15 Mẹo Chữa Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà Giảm Ngứa Hiệu Quả
Dị ứng thời tiết là chứng bệnh rất phổ biến, đặc biệt vào các thời điểm giao mùa trong năm. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp có thể thuyên giảm khi áp dụng các mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà. Trong bài viết sau, các chuyên gia Dr.Vitamin sẽ hướng dẫn chi tiết 15 phương pháp giúp cải thiện hiệu quả ngứa ngáy, mẩn đỏ, đồng thời thúc đẩy phục hồi thương tổn trên da.
Hướng dẫn 15 mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà
Khi bị dị ứng thời tiết gây các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng phù da,… người bệnh có thể tham khảo và áp dụng các cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà sau đây:
Chườm lạnh
Đây là mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà hiệu quả tốt, được nhiều người áp dụng nhờ ưu điểm dễ thực hiện và nguyên liệu rất dễ tìm kiếm. Nhiệt độ thấp từ đá viên sẽ giúp da hạ nhiệt, làm dịu triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy. Đồng thời, chườm lạnh sẽ khiến mạch co lại, từ đó giảm sưng viêm trong thời gian ngắn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 4 – 5 viên đá lạnh bọc vào tấm vải sạch, sau đó chườm trực tiếp lên vùng da đang bị dị ứng.
- Sau khoảng 10 – 15 phút chườm lành, các triệu chứng dị ứng sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Cần lưu ý, tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên da hoặc chườm quá lâu. Điều này sẽ gây hiện tượng bỏng lạnh gây hại cho da.
Mẹo chữa dị ứng thời tiết với muối trắng
Chuyên gia cho biết, muối trắng có tác dụng sát trùng, giảm viêm, giảm sưng đỏ hiệu quả. Đặc biệt, áp dụng phương pháp này cũng giúp ức chế sự phát triển và tấn công của vi khuẩn, từ đó hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng da.
Cách thực hiện:
- Đun 3 lít nước, sau khi đã sôi, cho 2 – 3 thìa muối trắng vào và khuấy đều.
- Tiếp tục đun thêm 5 phút rồi tắt bếp, chắt ra chậu, pha thêm nước mát để nhiệt độ phù hợp tắm.
Mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà với lá khế
Theo ghi chép từ Đông y, lá khế có tính hàn, mang tác dụng giải nhiệt, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy do dị ứng thời tiết. Nghiên cứu Y học hiện đại cũng chứng minh trong lá khế có chứa nhiều chất kháng khuẩn, giảm viêm và thúc đẩy phục hồi mô da hư tổn hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá khế chua tươi, rửa sạch và để ráo nước.
- Cho lá khế vào chảo, sao đến khi héo.
- Dùng lá khế này chà trực tiếp lên vùng da đang bị mẩn ngứa do dị ứng thời tiết. Nhưng cần lưu ý không dùng lá khế khi quá nóng vì sẽ khiến da bị bỏng rát, kích ứng nghiêm trọng hơn.
Sử dụng lô hội
Lô hội được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh ngoài da như dị ứng, viêm da cơ địa, lupus ban đỏ, phát ban,… Hiệu quả này có được nhờ hàm lượng lớn các thành phần hữu ích cho làn da như axit amin, vitamin, khoáng chất, đặc biệt là vitamin E, vitamin C, vitamin B mang tác dụng dưỡng da, làm dịu triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ, thúc đẩy phục hồi tế bào da đang bị tổn thương.
Bên cạnh đó, lượng polyphenol dồi dào trong gel nha đam có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, virus. Từ đó giảm tỷ lệ nhiễm trùng da tối đa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, đem rửa sạch và cắt bỏ phần vỏ xanh.
- Dùng thìa cạo lấy lớp gel trắng trong suốt, sau đó thoa đều lên vùng da bị bệnh.
- Nhẹ nhàng dùng tay massage, sau khoảng 10 phút thì rửa sạch lại với nước. Nên áp dụng phương pháp này mỗi ngày đến khi dị ứng da khỏi hẳn.
