3 Cách Chữa Dị Ứng Thời Tiết Nổi Mề Đay Hiệu Quả Nên Áp Dụng

Dị ứng thời tiết nổi mề đay là căn bệnh da liễu thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, thời tiết quá nóng, khô hanh hoặc nhiều gió. Các triệu chứng của bệnh tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại khiến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn người bệnh các cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay hiệu quả.

Cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay bằng thuốc Tây

Y học hiện đại có rất nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị dị ứng thời tiết nổi mề đay. Dựa theo tình trạng sức khỏe, mức độ nặng nhẹ của bệnh và khả năng đáp ứng với thuốc điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng loại thuốc phù hợp.

Thuốc kháng histamin thế hệ 1

Nhóm kháng histamin thế hệ 1 có công dùng kiểm soát và hạn chế các triệu chứng như sổ mũi, mẩn ngứa, nổi ban đỏ, mề đay, viêm da dị ứng… Vì vậy việc sử dụng thuốc sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu cảm giác ngứa ngáy, đau rát, các nốt phát ban trên da, kiểm soát các triệu chứng của đường hô hấp như sổ mũi, ho, hắt hơi,…

Thuốc kháng histamin thế hệ 1 giúp giảm ngứa ngáy nhanh chóng
Thuốc kháng histamin thế hệ 1 giúp giảm ngứa ngáy nhanh chóng

Thuốc có thể gây buồn ngủ, làm chậm chạp, mơ màng, giảm sự tỉnh táo, gây khô miệng, chóng mặt, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh. Chưa kể, thời gian tác dụng của thuốc rất ngắn nên người bệnh phải uống nhiều lần trong ngày. Vì vậy rất ít người sử dụng loại thuốc này, thay vào đó bác sĩ thường cho người bệnh dùng thuốc kháng histamin thế hệ 2.

Một số loại thuốc kháng histamin thế hệ 1 được dùng phổ biến đó là: Alimemazin, Brompheniramin, Clemastin, Cyproheptadin, Chlorpheniramin, Dimetinden, Dxchlorpheniramin, Diphenhydramin, Doxylamin, Hydroxyzin, Pheniramin, Promethazin, Triprolidin.

Thuốc kháng histamin thế hệ 2

Nhóm thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai có tác dụng chống dị ứng, giảm viêm ngứa, sưng phù, nổi mề đay do dị ứng thời tiết hoặc bị phù mạch. Ngoài ra thuốc cũng hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tái phát trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cần lưu ý bởi nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Khô miệng, buồn nôn, run tay chân, tiểu ít, rối loạn nhịp tim. Nhóm thuốc này ít gây buồn ngủ và tổn thương tâm thần hơn nhóm kháng histamin thế hệ 1. Tuy nhiên trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú vẫn cần thận trọng khi sử dụng.

Một số loại thuốc kháng Histamin thế hệ 2 được dùng phổ biến hiện nay như: Loratadine, Cetirizin, Acrivastin, Mizolastin, Terfenadin,…

Thuốc Corticoid

Cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay bằng thuốc Corticoid thường được dùng cho những trường hợp nặng, có phù thanh quản gây khó thở. Nhóm thuốc này được bào chế thành rất nhiều dạng, bao gồm thuốc dạng viên, dạng xịt, bôi da hoặc dung dịch tiêm.  

Công dụng chính của thuốc đó là điều trị tình trạng dị ứng, nổi mề đay do viêm mạch, bệnh đã biến chuyển thành thể mãn tính và không đáp ứng được với các nhóm thuốc kháng histamin. Nếu muốn sử dụng thuốc Corticoid cần có sự chỉ định và giám sát từ bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua về sử dụng.

Thuốc ức chế miễn dịch

Nhóm thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng cắt cơn ngứa nhanh, giảm sưng viêm, mẩn đỏ, cải thiện các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết, đồng thời ức chế phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Tuy nhiên nhóm thuốc này có dược tính rất mạnh, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như tiểu đường, viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày, loãng xương,… Vì vậy người bệnh không nên lạm dụng thuốc và phải sử dụng theo đơn từ bác sĩ chuyên khoa.

