Loãng Xương
Loãng xương là gì? Đây là bệnh lý xương khớp bị suy yếu gây ra những cơn đau nhức cùng các tổn thương khó phục hồi. Bệnh khi không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể làm bệnh nhân bị bại liệt. Việc tìm hiểu kỹ về nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Loãng xương là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Loãng xương theo tiếng Anh được gọi là Osteoporosis, chúng ta cũng có thể gọi bệnh là xốp xương hay giòn xương. Đây là một loại bệnh lý về xương khớp rất phổ biến và có thể xảy ra bởi nhiều yếu tố tác động khác nhau. Loãng xương cụ thể biểu hiện bằng quá trình mật độ xương bị giảm dần, chất lượng của xương cũng suy yếu và dễ dàng chịu tổn thương từ các tác động bên ngoài.
Loãng xương có thể gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là ở phái nữ, đặc biệt khi bạn bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Thông thường, loãng xương sẽ không có những biểu hiện rõ ràng cho tới khi bạn nhận thấy một số biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Loãng xương tuy là bệnh lý có diễn tiến chậm, không gây ra các ảnh hưởng ngay tức thì nhưng lại dễ để lại những hậu quả nặng nề nếu bạn không chữa trị tốt. Bệnh nhân bị loãng xương có thể dễ dàng bị gãy xương bởi các tổn thương từ bên ngoài và sẽ rất khó để hồi phục.
Bên cạnh đó, khi mật độ xương bị giảm, người bệnh có thể bị gù lưng, vẹo lưng bởi xương bị xẹp lún kèm theo cơn đau nhức khó chịu. Nguy hiểm nhất chính là người bệnh có nguy cơ bị tàn phế, liệt nửa người.
Ở giai đoạn đầu của bệnh, đa số chúng ta không nhận ra các triệu chứng. Đến khi các biểu hiện trở nên nặng hơn, cơn đau dồn dập, người bệnh mới tìm đến các cơ sở y tế. Do vậy, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất.
Bệnh loãng xương có mấy cấp độ?
Loãng xương cũng được y học phân chia ra thành các cấp độ khác nhau. Theo đó, chúng ta có 2 cấp độ loãng xương cơ bản là: Nguyên phát và thứ phát.
Loãng xương nguyên phát
Đây là thể loãng xương xảy ra bởi yếu tố tuổi tác cũng như do nữ giới tới giai đoạn mãn kinh. Bởi lúc này cơ thể xảy ra tình trạng lão hóa của tạo cốt bào và gây ra sự mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương, cụ thể là xương mới được sản sinh không đủ cung cấp.
Trong đó, loãng xương thể nguyên phát cũng được phân chia ra thành 2 loại bao gồm:
Loãng xương sau mãn kinh: Khi cơ thể của người phụ nữ bị suy giảm lượng hormone estrogen cùng với hormone tuyến cận giáp sụt giảm sẽ dẫn tới loãng xương. Bệnh lý này thường xuất hiện ở những người phụ nữ từ khoảng 50 đến 55 tuổi và đã mãn kinh. Tình trạng chủ yếu xảy ra là xương bị mất chất khoáng, các đốt sống bị sụt lún và xương dễ giòn gãy.
Bệnh loãng xương do tuổi già: Khi tuổi càng cao, cơ thể chúng ta càng dễ mất cân bằng mật độ xương. Bệnh xảy ra ở cả nam và nữ, thường những người lớn tuổi trên khoảng 70 tuổi sẽ dễ gặp phải bệnh lý này. Người bệnh bị mất các chất khoáng với lượng lớn ở cả xương đặc và xương xốp.
Loãng xương thứ phát
Loại loãng xương này chủ yếu xảy ra bởi các bệnh lý mãn tính hoặc do một số thuốc tác động. Những nguyên nhân gây bệnh loãng xương thể thứ phát phổ biến là:
- Bệnh về tiêu hóa: Cơ thể thiếu dinh dưỡng, cắt dạ dày hay các bệnh lý về gan mãn tính.
