6 Thuốc Trị Chàm Bìu An Toàn, Hiệu Quả Và Được Tin Dùng
Bệnh chàm rất dễ khởi phát ở vùng da bìu của nam giới do đây là khu vực da nhạy cảm, dễ bị trầy xước và luôn ẩm ướt. Dùng thuốc điều trị chàm bìu sẽ cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, ngăn ngừa biến chứng và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Bệnh lý này cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để tăng khả năng phục hồi của làn da.
Thuốc trị chàm bìu an toàn và hiệu quả
Chàm bìu là một dạng tổn thương ngoài da thường gặp ở nam giới. Triệu chứng đặc trưng của bệnh chàm bìu là nổi mụn nước li ti trên da kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nếu người bệnh cào gãi quá mức sẽ dẫn đến chảy nước hoặc nhiễm trùng, hình thành mụn mủ xung quanh. Chàm bìu là một thể của bệnh chàm, rất dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. Nếu không có biện pháp xử lý đúng cách, bệnh sẽ chuyển biến sang giai đoạn mãn tính với các dấu hiệu như da bìu bị dày sừng, đỏ da, ngứa ngáy và bong vảy,…
Khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên thăm khám chuyên khoa xác định mức độ bệnh trạng và được hướng dẫn dùng thuốc điều trị đúng cách. Một số loại thuốc trị chàm bìu mang lại hiệu quả cao và an toàn đối với làn da là:
1. Thuốc ức chế Calcineurin
Bệnh nhân bị chàm bìu có thể sử dụng thuốc ức chế Calcineurin bôi tại chỗ để điều trị bệnh. Thành phần dược tính trong thuốc khi thẩm thấu qua da sẽ ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, mang lại hiệu quả giảm viêm ngứa cùng một số triệu chứng khác tại vùng da bị tổn thương. Loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng với những trường hợp không đáp ứng điều trị với thuốc steroid hoặc gặp phải tác dụng phụ của thuốc steroid. Hai loại kem bôi calcineurin được sử dụng phổ biến là Tacrolimus và Pimecrolimus.
Cách dùng:
- Lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Nên vệ sinh da sạch sẽ trước đó để có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng kem là sưng lỗ chân lông, đau cơ, châm chích da, đau đầu, tăng nguy cơ ung thư da,…
- Không sử dụng sản phẩm cho trẻ em dưới 2 tuổi và những người bị dị ứng với thành phần dược tính trong thuốc.
2. Thuốc uống Chlorpheniramin
Chlorpheniramin là thuốc uống thuộc nhóm kháng histamin. Đây cũng là một trong những loại thuốc điều trị chàm bìu được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Thành phần dược tính trong thuốc khi được cơ thể hấp thụ sẽ ức chế hoạt động của các thụ thể histamin. Từ đó, phản ứng viêm ngứa và tình trạng nổi mụn nước trên da sẽ được cải thiện đáng kể. Ngoài điều trị chàm bìu, thuốc còn được sử dụng để điều trị bệnh nổi mề đay, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, ngứa ngoài da,…
Cách dùng:
- Thuốc được sử dụng bằng cách uống trực tiếp với nhiều nước. Liều lượng sẽ có sự thay đổi dựa vào từng đối tượng cụ thể.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi dùng thuốc là chóng mặt, mờ mắt, buồn ngủ, đau dạ dày, khô niêm mạc, khó đi ngoài,…
- Chống chỉ định với những người bị dị ứng với thành phần Chlorpheniramin trong thuốc. Phụ nữ có thai chỉ nên sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết và dùng theo chỉ định của bác sĩ.
3. Kháng sinh Erythromycine
Erythromycine thuộc nhóm thuốc kháng sinh, được điều chế dưới dạng thuốc bôi và thuốc uống. Kháng sinh thường được kê đơn điều trị cho những trường hợp chàm bìu có dấu hiệu nhiễm trùng. Thành phần dược tính trong thuốc sẽ ức chế hoạt động cũng như sự tăng trưởng của vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng xảy ra.
Cách dùng:
- Với kháng sinh dạng uống, bạn nên uống thuốc cùng với nước lọc và nuốt trọn viên thuốc thay vì nghiền nhỏ. Thời điểm dùng thuốc tốt nhất là sau mỗi bữa ăn và cố định vào một khoảng giờ nhất định trong ngày.
- Với kháng sinh dạng bôi, bạn nên vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi thuốc. Không sử dụng thuốc kéo dài trên 3 tháng.
- Người bệnh nên dùng kháng sinh Erythromycine trị chàm bìu theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng để tránh tình trạng kháng kháng sinh và phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng kháng sinh erythromycine trị bệnh là đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, ngứa ngáy, phát ban, thở khò khè,…
4. Thuốc bôi ngoài Eumovate
Eumovate là thuốc bôi ngoài da chuyên dùng để cải thiện các vấn đề da liễu thường gặp như viêm da cơ địa, chàm, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã,… Thành phần chính của thuốc là Clobetasone Butyrate có khả năng kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Khi dược tính trong thuốc khi được cơ thể hấp thụ sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây hại tồn tại trên da, ức chế sản sinh protein cần thiết cho sự phát triển của vi khuẩn.
Khi bị chàm bìu, bạn cũng có thể sử dụng thuốc bôi Eumovate để điều trị. Đây là thuốc kháng viêm mạnh nên mang lại hiệu quả rất nhanh chóng, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt ngay sau khi dùng thuốc. Tốt nhất, bạn nên dùng thuốc trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh các rủi ro không mong muốn.
