Những Thói Quen Tốt Cho Bệnh Trĩ Bạn Nên Áp Dụng Mỗi Ngày

Trĩ là một căn bệnh phổ biến về đường tiêu hóa, gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong đó chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò quan trọng giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số thói quen tốt cho bệnh trĩ mà bạn nên áp dụng.

Thói quen ăn uống tốt cho bệnh trĩ

Để cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ, dưới đây là một số thói quen trong ăn uống bạn cần chú ý:

Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ giúp làm mềm phân, giúp phân dễ dàng di chuyển trong ruột. Từ đó làm giảm táo bón – nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ. Người bệnh nên bổ sung 20-35g chất xơ mỗi ngày từ các thực phẩm như: 

  • Rau xanh: Mồng tơi, rau đay, rau dền, bông cải xanh, súp lơ xanh…
  • Trái cây: Ổi, thanh long, chanh dây, bơ, táo, dâu tây, bưởi, chuối, đu đủ…
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, lúa mạch, diêm mạch, gạo lứt, bánh mì nguyên cám…
  • Các loại đậu: Đậu đen, đậu nành, đậu xanh, đậu lăng…
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ là thói quen tốt cho bệnh trĩ
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ là thói quen tốt cho bệnh trĩ

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là một thói quen tốt cho bệnh trĩ. Nước giúp cơ thể đào thải độc tố, làm mềm phân và hạn chế táo bón. Đồng thời hỗ trợ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, nước có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm sưng tấy, nứt nẻ và đau rát ở vùng hậu môn do bệnh trĩ gây ra.

Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, tương đương 8 ly nước. Người bệnh nên uống nước đều đặn trong ngày, không nên đợi đến khi khát mới uống. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể dùng nước trái cây, trà thảo mộc… để thay đổi khẩu vị.

Ăn uống đúng giờ giấc

Ăn uống đúng giờ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và nhịp nhàng. Khi đó, thức ăn sẽ được tiêu hóa và hấp thu tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón. Điều này còn giúp kiểm soát nhu cầu đi vệ sinh. Việc đi vệ sinh đúng giờ sẽ làm giảm áp lực lên các búi trĩ, giúp các triệu chứng của bệnh trĩ được cải thiện. 

Để ăn uống đúng giờ giấc, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa mỗi ngày, cách nhau khoảng 3-4 tiếng. Kết hợp với ăn sáng đầy đủ và hạn chế ăn khuya. Điều này vừa giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, vừa hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa, gây đầy bụng, mất ngủ.

Tránh ăn đồ cay nóng dầu mỡ

Hạn chế thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ cũng là một thói quen tốt cho bệnh trĩ. Những thực phẩm này có thể kích thích hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ bị táo bón, viêm nhiễm hậu môn, làm nặng thêm tình trạng bệnh trĩ. Do đó việc hạn chế thực phẩm cay nóng, dầu mỡ sẽ giúp làm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, giúp đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.

Một số loại thực phẩm người bệnh nên hạn chế dùng bao gồm:

  • Ớt, tiêu, ớt chuông: Có tính cay nóng cao, kích thích hệ tiêu hóa và gây táo bón.
  • Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ: Khó tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và gây táo bón.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Chứa nhiều muối, chất béo bão hòa và cholesterol, gây hại cho hệ tiêu hóa và làm nặng thêm tình trạng bệnh trĩ.
Người bị bệnh trĩ nên hạn chế tiêu thụ đồ ăn cay nóng
Người bị bệnh trĩ nên hạn chế tiêu thụ đồ ăn cay nóng

Tránh dùng rượu bia, nước có ga

Người bị bệnh trĩ cần hạn chế tiêu thụ đồ uống có gas và chất kích thích như rượu bia, cà phê vì chúng có thể làm tăng nguy cơ bị táo bón, gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và khiến bệnh trĩ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Cụ thể, các loại đồ uống người bệnh trĩ nên hạn chế bao gồm: 

  • Nước ngọt có ga: Có chứa nhiều đường và hóa chất, gây mất nước, làm khô phân và gây táo bón.
  • Rượu bia: Làm tăng lưu thông máu đến vùng hậu môn, gây kích ứng hệ tiêu hóa, đồng thời khiến tình trạng viêm, nhiễm trùng tại búi trĩ nghiêm trọng hơn.
  • Cà phê: Loại đồ uống này có chứa caffeine, một chất kích thích gây táo bón và làm trầm trọng thêm tình trạng trĩ.

Thói quen sinh hoạt tốt cho người bệnh trĩ

Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần thiết lập một số thói quen tốt cho bệnh trĩ như sau:

Thường xuyên đi lại vận động

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ đó là do người bệnh phải ngồi một chỗ trong thời gian dài. Điều này khiến vùng xương chậu và các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng phải chịu sức ép, dẫn đến sự hình thành của búi trĩ.

Thường xuyên đi lại vận động giúp tăng cường lưu thông máu khắp cơ thể, bao gồm cả vùng hậu môn. Khi máu được lưu thông, các búi trĩ sẽ nhận được nhiều oxy và chất dinh dưỡng. Từ đó giúp giảm sưng tấy, đau rát và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.

Để cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ, người bệnh cần hình thành thói quen đi lại, vận động bất cứ khi nào có thể. Hãy tận dụng những khoảng thời gian nghỉ trưa hoặc đi vệ sinh để vận động. Cứ sau 1-2 tiếng làm việc bạn nên đứng lên và đi lại khoảng 5-10 phút. Đồng thời nên lựa chọn đi thang bộ thay vì thang máy. Điều này không chỉ giúp tinh thần được thư giãn mà còn tránh khí huyết bị ứ trệ, giảm áp lực cho vùng hậu môn.