Một số loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng phổ biến như: Dexamethason, Methylprednisolon, Prednisone, Prednisolone, Tacrolimus,…

Kem bôi da

Người bệnh có thể kết hợp dùng thêm các loại kem bôi da để giúp tăng hiệu quả điều trị nổi mề đay. Các loại thuốc bôi này đều có tác dụng hiệu quả, giúp giảm ngứa ngáy, sưng viêm, mẩn đỏ tại chỗ. Bên cạnh việc điều trị dị ứng thời tiết, thuốc bôi da còn được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc hoặc côn trùng đốt.

Người bệnh có thể kết hợp dùng thêm các loại kem bôi da để giúp tăng hiệu quả điều trị nổi mề đay
Người bệnh có thể kết hợp dùng thêm các loại kem bôi da để giúp tăng hiệu quả điều trị nổi mề đay

Người bệnh bôi thuốc mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, sau đó giảm dần liều nếu có dấu hiệu thuyên giảm. Một số loại kem bôi da chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay được sử dụng hiệu quả như:  Phenergan, Eumovate, Eucerin, Axcel Hydrocortisone,… 

Chữa dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ bằng mẹo dân gian

Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp chữa dị ứng thời tiết bằng các nguyên liệu dân gian như lá lốt, là trà xanh, mật ong, chanh,… Những mẹo điều trị này được đánh giá là an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ và phù hợp với mọi đối tượng.

Người bệnh có thể tham khảo thực hiện như sau:

Lá lốt

Theo các nghiên cứu của Y học hiện đại, trong thành phần của lá lốt có chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid và hợp chất gốc benzyl. Chúng có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và tạo hàng rào bảo vệ da khỏi tác nhân bên ngoài. Ngoài ra dược liệu này còn chứa tinh dầu piperidin – có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp làm dịu da, đẩy lùi tình trạng mề đay, dị ứng một cách nhanh chóng.

Cách 1: Tắm nước lá lốt

  • Người bệnh đun một nắm lá lốt với 2 lít nước. 
  • Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm 15 phút nữa. 
  • Dùng nước lá lốt pha thêm với nước mát để tắm. 
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần cho đến khi tình trạng ngứa ngáy được cải thiện.

Cách 2: Uống nước sắc từ lá lốt

  • Người bệnh chuẩn bị 8g lá lốt, 8g kinh giới, 8g cam thảo, 8g kim ngân hoa, 12g đinh lăng, 12g đậu ván, 10g thân lá sầu riêng. 
  • Cho các nguyên liệu trên vào nồi sắc với 750ml nước.
  • Đến khi nước cô đặc lại còn 200ml thì tắt bếp. 
  • Dùng nước này để uống vào buổi sáng và buổi trưa, nên uống trước khi ăn nửa giờ.

Lá hẹ

Cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay là một phương pháp được nhiều người áp dụng. Theo Đông y, lá hẹ có vị ngọt, cay, tính ấm, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa ngáy, chống nhiễm trùng hiệu quả. Còn theo nghiên cứu của Y học hiện đại, trong thành phần của lá hẹ có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, axit amin, quercetin,… được chứng minh là có khả năng điều trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng da. 

Sử dụng lá hẹ chữa dị ứng nổi mề đay
Sử dụng lá hẹ chữa dị ứng nổi mề đay

Cách 1: Thoa nước cốt lá hẹ

  • Người bệnh chuẩn bị 1 nắm lá hẹ, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng.
  • Sau đó bạn đem giã nát rồi vắt lấy nước. 
  • Thoa đều nước cốt lá hẹ lên vùng da bị dị ứng thời tiết. 
  • Sau khoảng 15 phút người bệnh hãy rửa lại với nước sạch. 
  • Phương pháp này cần thực hiện trong nhiều ngày liên tiếp để đạt được hiệu quả cao.

Cách 2: Tắm nước lá hẹ

  • Người bệnh chuẩn bị 1 nắm lá hẹ, rửa sạch, cắt khúc nhỏ 3-5cm.
  • Cho lá hẹ vào nồi đun với 2 lít nước.
  • Khi nước sôi thì hãy đun thêm 5 phút rồi tắt bếp.
  • Dùng nước này pha thêm với một ít muối và nước lạnh để tắm.
  • Thực hiện thường xuyên mỗi tuần 1-2 lần để cải thiện tình trạng dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ.