- Bệnh liên quan tới nội tiết: Bệnh tuyến giáp, cường giáp, to đầu chi,...
- Bệnh liên quan tới khớp: Viêm khớp dạng thấp hay bệnh về cột sống.
- Những người thường sử dụng các loại thuốc Heparin, Corticoid hay thuốc lợi tiểu dùng trong thời gian dài cũng có thể gây ra loãng xương.
Những nguyên nhân gây ra loãng xương
Bệnh loãng xương có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Với người trẻ tuổi, các tế bào xương sẽ luôn được tái tạo mới thay cho những phần đã cũ. Vì vậy chúng ta có thể phát triển nhanh chóng về chiều cao. Nhưng đến một độ tuổi nhất định, các tế bào xương không còn hoạt động tốt và gây ra nhiều vấn đề về xương khớp, cùng với đó là các thói quen sinh hoạt gây ra tác động tiêu cực.
Dưới đây là một số nguyên nhân bạn cần quan tâm.
- Do tuổi già: Tuổi tác chắc chắn sẽ liên quan tới sự chắc khỏe của xương. Khi tuổi càng cao, tế bào xương mới càng giảm sản sinh. Xương cũ bị bào mòn không có xương mới thay thế, làm mật độ xương sụt giảm và hình thành nên loãng xương. Bệnh thường xảy ra ở những người ngoài 70 tuổi, đặc biệt khi cơ thể gặp chấn thương sẽ rất khó để điều trị và mất nhiều thời gian phục hồi.
- Tiền mãn kinh, mãn kinh: Phụ nữ khi đến giai đoạn tiền mãn kinh sẽ gặp nhiều vấn đề liên quan tới nội tiết tố Estrogen. Lúc này, xương khớp cũng gặp nhiều vấn đề, canxi trong cơ thể bị tăng đào thải, lượng vitamin và khoáng chất cũng đều bị suy giảm. Khi đó, xương khớp không đủ dinh dưỡng sẽ nhanh chóng bị giòn xốp và dễ bị tổn thương.
- Người ít vận động: Những người lười vận động, thường ngồi liền một chỗ trong thời gian dài cũng có nguy cơ bị mắc loãng xương hơn. Xương khớp lâu ngày không vận động sẽ dễ xảy ra những vấn đề cứng khớp, đau nhức hay thậm chí là loãng xương.
- Ăn uống thiếu chất: Chế độ ăn uống không được cung cấp đủ lượng protein và canxi sẽ làm tăng nguy cơ gây loãng xương ở bất cứ độ tuổi nào. Vì vậy, chúng ta cần chú ý tới việc sử dụng thực phẩm cũng như các sản phẩm bổ sung để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
- Thói quen sử dụng nước có ga, nước ngọt, hay rượu bia, cà phê: Đây đều là những đồ uống làm cản trở, gián đoạn quá trình cơ thể hấp thụ canxi. Không chỉ dễ bị loãng xương mà còn gây ra nhiều tác hại khác cho sức khỏe.
- Hút thuốc lá: Việc hút thuốc lá thường xuyên hoặc thậm chí là ngửi khói thuốc nhiều cũng là yếu tố tác động tới sức khỏe của xương khớp. Cơ thể của bạn không thể hình thành được các mô xương mới để thay thế cho các mô xương cũ. Do vậy, tình trạng của xương ngày càng trở nên yếu hơn.
- Quá trình giảm cân không đúng cách: Khi chúng ta thực hiện các phương pháp giảm cân quá nhanh, giảm đột ngột làm cơ thể bị thiếu hụt nguồn dinh dưỡng cho xương. Mật độ xương chắc chắn sẽ bị giảm và gây ra bệnh loãng xương.
