luôn sạch sẽ, thông thoáng mỗi ngày bằng việc rửa mặt với sữa rửa mặt và lau khô da.
- Không đưa tay lên mặt hoặc dùng các vật không đảm bảo vệ sinh chạm vào da. Tuyệt đối không được tự ý nặn mụn tại nhà sai cách.
- Cần thăm khám và điều trị mụn đầu đen triệt để để mụn không tiến triển thành các nốt màu đen gây mất thẩm mỹ.
- Hạn chế việc trang điểm trong quá trình điều trị.
- Sử dụng các loại mỹ phẩm, sản phẩm dưỡng da lành tính, có nguồn gốc từ thiên nhiên càng tốt.
- Bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây, uống nhiều nước mỗi ngày để làn da được thanh lọc và đào thải độc tố.
- Che chắn cẩn thận mỗi khi ra ngoài để bụi bẩn, vi khuẩn không trú ngụ gây mụn và ánh nắng mặt trời không tiếp xúc lên da.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ mụn đầu đen không nặn thành nốt ruồi có đúng không và các cách điều trị mụn hiệu quả nhất. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn sẽ có biện pháp trị mụn hiệu quả và an toàn cho da.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!