Lá tía tô

Lá tía tô là một nguyên liệu tự nhiên quen thuộc được Đông y sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh ngoài da. Cụ thể, lá tía tô có tính ôn, vị cay, có công dụng phát tán phong hàn, lý khí, giải độc. Còn theo Y học hiện đại, lá tía tô có chứa các hoạt chất như quercetin, luteolin, acid alpha-linolenic, rosmarinic acid… giúp ức chế quá trình sản sinh histamin – nguyên nhân gây mề đay, mẩn đỏ, dị ứng thời tiết. 

Ngoài ra, dược liệu này còn cung cấp nhiều sắt, vitamin C, phốt pho… giúp giảm hiện tượng viêm nhiễm ngoài da, tăng cường sức đề kháng và phục hồi cơ thể sau tổn thương.

Cách 1: Tắm lá tía tô

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, sau đó rửa sạch và cho vào nồi đun với 2-3 lít nước.
  • Khi nước sôi bạn cho thêm một ít muối biển vào.
  • Pha nước lá tía tô với nước lạnh để tắm.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần để đạt được hiệu quả cao.

Cách 2: Uống nước lá tía tô

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 10 phút.
  • Cắt nhỏ lá tía tô và cho vào nồi đun với 500ml nước.
  • Khi nước bắt đầu sôi thì đun thêm 15 phút nữa.
  • Dùng nước này để uống trong ngày, không để qua đêm.
  • Mỗi tuần người bệnh thực hiện từ 3-4 lần, không nên uống liên tục hàng ngày.

Lá trà xanh

Điều trị dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ bằng lá trà xanh là phương pháp được nhiều người áp dụng. Bởi lá trà xanh rất lành tính, an toàn, chi phí rẻ và có thể dễ dàng tìm mua ngoài chợ. Trong thành phần của lá trà có chứa nhiều chất chống oxy hóa polyphenol hay catechin và chất EGCG. Những chất này có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, làm dịu da, giảm ngứa ngáy, sưng tấy, đồng thời bảo vệ da khỏi các gốc tự do.

Cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay bằng lá trà xanh
Cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay bằng lá trà xanh

Cách 1: Tắm nước lá trà xanh

  • Người bệnh chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch.
  • Cho dược liệu vào nồi đun với 1 lít nước.
  • Đun sôi hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 5 phút rồi tắt bếp.
  • Sau đó cho thêm một ít muối lạt vào.
  • Đổ nước này ra chậu lớn, pha thêm với nước lạnh để tắm.
  • Mỗi ngày tắm 1 lần sẽ giúp tình trạng dị ứng mẩn ngứa nhanh chóng thuyên giảm.

Cách 2: Uống nước trà xanh

  • Rửa sạch một nắm lá trà xanh.
  • Vò nát rồi đem đun với 800ml nước.
  • Đun sôi nhỏ lửa khoảng chừng 10 phút rồi tắt bếp.
  • Gạn bỏ phần bã và dùng nước này để uống thay nước lọc trong ngày.
  • Thực hiện đều đặn trong thời gian dài sẽ giúp cải thiện sức khỏe đáng kể.

Mật ong

Mật ong có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho làn da và cơ thể như Enzyme, vitamin E, A, C và khoáng chất khác. Công dụng chính của nguyên liệu này đó là giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng viêm, giúp dưỡng ẩm và chữa lành các tổn thương trên da. Bên cạnh đó, mật ong còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhanh chóng cải thiện các triệu chứng khó chịu do dị ứng thời tiết nổi mề đay gây ra.

Cách 1: Mật ong và yến mạch

  • Chuẩn bị 1 chén yến mạch, 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất và 1/4 cốc nước ấm.
  • Yến mạch đem xay nhuyễn, trộn với nước ấm và mật ong để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị dị ứng, mề đay.
  • Sau khoảng 20 phút thì bạn rửa lại bằng nước mát.