Gừng tươi
Trong thành phần gừng tươi có chứa lượng lớn gingerol – hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa và giảm viêm nhiễm trên da và làm dịu triệu chứng ngứa da, đỏ da, bong tróc da. Dùng gừng đúng cách còn tận dụng được tối đa các hoạt chất tốt giúp thúc đẩy da tái tạo, ngăn ngừa sẹo thâm hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 củ gừng già, đem rửa sạch và đập dập.
- Cho gừng vào nồi, thêm 2 lít nước và đun sôi.
- Đợi khi nước gừng giảm bớt nhiệt sẽ dùng nước này tắm. Trong quá trình tắm, có thể dùng bã gừng nhẹ nhàng chà lên các vùng da đang bị dị ứng để tăng hiệu quả cải thiện bệnh.
Mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà bằng khoai tây
Người bị dị ứng thời tiết có thể áp dụng cách dùng khoai tây để cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả tại nhà. Phân tích về hiệu quả của phương pháp này, chuyên gia cho biết phần nhựa của củ khoai có chứa chất kháng sinh tự nhiên, giúp giảm ngứa rát, nổi mề đay, sưng đỏ do dị ứng thời tiết gây ra. Ngoài ra, trong khoai tây cũng chứa vitamin C, kali, vitamin B6, folate cùng một số kháng chất như magie, mangan, sắt,… giúp dưỡng da và ngăn ngừa hình thành thâm sẹo.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 củ khoai tây, đem cạo vỏ và cắt thành lát mỏng.
- Vệ sinh da, sau đó đắp các lát khoai tây lên và giữ trong 15 phút.
- Cuối cùng rửa sạch lại những vùng da này với nước mát. Phương pháp này có thể áp dụng hằng ngày cho đến khi dị ứng khỏi hẳn.
Dùng lá lốt
Hiệu quả chữa dị ứng thời tiết từ lá lốt đã được chứng minh bởi cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Cụ thể, theo Y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị cay nồng, mang tác dụng hạ khí tán hàn, chỉ thống, giúp giảm ngứa da, đỏ da, sưng da.
Y học hiện đại cũng phân tích và phát hiện trong tinh dầu lá lốt chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho da. Trong đó nổi bật là piperidin – hoạt chất có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng của dị ứng như ngứa ngáy, mẩn đỏ, phát ban, sưng phù từng mảng. Đặc biệt, với nguyên liệu này, người bệnh có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau hoặc phối hợp cùng lúc để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Rửa sạch 1 nắm lá lốt, cho vào máy xay nhuyễn với 1 thìa muối. Sau đó, đắp hỗn hợp trên lên vùng da đang bị dị ứng, có thể dùng băng gạc cố định lại. Sau khoảng 20 phút có thể bỏ ra và rửa lại với nước. Phương pháp này mang lại hiệu quả tốt nhưng chỉ áp dụng cho những trường hợp dị ứng diện tích nhỏ.
- Cách 2: Rửa sạch 100g lá lốt tươi, sau đó cho vào nồi và đun với 1 lít nước. Sau khi nước sôi, rót ra chậu, thêm 1 thìa muối trắng và pha với nước mát để tắm hằng ngày. Phương pháp này sẽ áp dụng cho trường hợp dị ứng thời tiết với diện tích lớn hoặc rải rác khắp cơ thể.
Mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà bằng rau má
Rau má có đặc tính mát, mang tác dụng thải độc, mát gan, thanh nhiệt cơ thể. Chuyên gia Da liễu cho biết uống nước rau má hằng ngày sẽ giúp các triệu chứng dị ứng thời tiết thuyên giảm hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Hái 1 nắm rau má, đem nhặt bỏ những lá hỏng, sau đó đem rửa sạch. Nên ngâm rau má trong nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút để loại bỏ hoàn toàn tạp chất.
- Cho rau má vào máy xay nhuyễn cùng 200ml nước lọc.
- Dùng rây hoặc vải mỏng lọc lấy nước cốt, bỏ bã rau má.
- Có thể bảo quản trong tủ lạnh ngăn mát để uống dần trong ngày.
Lá trà xanh
Để giảm ngứa da, sần đỏ trên da do dị ứng thời tiết, người bệnh có thể áp dụng mẹo dùng lá trà xanh tại nhà. Chuyên gia phân tích, trong lá trà xanh chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, đặc biệt là EGCG giúp làm dịu các phản ứng dị ứng. Đặc biệt, đối với trường hợp bị dị ứng gây biến chứng trong đường hô hấp, uống trà nóng sẽ giảm kích thích đường hô hấp, cải thiện tình trạng ngứa và phát ban trong cổ họng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh tươi, nên chọn lá non.
