[Giải Đáp Ngay] Viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì để bệnh nhanh phục hồi?
Người bệnh nên tìm hiểu thông tin viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì và nên ăn gì để điều chỉnh thực đơn ăn uống cho hợp lý. Điều này sẽ tác động rất lớn đến quá trình điều trị và giúp bệnh nhanh chóng có những tiến triển tốt hơn.
Những người bị viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì?
Viêm đa khớp dạng thấp (còn được gọi là viêm khớp dạng thấp) thường gặp ở đối tượng từ 30 – 55 tuổi. Bệnh gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh mỗi khi vận động và cứng khớp kéo dài vào buổi sáng thức dậy.
Dưới đây là những thực phẩm bạn nên kiêng để tránh làm tình trạng viêm đa khớp dạng thấp trở nên trầm trọng hơn.
Tránh xa thịt đỏ và nội tạng của động vật
Đây một trong những nhóm thực phẩm đứng đầu trong danh sách viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì. Thông thường, thịt đỏ cũng như nội tạng của các động vật chứa rất nhiều đạm và chất béo. Cụ thể:
- Trong thịt đỏ chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, ăn nhiều dễ khiến cơ thể bị tăng cân, gây ra béo phì. Đặc biệt với người đã bị viêm khớp, bổ sung quá nhiều thịt đỏ vào cơ thể cũng sẽ làm tăng phản ứng viêm. Đồng thời thực phẩm này tác động đến trọng lượng cơ thể, từ đó gây áp lực lên xương. Các loại thịt đỏ mà bạn nên hạn chế ăn gồm có: Thịt dê, thịt bò, thịt chó, thịt thỏ,…
- Tương tự, trong nội tạng động vật như lòng, tim, dạ dày, gan của bò, chó, lợn,… cũng chứa quá nhiều photpho nên dễ làm canxi trong xương bị tiêu mất đi. Bởi vậy tình trạng sưng, đau nhức của bệnh viêm khớp dạng thấp thêm trầm trọng hơn.
Rượu và các thức uống có cồn
Người bệnh sử dụng quá nhiều rượu và các thức uống có cồn sẽ làm tăng hàm lượng protein c-reactive ở trong máu. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các triệu chứng sưng viêm ngày càng diễn biến nghiêm trọng hơn. Bởi vậy, việc hạn chế các loại đồ uống này là vô cùng cần thiết cho quá trình điều trị bệnh.
Cà phê
Cà phê hay một số chất kích thích chứa caffeine gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người mắc bệnh xương khớp nói chung và viêm đa khớp dạng thấp nói riêng. Mặc dù, chất này được chứng minh là thành phần giúp não bộ tỉnh táo và hoạt động tốt, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới các tổn thương ở xương khớp.
Theo nhiều nghiên cứu, caffeine làm giảm khả năng hấp thụ canxi và đẩy nhanh quá trình đào thải nó qua thận, từ đó tác động xấu đến mật độ xương. Chính vì vậy, cơ thể bị thiếu hụt canxi gây ra loãng xương và tăng tốc độ thoái hóa xương khớp.
Thực phẩm chế biến sẵn và các loại đồ ăn đóng hộp
Đa phần các loại đồ ăn chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, thịt xông khói,… chứa một hàm lượng lớn các chất béo, natri cùng chất bảo quản gây hại cho sức khỏe. Hơn nữa, nếu tích tụ lâu trong cơ thể, các chất này sẽ làm tăng mức độ đau và khiến các tổn thương lâu lành.
Ngoài ra, thực phẩm ăn liền còn dễ làm người dùng tăng cân, dẫn đến béo phì. Hậu quả của vấn đề này là gia tăng áp lực lên các ổ khớp và đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương.
Axit béo omega – 6
Một số loại thực phẩm chứa nhiều axit béo omega – 6 bao gồm: Dầu ngô, hạt hướng dương, đậu phộng, đậu nành và ở hầu hết các loại thịt. Bởi vậy, các bạn chỉ nên nạp vào cơ thể với một lượng vừa đủ để đảm bảo sức khỏe. Còn nếu tiêu thụ quá nhiều chất này dễ gây ra viêm và làm các triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp diễn biến nghiêm trọng hơn.
Đường
Người mắc các bệnh xương khớp nên hạn chế tối đa đường và các thực phẩm chứa đường tinh luyện, cụ thể như: Bánh ngọt, kẹo, chocolate, soda,… Bởi chúng có thể kích hoạt giải phóng các loại protein gây ra phản ứng viêm trong cơ thể.
Bên cạnh đường, người bệnh cũng nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa siro ngô, maltose, fructose, sucrose,… vì chúng đều không tốt cho sức khỏe xương khớp.
Đồ ăn mặn nhiều muối
Muối là gia vị không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày của mọi gia đình Việt. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều muối và các loại đồ ăn chứa một lượng lớn gia vị này sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến hệ thống xương khớp cũng như áp lực cho thận.