- Sử dụng thuốc tùy ý: Có không ít người thường tự mua thuốc về để chữa bệnh tại nhà, đây là thói quen cần phải loại bỏ. Có một số thuốc uống điều trị khi dùng lâu ngày sẽ làm xương bị ảnh hưởng tiêu cực, gan và thận, dạ dày cũng đều bị tác động xấu.
Xem thêm: Bị Loãng Xương Ăn Uống Gì? Chế Độ Ăn Uống Phù Hợp
Biểu hiện thường gặp của bệnh loãng xương
Loãng xương được đánh giá là bệnh lý tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng di chuyển, vận động của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần sớm thăm khám, điều trị ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh bảo vệ sức khỏe. Các bạn có thể theo dõi những triệu chứng để nhận biết bệnh sau đây:
- Người bệnh thường có biểu hiện đau nhức toàn cơ thể, nhất là ở phần lưng. Các cơn đau có thể xuất hiện ở mức độ âm ỉ tới dữ dội khiến bệnh nhân luôn phải khom lưng khi trong quá trình đi lại.
- Khả năng cầm nắm của bệnh nhân loãng xương cũng không được bình thường, cầm nắm kém chắc chắn và dễ làm rơi đồ, nhất là đối với phụ nữ tiền mãn kinh.
- Bởi sức khỏe của xương khớp đang bị ảnh hưởng nên chúng ta có thể thấy phần móng tay trở nên giòn và dễ gãy hơn. Đồng thời, người bệnh có những biểu hiện chuột rút một cách thường xuyên, tần xuất nhiều hơn và buổi đêm. Bởi vậy, giấc ngủ của người bệnh cũng bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng, sức khỏe giảm sút rõ rệt.
- Khi loãng xương xảy ra, mật độ canxi trong cơ thể chúng ta suy giảm kéo theo tình trạng xương hàm và nướu lợi cũng bị tác động. Bạn có thể thấy phần nướu bị thu hẹp khá rõ ràng, đây chính là dấu hiệu cảnh báo về chứng bệnh xương khớp này.
- Khi bị loãng xương, chúng ta sẽ có nguy cơ cao bị gãy xương, đặc biệt là phần xương đùi nếu gặp phải các tác động cơ học từ bên ngoài dù chỉ ở mức va chạm nhẹ.
- Cơ thể của người bệnh thường thấy mệt mỏi, thể lực suy yếu và gây mất khả năng cân bằng cơ thể.
Ngoài ra, tùy thuộc vào từng bệnh nhân, chúng ta sẽ có thêm một số triệu chứng không phổ biến khác. Để có thể chữa trị dứt điểm sớm, bạn hãy chủ động tới các bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.
Đừng Bỏ Lỡ: Các Thực Phẩm Chức Năng Tốt Cho Xương Khớp Được Tin Dùng
Cách chẩn đoán loãng xương là gì?
Để đạt kết quả chữa trị tốt nhất, các bạn cần thực hiện các chẩn đoán, xác định tình trạng tổn thương cụ thể của xương. Qua quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ về mức độ loãng xương. Một số phương pháp chẩn đoán để xác định mật độ xương như sau:
- Chẩn đoán hình ảnh: Cách chẩn đoán này sẽ áp dụng các phương pháp chẩn đoán thông qua chụp cộng hưởng MRI hoặc chụp X-quang. Dựa theo kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ xác định được vị trí xương bị tổn thương trên cơ thể bạn, sự ảnh hưởng ở các phần mô xung quanh.
- Phương pháp siêu âm: Các bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật tận dụng nguồn sóng siêu âm để chiếu tới phần xương cần được kiểm tra mật độ. Cách thực hiện này khá mới và cho kết quả có độ chính xác cao, không cần dùng đến nguồn phóng xạ.
- Phương pháp DEXA: Hiện nay, DEXA được y học sử dụng rất rộng rãi và cho ra kết quả chính xác tới 99%. Ưu điểm của cách chẩn đoán này chính là không dùng nguồn tia X như cách chụp X-quang thông thường.