Cách 2: Mật ong với chanh

  • Chuẩn bị 2 thìa mật ong nguyên chất và 1/2 quả chanh.
  • Pha mật ong và nước cốt chanh vào 200ml nước 45 độ.
  • Khuấy đều tay và uống ngay khi còn ấm.
  • Mỗi ngày nên uống 1 ly sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp làn da luôn khỏe mạnh.

Gợi ý cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay bằng thuốc Đông y

Người bệnh bị dị ứng thời tiết nổi mề đay có thể sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh. Các bài thuốc Đông y được đánh giá cao về mức độ an toàn bởi nó dùng 100% dược liệu tự nhiên.

Mặc dù không thể mang đến tác dụng nhanh như thuốc Tây y, thế nhưng phương pháp này lại có tác dụng lâu dài, bền vững, giúp giải quyết bệnh tận gốc và hạn chế để bệnh tái phát trong tương lai.

Bài thuốc chữa nổi mề đay cấp tính thể phong nhiệt

Tình trạng dị ứng thời tiết nổi mề đay thể phong nhiệt thường gặp ở trẻ em. Bệnh có biểu hiện đặc trưng đó là xuất hiện những nốt mẩn đỏ trên da, gây nóng rát và ngứa ngáy dữ dội. Ngoài ra, người bệnh còn có thêm một số triệu chứng khác như sốt, khát nước, sợ lạnh, sưng đỏ niêm mạc họng, lưỡi đóng rêu trắng, táo bón.

Bài thuốc chữa nổi mề đay cấp tính thể phong nhiệt
Bài thuốc chữa nổi mề đay cấp tính thể phong nhiệt

Trường hợp người bệnh bị dị ứng, nổi mề đay do thể phong nhiệt có thể tham khảo một số bài thuốc sau:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị 16g kinh giới, 12g phòng phong, 12g chi tử, 20g kim ngân, 16g cỏ mực, 16g nam hoàng bá, 12g đương quy, 16g cam thảo đất, 12g huyền sâm.
  • Người bệnh đem dược liệu rửa sạch, sau đó sắc lấy nước uống. 
  • Mỗi ngày dùng 1 thang cho đến khi đạt được hiệu quả.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị cỏ mần trầu 20g, tang diệp 20g, kim ngân 20g, tang ký sinh 16g, rau má 20g, quả ké 16g, cam thảo 12g, sài hồ 12g, hoàng cầm 12g, bạch thược 12g, xương bồ 16g.
  • Toàn bộ nguyên liệu trên bạn đem sắc lấy nước để uống.
  • Mỗi ngày dùng 1 thang để cải thiện tình trạng dị ứng khó chịu.

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị cát căn 16g, liên kiều 12g, ngân hoa 1g, thương nhĩ 16g.
  • hạ khô thảo 16g, chi tử 12g, hoàng cầm 12g, nam hoàng bá 16g, kinh giới 16g, cỏ mực 16g, rau má 16g, thổ linh 16g, bồ công anh 16g.
  • Sắc toàn bộ dược liệu với nước lọc để uống.
  • Mỗi ngày người bệnh uống một thang cho đến khi tình trạng dị ứng khỏi hẳn.

Bài thuốc chữa dị ứng thể phong hàn

Bệnh nhân bị nổi mề đay thể phong hàn thường có các triệu chứng điển hình như da nổi sẩn màu trắng, ngứa nhiều, sắc lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch phù. Đặc biệt bệnh sẽ bùng phát và trở nên nghiêm trọng khi thời tiết trở lạnh. 

Các bài thuốc dành cho bệnh nhân bị dị ứng thể phong hàn bao gồm:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị kinh giới 16g, xương bồ 16g, tế tân 12g, độc hoạt 12g, tất bát 12g, nam hoàng bá 12g, quế 8g, kiện 10g, thương nhĩ 16g, liên kiều 12g, cam thảo 12g.
  • Người bệnh cho dược liệu vào nồi đun với nước.
  • Sắc uống thuốc mỗi ngày 1 thang cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị các vị thuốc như hạ khô thảo 16g, rau má 20g, sài hồ 12g, ngân hoa 12g, bồ công anh 16g, ngải diệp 16g, tang ký sinh 16g, đơn mặt trời 16g, quế 8g, kiện 10g, cam thảo đất 16g.
  • Người bệnh sắc thuốc để uống trong ngày.
  • Mỗi ngày uống 1 thang, chia thành nhiều lần để đảm bảo hiệu quả.