- Rửa sạch lá trà rồi cho vào nồi.
- Thêm 2.5 lít nước, đun đến khi sôi thì chắt ra chậu tắm.
Dùng cà rốt chữa dị ứng thời tiết
Trong cà rốt có nhiều khoáng chất và vitamin tốt như vitamin A, vitamin C, kali, canxi,… Các chất này có tác dụng dưỡng da, cải thiện triệu chứng ngứa da. Đồng thời, cà rốt cũng giúp da khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng dị ứng thời tiết tái phát dai dẳng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 củ cà rốt, đem cạo hết vỏ và cắt thành các lát mỏng.
- Cho cà rốt đã sơ chế vào máy để xay nhuyễn.
- Dùng rây hoặc vải sạch lọc lấy nước cốt, bỏ phần bã cà rốt.
- Vệ sinh vùng da đang bị dị ứng sau đó thoa nước cốt này lên.
- Dùng tay massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất trong nước cà rốt thẩm thấu xuống dưới da, đợi 10 phút rồi đem rửa sạch.
Mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà với trà hoa cúc
Một trong những mẹo mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà đơn giản khác là uống trà hoa cúc. Loại trà thảo mộc này cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất tốt, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất giúp giảm ngứa, giảm sưng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó, phương pháp uống sẽ giúp cơ thể được thanh lọc, loại bỏ độc tố từ bên trong, giúp giảm tỷ lệ dị ứng da tái phát.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5 – 7 bông cúc khô, đem rửa sạch.
- Cho bông cúc vào ấm, rót khoảng 100ml nước vào tráng qua rồi đổ nước đi.
- Tiếp tục thêm 300ml nước, đậy nắp và hãm trong 20 phút.
- Lúc này hoạt chất trong bông cúc đã được tiết ra, người bệnh sẽ rót ra cốc và thưởng thức khi trà còn ấm nóng.
Lá trầu không
Lá trầu không được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu như dị ứng, viêm da, vảy nến, giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ và sần thành mảng hiệu quả. Bên cạnh đó, lá trầu cũng có tính kháng viêm, sát khuẩn cao, từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng, viêm loét da.
Cách thực hiện như sau:
- Lấy 20 lá trầu không, đem rửa sạch và ngâm nước muối trong 10 phút.
- Vò nát lá trầu đến khi thấy mùi thơm từ tinh dầu, sau đó cho lá vào nồi, thêm 2 lít nước đun sôi.
- Dùng nước lá trầu pha với nước mát để tắm hàng ngày. Sau khoảng 4 – 5 ngày, triệu chứng dị ứng thời tiết sẽ được cải thiện rõ rệt.
Chữa dị ứng thời tiết bằng yến mạch
Yến mạch có chứa hàm lượng kẽm dồi dào, kết hợp cùng các hoạt chất như acid ferulic, beta – glucan và avenanthramides. Các thành phần này mang khả năng dưỡng ẩm, làm dịu vùng da tổn thương đang bị ngứa ngáy, nóng rát do dị ứng thời tiết. Dùng yến mạch tắm hằng ngày còn giúp tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, giúp da sáng mịn, loại bỏ sẹo thâm, sạm da kém thẩm mỹ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 500ml nước ấm, pha thêm 2 – 3 thìa bột yến mạch để tạo hỗn hợp dạng sệt.
- Làm ướt người, sau đó thoa hỗn hợp yến mạch lên da. Thoa đều kết hợp massage nhẹ nhàng trong 10 phút.
- Tắm lại với nước mát để rửa trôi bột yến mạch và làm sạch cơ thể.
Mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà với lá bạc hà
Hai thành phần menthol và menthol trong tinh dầu lá bạc hà có tác dụng làm mát da, giúp làm dịu triệu chứng ngứa da, nóng da hoặc mẩn đỏ phát ban. Ngoài ra, lá bạc hà cũng có khả năng sát trùng nhẹ, do đó sử dụng đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng da bị viêm nhiễm, lở loét gây thâm sẹo. Người bệnh có thể xát trực tiếp là bạc hà lên vùng da đang bị dị ứng. Trong trường hợp dị ứng khắp cơ thể sẽ áp dụng phương pháp đun nước tắm.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá bạc hà tươi rồi ngâm nước muối trong 5 phút.