Sau khi đã có được kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Để chữa trị bệnh an toàn, người bệnh cần kiên trì và có phác đồ thích hợp. Chúng ta tuyệt đối không sử dụng thuốc điều trị tùy ý tại nhà để tránh xảy ra các tác dụng phụ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Bị loãng xương phải làm sao? Các cách điều trị hiệu quả
Khi bị loãng xương ở giai đoạn đầu, chúng ta sẽ rất khó để nhận biết các biểu hiện của bệnh. Chỉ khi xảy ra các biến chứng, bệnh mới được phát hiện. Dựa theo từng mức độ bệnh cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị cụ thể dưới đây.
Phương pháp điều trị trong y học hiện đại cho người bị loãng xương là gì?
Loãng xương cần được điều trị sớm để không làm bệnh ngày càng trở nặng hơn. Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc điều trị được áp dụng cho người bệnh. Để đạt hiệu quả chữa trị cao, bệnh nhân cần chú ý tuân thủ theo đúng các chỉ dẫn của bác sĩ phụ trách điều trị. Một số loại thuốc thường có trong đơn thuốc của bệnh nhân gồm:
- Thuốc ngăn hủy xương: Đây là nhóm thuốc được sử dụng với mục đích để ngăn ngừa sự tiêu hủy, bào mòn xương khớp. Qua đó, chúng ta có thể cải thiện tình trạng xốp xương, giòn xương và phòng ngừa gãy xương hiệu quả. Một số loại thuốc có thể kể đến là: Strontium, Calcitonin, Ranelate, Alendronate.
- Thuốc có tác dụng điều hòa hormone: Nhóm thuốc này dành cho những phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh. Các bác sĩ sẽ kê cho người bệnh thuốc Raloxifene với liều lượng khoảng 60mg/ngày và có thể thay đổi theo tình trạng cụ thể của người bệnh.
- Một số loại thuốc khác: Cùng với những loại thuốc trên, các bác sĩ sẽ kê thêm một số thuốc bổ sung sắt hoặc thuốc Deca-Durabolin để tăng cường hiệu quả điều trị.
Xem thêm: TOP 10 Thuốc Trị Loãng Xương Của Nhật Bản Tốt Nhất
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc chữa loãng xương trên, người bệnh cũng nên kết hợp việc bổ sung các thực phẩm chức năng để tăng cường hiệu quả hỗ trợ điều trị. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại thực phẩm chức năng bổ xương khớp, giúp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh về xương. Chúng ta có thể tham khảo sử dụng một số sản phẩm dưới đây.
Viên uống bổ sung Glucosamine Orihiro 1500mg
Đây là thực phẩm chức năng bổ xương khớp được sản xuất bởi thương hiệu Orihiro tại Nhật Bản. Viên uống có chứa các thành phần nổi bật như: Glucosamine hydrochloride, canxi, magie, kẽm, chiết xuất sụn gà, chiết xuất mầm đậu nành, vitamin B1, vitamin B6, D, K, axit folic,...
Sản phẩm Glucosamine Orihiro đem tới những công dụng cụ thể là: Hỗ trợ người dùng tái tạo sụn khớp, giảm tình trạng phá hủy xương ở những người độ tuổi trung niên. Bên cạnh đó, viên uống còn giúp làm giảm các cơn đau nhức hiệu quả ở những bệnh nhân xương khớp mãn tính. Việc tăng cường bổ sung Glucosamine Orihiro còn là giải pháp để phòng ngừa chứng loãng xương, hỗ trợ làm chậm quá trình xương khớp bị thoái hóa. Các sụn khớp được tăng cường dịch nhầy để hoạt động hiệu quả hơn.
Kirkland Calcium 600mg + D3
Viên uống tăng cường bổ sung canxi và vitamin D3 của thương hiệu Kirkland nổi tiếng tại Mỹ. Sản phẩm được đông đảo người dùng đánh giá cao trong vấn đề chăm sóc sức khỏe cho xương khớp.