Cách dùng:
- Thoa thuốc lên vùng da bìu đang bị tổn thương do chàm với tần suất từ 1 – 2 lần/ngày. Khi tổn thương có dấu hiệu thuyên giảm thì hãy giảm số lần dùng thuốc một cách từ từ, không nên ngưng thuốc đột ngột.
- Cần vệ sinh da tay và da bìu thật sạch sẽ trước khi bôi thuốc, lấy một lượng kem vừa đủ thoa một lớp mỏng nhẹ lên vùng da bị bệnh.
- Nếu tình trạng bệnh không cải thiện sau 4 tuần dùng thuốc, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thay đổi phác đồ điều trị. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kéo dài.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải nếu bạn dùng thuốc quá liều là viêm da dị ứng tiếp xúc, mày đay, teo da, thay đổi sắc tố da, da bỏng rát,…
5. Điều trị chàm bìu bằng thuốc Fucicort
Fucicort là thuốc bôi đặc hiệu, không phải là sản phẩm hỗ trợ điều trị. Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Loại thuốc bôi này chuyên dùng để điều trị các vấn đề da liễu thường gặp như chàm, viêm da tiếp xúc, vảy nến, viêm da cơ địa,… Thành phần dược tính chính trong thuốc bôi Fucicort là Betamethasone và Fusidic acid. Tác dụng của hai hoạt chất này là kháng khuẩn, giảm sưng viêm và cải thiện triệu chứng tại chỗ do bệnh gây ra. Khi bị chàm bìu, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc bôi Fucicort để cải thiện triệu chứng của bệnh.
Cách dùng:
- Vệ sinh da tay và vùng da bị bệnh thật sạch sẽ rồi dùng khăn sạch thấm khô nước. Lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa trực tiếp lên da rồi đợi cho thuốc khô hoàn toàn.
- Nên sử dụng thuốc với tần suất từ 2 – 3 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Hãy để cho da khô thoáng sau khi bôi thuốc, không nên băng kín khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi bôi thuốc là ngứa ngáy, da khô ráp và sưng đỏ, thay đổi sắc tố da, châm chích,…
- Chống chỉ định với những người bị dị ứng với thành phần của thuốc, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
6. Hydrocortison điều trị chàm bìu
Thuốc bôi Hydrocortison có chứa Steroid tổng hợp với công dụng chính là chống viêm, giảm ngứa và ức chế hoạt động của hệ miễn dịch. Loại thuốc này được điều chế dưới nhiều dạng khác nhau như kem bôi, gel bôi, lotion,… Khi bị chàm bìu, bạn có thể tận dụng thuốc bôi Hydrocortison để điều trị bệnh. Thuốc sau khi được bôi lên da sẽ kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh chàm bìu gây ra.
Cách dùng:
- Vệ sinh vùng da bị bệnh thật sạch sẽ, lấy một lượng kem vừa đủ thoa lên vùng da bị bệnh với tần suất từ 2 – 3 lần/ngày. Khi bệnh chuyển biến tốt, bạn có thể giảm liều xuống còn 1 – 2 lần/ngày. Tuyệt đối không sử dụng thuốc kéo dài trên 2 tuần khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là teo da, viêm da tiếp xúc, co thắt phế quản, trầm cảm, loãng xương, teo cơ,…
Lưu ý khi dùng thuốc trị chàm bìu
Chàm bìu là bệnh lý da liễu không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh lại khởi phát ở khu vực khá nhạy cảm nên nam giới thường có tâm lý e ngại trong việc thăm khám và điều trị. Điều này đã tạo cơ hội cho bệnh tiến triển nặng, gây tổn thương kéo dài dai dẳng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn.
Bìu là khu vực da nhạy cảm, bạn cần cẩn trọng khi lựa chọn thuốc bôi điều trị bệnh để tránh phát sinh các rủi ro không mong muốn. Đồng thời, bệnh chàm bìu cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nhiễm nấm ở cơ quan sinh dục. Vì thế, khi có các dấu hiệu của bệnh bạn nên thăm khám chuyên khoa để xác định chính xác tình trạng bệnh và được hướng dẫn điều trị đúng cách. Một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc chữa bệnh chàm bìu là:
- Giữ gìn vệ sinh vùng da bìu thật sạch sẽ, không dùng tay cọ xát hoặc cào gãi vào vùng da bị tổn thương. Nên mặc các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát và có độ thấm hút mồ hôi tốt.
- Không nên quan hệ tình dục trong suốt quá trình điều trị để tránh lây nhiễm bệnh cho bạn tình. Việc dương vật bị cọ xát khi quan hệ còn khiến tổn thương trở nên phức tạp hơn.
- Lựa chọn loại thuốc điều trị bệnh phù hợp với yếu tố cơ địa và tình trạng bệnh của bản thân. Không nên dùng thuốc mà cơ thể bị dị ứng khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Dùng thuốc điều trị bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh phát sinh rủi ro không mong muốn.
- Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường trong quá trình dùng thuốc trị bệnh, cần báo cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn về cách xử lý.
Bài viết trên đây là thông tin về các loại thuốc điều trị bệnh chàm bìu an toàn và hiệu quả bạn có thể tham khảo. Khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Không tự ý mua thuốc về dùng để trị bệnh tại nhà, tránh phát sinh rủi ro không mong muốn.
Có Thể Bạn Quan Tâm:
- Thuốc Trị Viêm Da Tiết Bã Chuyên Sâu Cho Da Mặt
- Viên Uống Kiềm Dầu Giúp Điều Tiết Bã Nhờn Hiệu Qủa