TOP 4 cách dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ cực hiệu quả
Lá trầu không là một nguyên liệu tự nhiên được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh về sưng, viêm, trong đó có trĩ. Dưới đây là 4 cách sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ cực hiệu quả mà người bệnh cần biết.
Công dụng của lá trầu không đối với trĩ
Bệnh trĩ tuy là một bệnh lý tiêu hóa tương đối lành tính nhưng các triệu chứng có thể gây đau đớn, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc của người bệnh.
Căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm, có phương pháp phù hợp. Trong đó, các cách chữa bằng nguyên liệu tự nhiên như sử dụng lá trầu không rất thích hợp với người bị nhẹ, các triệu chứng bệnh chưa nghiêm trọng.
Theo y học cổ truyền, lá trầu không là nguyên liệu có tính ấm, vị cay và có tác dụng sát trùng, sát khuẩn, kháng viêm rất mạnh. Bên cạnh đó, y học hiện đại chỉ ra rằng, trong lá trầu không có chứa hàm lượng lớn tinh dầu betel phenol – một thành phần giúp sát khuẩn, cầm máu rất hiệu quả.
Do vậy, lá trầu không có thể chữa bệnh trĩ rất tốt mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, trong thành phần của lá còn chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin cùng các chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ thành mạch trực tràng và hậu môn hiệu quả. Từ đó giúp phục hồi các tổn thương do bệnh gây ra.
Khi sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ thường xuyên sẽ hạn chế được nguy cơ bị sa búi trĩ, hình thành búi trĩ ở người bệnh. Nhờ những lợi ích nêu trên, bạn không nên bỏ qua lá trầu không để có thể cải thiện bệnh một cách nhanh chóng.
4 cách dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ tốt nhất
Có khá nhiều cách chữa trĩ bằng lá trầu không mà các bạn có thể áp dụng để cải thiện tình trạng bệnh. Việc sử dụng đúng, lựa chọn các phương pháp phù hợp sẽ mang lại hiệu quả rất tích cực. Dưới đây là 4 cách dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ mà người bệnh nên biết.
1. Ngâm lá trầu không chữa bệnh trĩ hiệu quả
Sử dụng nước lá trầu không để ngâm rửa, vệ sinh hậu môn hàng ngày ở người bệnh trĩ là phương pháp rất phổ biến. Khi vệ sinh đúng cách, hậu môn sẽ loại bỏ được các vi khuẩn ở xung quanh, từ đó giúp ngăn ngừa các tổn thương ở búi trĩ. Hơn nữa, cách này còn giúp bệnh nhân giảm đau rát, giảm ngứa ở hậu môn.
Cách thực hiện:
- Người bệnh chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch để loại bỏ bụi và vi khuẩn rồi để ráo nước.
- Cho các nguyên liệu này vào nồi, đun với 2 hoặc 3 lít cho tới khi sôi trong khoảng 5 phút.
- Đổ nước lá trầu không ra chậu, để nguội bớt rồi ngâm rửa hậu môn hàng ngày.
- Người bệnh có thể áp dụng phương pháp này cho đến khi bệnh thuyên giảm đáng kể.
2. Xông hơi bằng lá trầu không
Đây cũng là phương pháp mang lại kết quả tốt và được nhiều người áp dụng. Việc xông hơi sẽ đẩy nhanh quá trình lưu thông máu trong cơ thể, giúp người bệnh dễ chịu hơn, giảm đau rát rất tốt. Hơn nữa, khi hơi nước bốc lên sẽ có tác dụng tiêu diệt, ức chế vi khuẩn gây hại.
Cách thực hiện:
- Người bệnh rửa sạch một nắm lá trầu không sau đó ngâm với nước muối pha loãng rồi vớt để ráo nước.
- Cho phần lá trầu không đã chuẩn bị vào nồi nấu cùng với 2 hoặc 3 lít nước.
- Nên nấu lá trầu sôi trong khoảng 5 phút rồi để ra chậu lớn.
- Ngay khi nước còn nóng bốc hơi, người bệnh tiến hành xông hơi hậu môn cho đến khi nước nguội hẳn.
- Sau khi xông xong có thể tận dụng phần nước này để rửa hậu môn rồi lau khô.