- Vớt lá ra, dùng tay nhẹ nhàng vò nát lá và cho vào nồi.
- Thêm 2 lít nước, đun đến khi sôi thì tắt bếp và chắt ra chậu để tắm.
Dùng lá đơn đỏ cải thiện dị ứng thời tiết
Theo tài liệu ghi chép trong Đông y, lá đơn đỏ có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm. Do đó, dược liệu có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh da liễu, trong đó có dị ứng thời tiết.
Nhiều nghiên cứu Y học hiện đại cũng tìm thấy trong lá đơn đỏ chứa các hoạt chất như tanin, saponin, flavonoid. Những hoạt chất này đều có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, làm dịu ngứa da hiệu quả và thúc đẩy tốc độ phục hồi da.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá đơn đỏ tươi, đem ngâm nước muối 5 phút.
- Cho dược liệu vào nồi, đun sôi cùng 3 lít nước trên lửa nhỏ.
- Sau đó, đổ nước đun ra thau, pha thêm nước lạnh để trung hòa nhiệt độ vừa tắm.
- Vừa dùng nước tắm, vừa tận dụng bã lá chà nhẹ nhàng lên da để giảm ngứa hiệu quả hơn.
Hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà cải thiện dị ứng thời tiết
Bên cạnh áp dụng các mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà, người bệnh cũng cần thực hiện theo các hướng dẫn chăm sóc da dưới đây để bệnh mau khỏi hơn.
- Giữ vệ sinh cơ thể: Người bị dị ứng thời tiết cần đảm bảo vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ để loại bỏ các dị nguyên như mồ hôi, bụi bẩn, ngăn ngừa phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn. Nếu người bệnh bị dị ứng thời tiết nóng, nên tắm nước mát để làm dịu da, nhưng nếu bị dị ứng thời tiết lạnh, cần chọn tắm nước ấm để tránh gây kích ứng.
- Chọn trang phục phù hợp: Những ngày trời nóng bức, nên lựa chọn trang phục thoải mái, rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi. Trong những ngày trời lạnh cần mặc quần áo dày để giữ ấm cơ thể, hạn chế để da tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp.
- Dưỡng ẩm da: Nên sử dụng các loại kem dưỡng da để cung cấp độ ẩm cũng như các hoạt chất tốt, giúp xây dựng vững chắc hàng rào bảo vệ da. Ưu tiên lựa chọn các loại kem dưỡng dịu nhẹ, có thành phần chiết xuất từ thảo dược tự nhiên lành tính.
- Bổ sung nước: Người bị dị ứng thời tiết nên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể để loại bỏ độc tố, làm mát cơ thể. Ngoài nước lọc, người bệnh nên xen kẽ bằng các loại nước trái cây, nước ép rau củ để tăng cường vitamin và khoáng chất.
- Thực đơn dinh dưỡng: Chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên bổ sung vào thực đơn các món ăn đa dạng rau củ, ngũ cốc, cá hồi,…. giúp tăng cường miễn dịch. Đồng thời tránh xa các món dễ gây kích ứng ngứa ngáy sưng đỏ da như đồ dầu mỡ, đồ ngọt, món ăn cay nóng, đồ uống có cồn như bia rượu, chất kích thích như thuốc lá, cà phê.
- Tập luyện thể dục: Một cách giúp tăng cường đề kháng hiệu quả cho người bệnh là tập thể dục. Mỗi ngày dành ra khoảng 30 phút cho các hoạt động như bơi lội, đi bộ, đạp xe hoặc tập gym,… giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa dị ứng da tái phát dai dẳng.
Trên đây là 15 mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà mang lại hiệu quả tốt, giúp giảm triệu chứng mẩn ngứa, sần đỏ cho người bệnh. Tuy nhiên, chuyên gia vẫn khuyến nghị người bệnh nên theo dõi sát sao tình trạng da, nếu triệu chứng không giảm bớt sẽ cần đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị phù hợp hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!