Viên uống bổ sung canxi và vitamin D3 Kirkland có chứa các thành phần gồm: Canxi, vitamin D3 giúp phát huy tối đa khả năng cải thiện sức khỏe xương khớp.
Sản phẩm giúp người dùng phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, đau nhức xương hay loãng xương. Thành phần trong viên uống còn hỗ trợ cho người ở độ tuổi vị thành niên phát triển chiều cao một cách tối đa. Những người bị chấn thương xương khớp, gãy xương cũng được hỗ trợ phục hồi nhanh chóng. Kirkland Calcium còn giúp cải thiện tình trạng phụ nữ có thai, phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh bị thiếu canxi. Sức khỏe, sự dẻo dai của cơ bắp cũng được hỗ trợ cải thiện một cách tối đa.
Blackmores Glucosamine hỗ trợ chắc khỏe xương khớp
Viên uống Glucosamine Blackmores 1500mg là một dòng thực phẩm chức năng cung cấp glucosamine nổi tiếng của thương hiệu Blackmores tại Úc. Sản phẩm hỗ trợ điều trị tốt cho những người mắc bệnh lý về xương khớp hiện nay.
Các thành phần có trong viên uống gồm có glucosamine chiết xuất từ vỏ tôm hùm, mai cua biển và một số nguồn nguyên liệu tự nhiên khác. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có glucosamine sulfate chloride complex có khả năng ức chế men sinh học gây ảnh hưởng tới sụn khớp.
Công dụng của sản phẩm này chính là bổ sung thành phần glucosamine để tiết nhiều dịch khớp hơn, giúp bôi trơn các phần sụn và khớp xương để hệ thống xương cử động linh hoạt. Viên uống Blackmores còn giúp phát huy hiệu quả giảm đau đối với những bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý như: Loãng xương, khớp mãn tính hay viêm khớp cấp. Quá trình tái tạo lại xương khớp và mô sụn cũng được hỗ trợ hiệu quả, các chất nhờn bôi trơn cho dịch khớp được bổ sung nhiều hơn để ngăn chặn khô khớp. Đặc biệt, sản phẩm còn giúp chúng ta phòng ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh thoái hóa khớp gối, viêm khớp hay thoái hóa sống cổ, sống lưng.
Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị và các thực phẩm chức năng, nếu người bệnh thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường cần ngừng sử dụng. Đồng thời bạn thông báo với bác sĩ về tình hình cụ thể để có sự điều chỉnh đơn thuốc sao cho phù hợp. Trước khi sử dụng thực phẩm chức năng, bạn cũng cần tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ để không làm giảm hiệu quả các các loại thuốc điều trị khác.
Bài thuốc giảm đau nhức xương khớp bằng mẹo dân gian
Trong dân gian cũng có khá nhiều bài thuốc hữu ích giúp người bệnh làm giảm các cơn đau nhức khó chịu do loãng xương gây ra. Các mẹo chữa này đều sử dụng nguồn nguyên liệu dễ kiếm, giá thành rẻ và có hiệu quả tương đối tốt.
Sử dụng lá lốt
Lá lốt không chỉ là nguồn gia vị nấu nướng ưa thích của nhiều người, đây còn là thảo dược được sử dụng để cải thiện rất nhiều bệnh lý. Lá lốt có tính ấm, mùi thơm vị hơi cay có thể làm ấm bụng, giảm đầy hơi hay rối loạn tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và chỉ ra rằng, nguyên liệu này có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau xương khớp rất tốt.
Cách sử dụng:
- Bạn chuẩn bị lá lốt đem rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 20 phút và đem sắc cùng 2 bát nước con.
- Đến khi phần nước cạn còn nửa bát, bạn tắt bếp và chắt lấy nước để uống khi còn ấm. Nước lá lốt nên sử dụng sau bữa ăn tối và kiên trì áp dụng để giảm cơn đau một cách hiệu quả.