- Nên thực hiện xông hơi khoảng 2 lần mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.
3. Đắp lá trầu không để giảm đau rát và ngứa ngáy
Cách đắp lá trầu không trực tiếp vào hậu môn có thể giúp cải thiện các triệu chứng đau, ngứa rát do bệnh trĩ gây ra. Với phương pháp này, các dưỡng chất có trong lá trầu có thể thẩm thấu rất nhanh vào khu vực bị tổn thương, từ đó giúp chữa lành vết thương, bảo vệ búi trĩ khỏi tác nhân gây hại.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch khoảng 3 đến 4 lá trầu không, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút.
- Người bệnh vớt lá trầu không ra, để ráo nước sau đó thái nhỏ rồi giã nhuyễn cùng với muối biển.
- Rửa sạch vùng hậu môn, sau đó đắp trực tiếp hỗn hợp này lên vùng búi trĩ rồi sử dụng gạc y tế để cố định lại.
- Sau khi đắp khoảng 20 phút, bạn có thể tháo ra và rửa sạch hậu môn với nước ấm.
- Nên áp dụng cách điều trị này 2 lần mỗi ngày và kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
4. Kết hợp lá trầu không trị bệnh trĩ với một số dược liệu khác
Việc kết hợp lá trầu không cùng các dược liệu có thể làm tăng thêm công dụng điều trị bệnh trĩ của các nguyên liệu này.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 7 lá trầu không tươi, 7 hạt gấc, 7 quả bồ kết và 1 quả cau.
- Người bệnh đem rửa sạch toàn bộ các nguyên liệu này, loại bỏ bụi và tạp chất sau đó để ráo.
- Giã nát trầu không, hạt gấc và bồ kết cùng một ít muối, còn cau bổ thành 7 miếng bằng nhau.
- Cho tất cả các nguyên liệu này vào nồi, đun sôi với nước rồi tắt bếp.
- Đổ nước thảo dược ra chậu lớn rồi tiến hành xông hơi hậu môn trong khoảng 30 phút.
- Nên áp dụng cách điều trị này 2 lần mỗi ngày để cải thiện bệnh.
Những lưu ý người bệnh trĩ cần biết khi dùng lá trầu không
Cách dùng lá trầu không trị bệnh trĩ này có độ an toàn cao nhờ nguyên liệu rất lành tính, không gây ra tác dụng phụ. Vì thế, người bệnh có thể yên tâm sử dụng lá trầu lâu dài. Tuy nhiên, để tăng thêm hiệu quả, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên sử dụng nguyên liệu sạch, không chứa tồn dư chất bảo vệ thực vật để đảm bảo an toàn. Đối với lá trầu không, cần chọn lá to vừa phải, không quá non hoặc quá già, chọn lá có màu xanh đậm để chứa nhiều tinh dầu.
- Không được áp dụng cách trị bệnh trĩ này đối với người bị dị ứng với thành phần trong lá trầu không.
- Tuyệt đối không dùng nước lá trầu không thụt rửa bên trong hậu môn vì có thể gây viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
- Lá trầu không có tính nóng, có thể khiến rát da nếu da quá nhạy cảm hoặc sử dụng quá liều lượng. Do vậy, bạn nên dùng với lượng vừa phải và cần ngưng sử dụng nếu có dấu hiệu bị kích ứng.
- Cần áp dụng các phương pháp này đúng cách, đúng liều lượng và không lạm dụng.
- Cách dùng lá trầu không chỉ phù hợp nhất cho người bị bệnh nhẹ, mới khởi phát, không nên áp dụng cho người cho người bị nặng hoặc có dấu hiệu bội nhiễm.
- Nếu sử dụng trong thời gian dài mà không mang lại hiệu quả, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị bằng thuốc chữa trĩ phù hợp và các phương pháp tích cực hơn.
- Cách tốt nhất, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và có liệu trình chữa trị khoa học. Trước khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên, bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trên đây là 4 cách dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ đem lại hiệu quả nhất định cho người bệnh ở giai đoạn nhẹ. Với những mẹo này, bạn cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới có thể thấy được hiệu quả như mong muốn.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!