Cụ thể nếu nạp quá nhiều muối vào cơ thể sẽ làm tăng khả năng đào thải natri qua nước tiểu. Từ đó dẫn tới tình trạng thiếu hụt canxi, kali, cũng như nhiều khoáng chất khác. Đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây loãng xương, sỏi thận và các bệnh lý nguy hiểm khác.
Đồ ăn chứa nhiều gia vị và chất phụ gia
Khi nạp quá nhiều các thực phẩm chứa nhiều gia vị và chất phụ gia vào cơ thể có thể dẫn đến tình trạng tích tụ axit uric trong máu và kích thích các phản ứng viêm. Điều này sẽ làm trầm trọng hơn các bệnh lý về xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa,… Bên cạnh đó, chúng còn gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày, thận và đường ruột.
Chính vì vậy bạn nên hạn chế ăn các loại gia vị như: Tiêu, ớt, bột ngọt,…
Carbohydrate tinh chế
Carbohydrate tinh chế hay còn được gọi là ngũ cốc tinh chế bao gồm: Bánh mì trắng, bánh quy giòn, mì ống trắng,.. Các thực phẩm này có thể làm tăng đột biến lượng đường ở trong máu, từ đó dẫn đến tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Bởi vậy, bạn nên hạn chế sử dụng để tránh làm bệnh viêm đa khớp dạng thấp trầm trọng hơn.
Bắp và chế phẩm từ bắp
Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy trong các loại bắp chứa các hoạt chất có khả năng kích thích mạnh phản ứng viêm. Bởi vậy, người bệnh nên hạn chế đưa các loại bắp vào khẩu phần ăn mỗi ngày của bản thân để tránh làm tình trạng viêm khớp diễn biến nặng hơn.
Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?
Bên cạnh việc quan tâm đến những thực phẩm cần hạn chế, người bệnh viêm đa khớp dạng thấp cũng nên tìm hiểu một số đồ ăn thức uống tốt cho sức khỏe để bổ sung kịp thời. Chi tiết về nhóm thực phẩm này, mời các bạn theo dõi ngay dưới đây.
Các loại rau xanh
Trong rau xanh chứa nhiều chất khoáng, kali, sulforaphane, nhiều loại vitamin và các chất chống oxy hóa cao. Bởi vậy các thực phẩm này giúp bảo vệ rất tốt các tế bào bị tổn thương. Đồng thời chúng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, làm chậm quá trình thoái hóa cũng như giảm sưng viêm khớp.
Bởi vậy, mỗi người chúng ta nên bổ sung ít nhất 300g rau xanh các loại để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt với người bệnh viêm đa khớp dạng thấp thì nên dùng một số loại rau sau: Bắp cải, rau bina, rau cải xoăn, súp lơ, diếp cá, mùi tây, đậu bắp,… Chúng sẽ giúp các khớp xương dẻo dai và linh hoạt hơn.
Quả mọng
Theo các chuyên gia, quả mọng có khả năng chống sưng và giảm viêm vô cùng hiệu quả. Bởi bên trong loại quả này chứa một hàm lượng lớn vitamin, chất chống oxy hóa và nhiều loại khoáng chất, đặc biệt là anthocyanin và flavonoid.
Ngoài ra, các hoạt chất rutin và quercetin có trong đó còn mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể và quá trình điều trị các bệnh lý về xương khớp. Bởi vậy giúp người bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp đẩy lùi và cải thiện các phản ứng viêm. Trung bình mỗi tuần bạn chỉ cần ăn 3 quả mọng là có thể cải thiện được 14% triệu chứng.
Bạn nên bổ sung các loại quả mọng sau trong bữa ăn của mình: Việt quất, trứng cá, dâu tây, mận, mâm xôi, nho,…
Quả hạch
Đây là loại thực phẩm có khả năng cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất béo không bão hòa đơn. Bởi vậy giúp người bệnh viêm đa khớp dạng thấp cải thiện tình trạng viêm, đồng thời giảm sưng và đẩy lùi các cơn đau hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc bổ sung nhiều quả hạch còn cung cấp cho cơ thể bạn một nguồn năng lượng dồi dào để vận động và hoạt động hiệu quả. Đồng thời, thực phẩm này lại ít gây tăng cân. Bởi vậy, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt trọng lượng của cơ thể, tránh chèn ép và tạo áp lực cho cơ, xương, các khớp và dây chằng.
Bạn nên bổ sung những loại quả hạch sau vào bữa ăn hàng ngày: Hạnh nhân, hạt điều, hạt phỉ, óc chó, quả hồ trăn, hạt mắc ca,…
Những loại cá béo
Cá béo là một trong những thực phẩm rất tốt với những người đang điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Trong cá béo chứa một hàm lượng lớn omega 3 nên có khả năng chống viêm, giảm sưng tấy hiệu quả.