Rễ cây trinh nữ
Đây là loại dược liệu được dân gian sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc giảm đau lành tính. Tuy nhiên, cây trinh nữ không thể giúp chúng ta điều trị tận gốc bệnh loãng xương hay các chứng bệnh về xương khớp khác. Nếu các cơn đau nhức vẫn kéo dài, bạn cần đến các bệnh viện để được kiểm tra kịp thời.
Cách sử dụng:
- Bạn dùng rễ trinh nữ đã rửa sạch, thái mỏng và tẩm với rượu.
- Sau đó người dùng sao cho thật thơm và đem nấu với 400ml nước. Đến khi phần nước cạn còn khoảng 100ml, bạn chia nước thành 2 lần để uống hết trong ngày.
- Ngoài ra, chúng ta cũng có thể nấu rễ trinh nữ thành dạng cao lỏng để pha với rượu uống dần.
Một số phương pháp khác giúp chữa trị loãng xương là gì?
Cùng với thuốc Tây y, thực phẩm chức năng hay mẹo dân gian, chúng ta có thể sử dụng thêm thuốc Đông y hoặc các bài tập đơn giản để tăng cường sức khỏe cho xương khớp.
Sử dụng thuốc Đông y: Hiện nay cũng có khá nhiều người lựa chọn các đơn thuốc từ Đông y để chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện. Theo đó, các dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc như: Cốt toái bổ, hoài sơn, nhục quế, đương quy, hoàng bá, phục linh, đương quy, đỗ trọng, đẳng sâm, hoàng kỳ, thương truật, bạch thược,..... Có khá nhiều bệnh nhân đang lựa chọn sử dụng các bài thuốc Đông y là: Quốc dược Phục cốt thang, Bổ âm thang, Thân thống trục ứ thang,...
Trong quá trình sử dụng bạn cũng cần lưu ý, sử dụng theo đúng liệu trình được kê đơn, không tự ý thay đổi đơn thuốc hoặc uống ngắt quãng liệu trình làm giảm hiệu quả. Ngoài ra, việc kết hợp thuốc Đông y và Tây y cũng cần có sự cho phép của các bác sĩ.
Những bài tập hiệu quả tốt cho người bị loãng xương: Cùng với việc sử dụng thuốc, các bài tập vận động nhẹ nhàng tại nhà cũng là giải pháp phù hợp để chúng ta cải thiện tình trạng loãng xương. Bạn có thể áp dụng một số bài tập hỗ trợ dưới đây:
- Bài tập tư thế cái cây: Người bệnh đứng thẳng trên sàn nhà và thả lỏng cơ thể. Sau đó, bạn co 1 chân lên và áp lòng bàn chân vào đùi trong của bên chân còn lại. Chú ý giữ thăng bằng cơ thể bằng 1 chân. Sau đó, chắp hai tay trước ngực và duy trì tư thế này từ 30 giây đến 1 phút. Chúng ta lặp lại động tác này với chân còn lại và thực hiện bài tập với 5 - 6 lần đổi bên.
- Bài tập chào mặt trời: Bạn chuẩn bị tư thế ở trạng thái quỳ 1 chân dưới sàn, chân còn lại sẽ để vuông góc với mặt sàn. Hai tay đồng thời để ngang vai và hướng về trước mặt. Tiếp theo, người bệnh hạ chân quỳ ra đằng sau, tay đồng thời vươn lên cao và ngả người về sau. Kết hợp điều chỉnh hơi thở nhịp nhàng trong quá trình luyện tập sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt.
- Bài tập nửa vầng trăng: Với bài tập này, người bệnh chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng người trên sàn tập, sau đó từ từ cúi người xuống để một tay chạm vào sàn. Tay còn lại bạn giơ cao lên bên trên, 1 chân để song song với mặt sàn và có thể tựa lòng bàn chân vào tường để có điểm tựa. Tư thế này chúng ta duy trì trong khoảng 30 giây và lặp lại động tác.