Giảm căng thẳng

Khi căng thẳng, stress, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều cortisol. Hormone này làm tăng lưu thông máu đến vùng hậu môn, làm sưng tấy các búi trĩ và gây đau rát. Ngoài ra, căng thẳng còn làm rối loạn hệ tiêu hóa, gây táo bón, suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vùng hậu môn.

Hướng dẫn cách giúp giảm căng thẳng cho người bệnh trĩ:

  • Tập thể dục thường xuyên: Vận động giúp giảm căng thẳng, thư giãn cơ bắp và tạo cảm giác thoải mái.
  • Ngủ đủ giấc: Giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Thực hành kỹ thuật thư giãn: Yoga, thiền, châm cứu… giúp thư giãn hiệu quả, giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tinh thần.
  • Dành thời gian cho sở thích: Thực hiện những việc bạn yêu thích giúp giảm căng thẳng, tạo cảm giác vui vẻ.
Hạn chế căng thẳng, stress giúp bệnh trĩ được thuyên giảm
Hạn chế căng thẳng, stress giúp bệnh trĩ được thuyên giảm

Tập thể dục mỗi ngày

Mục đích của việc tập luyện đó là giúp tăng cường lưu thông máu, oxy và chất dinh dưỡng đến hậu môn, giúp giảm sưng tấy, đau rát và thúc đẩy quá trình lành thương. Ngoài ra, thường xuyên tập luyện thể dục còn giúp kích thích nhu động ruột, tăng quá trình di chuyển của thức ăn, làm giảm nguy cơ táo bón.

Tập luyện thể dục thể thao còn giúp kích thích nhu động ruột, làm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, giảm căng thẳng, thư giãn cơ bắp, giúp các triệu chứng của bệnh trĩ dần thuyên giảm.

Các bài tập thể dục- phù hợp cho người bệnh trĩ bao gồm:

  • Lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, ít tác động như đi bộ, chạy bộ nhẹ, bơi lội, yoga, tập thể dục nhịp điệu.
  • Tránh các bài tập nặng như cử tạ, squat hoặc deadlift vì có thể làm tăng áp lực lên các búi trĩ và làm nặng thêm tình trạng bệnh.
  • Nên bắt đầu với những bài tập nhẹ và tăng dần cường độ tập luyện theo thời gian.

Đại tiện đúng giờ

Hệ tiêu hóa hoạt động theo một chu kỳ tự nhiên. Khi bạn đại tiện đúng giờ, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động nhịp nhàng, thức ăn được tiêu hóa và hấp thu tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón

Đại tiện đúng giờ còn giúp bạn kiểm soát nhu cầu đi vệ sinh, hạn chế tình trạng đi vệ sinh bất chợt hoặc nhịn đại tiện. Trong đó, thói quen nhịn đại tiện sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, gây táo bón, khiến bệnh trĩ ngày càng nặng thêm.

Theo các chuyên gia y tế, thời điểm tốt nhất để đi đại tiện là vào buổi sáng sau khi thức dậy, khoảng từ 5 – 7h. Lúc này, đại tràng co bóp mạnh gấp 3 lần so với khi ngủ, giúp đẩy chất thải ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng đi đại tiện vào buổi sáng. Quan trọng là bạn cần có thói quen đi vệ sinh đều đặn vào cùng một khung giờ trong ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Đi đại tiện đúng giờ cũng là một thói quen tốt cho bệnh trĩ
Đi đại tiện đúng giờ cũng là một thói quen tốt cho bệnh trĩ

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ là một thói quen rất quan trọng đối với người bị bệnh trĩ. Vùng hậu môn là nơi dễ bị vi khuẩn xâm nhập do thường xuyên tiếp xúc với phân và nước tiểu. Nếu không vệ sinh cẩn thận, vi khuẩn sẽ sinh sôi gây viêm nhiễm, dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm. Hơn nữa, vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn cũng giúp loại bỏ các chất dịch tiết từ búi trĩ, giúp các vết thương nhanh lành.

Hướng dẫn người bệnh vệ sinh hậu môn đúng cách:

  • Sử dụng nước ấm sẽ giúp làm dễ dàng loại bỏ chất bẩn.
  • Nên sử dụng giấy vệ sinh mềm, không mùi và không màu để tránh kích ứng da.
  • Lau rửa hậu môn nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh vì có thể làm tổn thương búi trĩ.
  • Nên sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín dịu nhẹ, không chứa xà phòng để đảm bảo vùng kín và hậu môn được làm sạch tốt nhất.
  • Sau khi vệ sinh nên lau khô vùng hậu môn bằng khăn mềm.

Trên đây là những thói quen tốt cho bệnh trĩ bạn nên tham khảo và áp dụng. Việc xây dựng và duy trì những thói quen tốt đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và giúp bạn chung sống hòa bình với căn bệnh này.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư Thế Ngồi Tốt Cho Người Bệnh Trĩ Người Bệnh Tham Khảo

Tư Thế Ngồi Tốt Cho Người Bệnh Trĩ Người Bệnh Tham Khảo

Trĩ là căn bệnh phổ biến gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau nhức, ngứa rát và chảy máu. Bên cạnh việc ăn…
Dấu Hiệu Bệnh Trĩ Ở Phụ Nữ Và Phương Pháp Phòng Ngừa

Dấu Hiệu Bệnh Trĩ Ở Phụ Nữ Và Phương Pháp Phòng Ngừa

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt…
Chia sẻ
Bỏ qua