Bài thuốc 3:

  • Các vị thuốc bao gồm xương bồ 16g, trần bì 12g, cát cánh 12g, độc hoạt 12g, tế tân 10g, đương quy 12g, xuyên khung 12g, thục địa 12g, thương nhĩ 16g, bạch chỉ 10g, quế 8g, cam thảo 12g.
  • Bệnh nhân sắc thuốc và uống mỗi ngày 1 thang.
  • Sử dụng liên tục trong nhiều ngày để tình trạng dị ứng, mề đay được cải thiện.

Bài thuốc chữa dị ứng, nổi mẩn đỏ thể huyết hư phong táo

Đây là dạng dị ứng mề đay mãn tính, có tính chất kéo dài và tái phát liên tục nếu gặp điều kiện thuận lợi. Triệu chứng phổ biến ở người bệnh bao gồm khô miệng, lưỡi đỏ, nóng ở lòng bàn tay bàn chân, rêu lưỡi ít, ngứa da, mệt mỏi, dễ nổi nóng, mạch đập yếu.

Bài thuốc chữa dị ứng, nổi mẩn đỏ thể huyết hư phong táo
Bài thuốc chữa dị ứng, nổi mẩn đỏ thể huyết hư phong táo

Những bệnh nhân bị dị ứng thể huyết hư phong táo có thể sử dụng các bài thuốc sau:

Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm 12g sơn dược, 9g mã đề nước, 12g sơn thù, 9g đan bì, 24g địa hoàng thánh, 9g bạch linh.
  • Cho tất cả nguyên liệu trên vào cối giã nhuyễn sau đó rây lấy bột mịn.
  • Trộn bột thuốc chung với lượng mật ong rồi vo thành viên hoàn nhỏ.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần uống khoảng 8 – 12g, sử dụng chung với nước muối nhạt.  

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị 15g bồ công anh, 6g vỏ quýt (trần bì), 10g hoạt thạch, 6g hậu phác, 15g song hoa, 6g thổ hoắc hương, 10g hoàng cầm, 10g phục linh bì, 10g thược dược, 6g quốc lão, 10g bội lan.
  • Các nguyên liệu trên rửa sạch và sắc với nước để uống.
  • Mỗi ngày uống 1 thang, chia thành 3 lần và dùng hết trong ngày.

Lưu ý khi điều trị dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ

Trong quá trình áp dụng các cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau: 

  • Nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị để tránh gặp phải tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, dễ thấm hút mồ hôi, không mặc trang phục quá chật sẽ gây bí bách ngứa ngáy khó chịu.
  • Giữ cho không gian phòng ngủ luôn sạch sẽ, thường xuyên giặt giũ chăn màn, ga đệm, vỏ gối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều đường, các chất kích thích…. Vì chúng có thể khiến bệnh tình của bạn nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế ra ngoài khi thời tiết chuyển mùa, khô lạnh, mưa lạnh, nắng nóng… Nếu bắt buộc phải di chuyển ngoài trời thì nên chuẩn bị trang phục phù hợp, khẩu trang, mũ nón, áo chống nắng… để bảo vệ làn da của bạn khỏi các tác động từ bên ngoài.
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, giúp làn da nhanh phục hồi.
  • Uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho làn da, tăng tốc độ thải độc cơ thể và giúp giảm ngứa ngáy, khô ráp, bong tróc da hiệu quả.
  • Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất tẩy rửa bồn cầu và các loại thuốc tẩy quần áo khác.
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, bụi mịn, côn trùng, lông động vật,…

Trên đây là những cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay phổ biến và mang đến hiệu quả cao, được rất nhiều người áp dụng. Để biết được phương pháp nào phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám một cách chi tiết.

Array
15 Mẹo Chữa Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà Giảm Ngứa Hiệu Quả

15 Mẹo Chữa Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà Giảm Ngứa Hiệu Quả

Dị ứng thời tiết là chứng bệnh rất phổ biến, đặc biệt vào các thời điểm giao mùa trong năm. Tuy nhiên, hầu hết các…