Bên cạnh đó, thực phẩm này cũng là nguồn bổ sung vitamin D rất tốt cho cơ thể. Ăn nhiều cá béo sẽ giúp ngăn ngừa thiếu hụt dưỡng chất này, từ đó hỗ trợ cho quá trình hấp thu canxi để tăng cường sức khỏe và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
Chính vì vậy, mỗi tuần bạn nên ăn ít nhất 2 – 3 bữa cá để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Các loại cá béo chứa hàm lượng Omega-3 và vitamin D cao người bệnh nên bổ sung như: Cá mòi, cá thu, cá hồi, cá ngừ,….
Các gia vị tỏi, hành, gừng và nghệ
Tỏi, hành, gừng và nghệ là nhóm thực phẩm đã được khoa học chứng minh là có khả năng cải thiện tốt tình trạng viêm sưng ở những người viêm đa khớp dạng thấp. Cụ thể:
- Tỏi: Hợp chất lưu huỳnh có trong thực phẩm này có khả năng ngăn ngừa các phản ứng viêm xảy ra, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe toàn cơ thể.
- Hành: Trong hành chứa một flavonoid, cụ thể là quercetin. Nó mang đến công dụng ức chế sự phát triển và hoạt động của các tác nhân gây hại đến hệ xương khớp, đồng thời chống viêm nhiễm hiệu quả.
- Gừng: Các hoạt chất terpenoid và phytoestrogenic được tìm thấy trong loại gia vị này có tác dụng chống viêm cực kỳ hiệu quả với người mắc các bệnh lý về xương khớp.
- Nghệ: Bên trong nghệ chứa một lượng lớn hoạt chất curcumin vì vậy có khả năng cải thiện tốt tình trạng sưng tấy, đau nhức ở các khớp bị thoái hóa, khô cứng. Đồng thời nó giúp ức chế hoạt động của các tác nhân phá hủy sụn khớp.
Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt bao gồm: Yến mạch, đậu nành, gạo lứt,… Trong nguồn thực phẩm này chứa nhiều vitamin nhóm B nên có khả năng ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa xương khớp. Đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe cho toàn cơ thể.
Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt còn giúp giảm nồng độ protein trong máu. Nhờ vậy cải thiện rất tốt tình trạng sưng đỏ, đau rát do bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
Dầu ô liu
Đây là loại dầu thực vật có đặc tính chống viêm nên hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh viêm khớp và viêm đa khớp dạng thấp hiệu quả. Nguyên nhân do trong dầu ô liu chứa các hoạt chất tự nhiên tương tự như thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Bên cạnh đó, dầu ô liu cũng rất tốt cho hoạt động của hệ thống tim mạch, nhờ vậy hạn chế tác động của bệnh viêm đa khớp đến cơ quan này.
Người bệnh nên lưu ý nên chọn loại dầu nguyên chất để đảm bảo nạp nguồn dinh dưỡng tốt nhất.
Trà xanh
Đây là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, các chất chống oxy hóa và có công dụng giảm viêm hiệu quả. Cụ thể polyphenol có trong trà xanh có khả năng giảm sưng tấy, đau nhức và làm chậm quá trình phân hủy sụn. Ngoài ra, hoạt chất epigallocatechin-3 (EGCG) giúp ngăn ngừa sự xâm nhập và sinh sôi các tác nhân gây tổn thương đến xương khớp.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh viêm đa khớp dạng thấp nên chọn loại trà xanh tự nhiên và sử dụng 2 lần mỗi ngày.
Uống nhiều nước
Bên cạnh chú ý bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp, người bệnh cũng cần chú ý cung cấp đủ nước mỗi ngày cho cơ thể. Việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp cân bằng điện giải, thanh nhiệt giải độc và thúc đẩy chức năng của nhu động ruột.
Bên cạnh nước lọc, người mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp cũng có thể bổ sung thêm các loại nước ép rau củ hay sinh tố hoa quả.
Một số lưu ý trong chế độ ăn cho người bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Quá trình điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện thói quen khoa học, lành mạnh trong sinh hoạt và ăn uống. Chính vì vậy, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây khi xây dựng thực đơn:
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể, tránh kiêng khem quá mức dẫn đến suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng và sức khỏe.
- Chú ý ăn uống đúng giờ, đủ bữa để tránh tổn hại dạ dày khi phải uống quá nhiều thuốc.
- Bên cạnh việc ăn uống, người bệnh nên tập luyện thể dục thể thao khoa học để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh. Lưu ý thực hiện những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp, tránh quá sức gây tổn hại đến sụn khớp.
- Luôn giữ ấm cho cơ thể để các khớp xương không bị đau khi thời tiết chuyển lạnh.
- Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một thực đơn phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bản thân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!