Thực phẩm cho người bị loãng xương là gì?
Có thể bạn chưa biết, bệnh loãng xương cũng có liên quan mật thiết đối với các thực phẩm chúng ta bổ sung mỗi ngày. Chế độ ăn uống ảnh hưởng tới kết quả điều trị loãng xương cũng như bất cứ bệnh lý nào khác. Vì vậy, người bệnh cần chú ý về vấn đề sử dụng đồ ăn thức uống như sau:
- Sử dụng sữa và các chế phẩm của sữa: Trong sữa có chứa nguồn dinh dưỡng lớn, lượng canxi dồi dào giúp tăng cường sự chắc khỏe cho xương, giúp bạn phòng ngừa loãng xương cũng như bổ sung thêm canxi cho người bệnh.
- Hải sản: Những loại hải sản như cua, tôm là những nguồn thực phẩm có chứa hàm lượng canxi rất cao và đem đến nhiều lợi ích cho xương khớp. Do đó, bạn nên bổ sung hải sản vào thực đơn ăn uống 2 - 3 lần mỗi tuần.
- Tăng cường ăn trứng: Trong trứng có chứa nhiều vitamin, nổi bật nhất là vitamin D cùng một số khoáng chất có lợi cho xương khớp. Vì vậy bạn cũng nên sử dụng trứng thường xuyên để duy trì sức khỏe cho xương.
- Cá ngừ, cá hồi: Đây là nhóm cá có chứa hàm lượng omega-3 dồi dào, giúp chúng ta phòng ngừa tình trạng viêm cũng như một số bệnh lý về xương khớp rất hiệu quả. Xương khớp được bổ sung thêm nguồn dưỡng chất để chắc khỏe hơn.
- Bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh: Trong nguồn rau xanh, trái cây có chứa các chất xơ và vitamin rất dồi dào. Những dưỡng chất này giúp cho sức đề kháng của cơ thể được nâng cao, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ bệnh loãng xương.
Ngoài các thực phẩm được chúng tôi gợi ý nên sử dụng trên, bạn cũng cần chú ý tránh sử dụng một số loại đồ ăn, thức uống sau:
- Đồ ăn nhiều muối: Nhiều người có thói quen sử dụng nhiều muối trong các món ăn. Nhưng việc bổ sung nhiều muối sẽ làm cho lượng canxi bị đào thải khỏi cơ thể một cách nhanh chóng và làm bệnh loãng xương trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đồ ăn nhiều đường: Cùng với muối, đường cũng là thành phần cần hạn chế trong các bữa ăn của người bệnh bị loãng xương. Bởi đường làm cơ thể tăng cường đào thải cả canxi và phốt pho, xương khớp bị suy yếu một cách nhanh chóng.
- Đồ uống người bệnh cần tránh khi loãng xương là gì? Đó chính là các thức uống chứa cafein như trà, cà phê. Thức uống này làm gia tăng khả năng sụt giảm canxi, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe xương khớp.
Nên Xem: Loãng Xương Uống Sữa Gì? Top Những Sản Phẩm Được Tin Dùng
Các cách phòng ngừa bệnh loãng xương tốt nhất hiện nay
Như các bạn đã thấy, bệnh loãng xương gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho cuộc sống của người bệnh. Thường bệnh nhân sẽ chỉ phát hiện ra loãng xương khi cơ thể đã có những biến chứng nặng. Để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất, bạn hãy áp dụng một số phương pháp đơn giản dưới đây:
- Chúng ta nên tăng cường vận động, rèn luyện thói quen tập thể dục thể thao, hoặc các môn vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể lực của bản thân. Đây là cách để nâng cao sức khỏe cho xương khớp nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
- Chế độ ăn uống cần được sắp xếp hợp lý, bổ sung dưỡng chất phù hợp để duy trì sức khỏe ổn định. Bạn cũng có thể tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng.
- Bạn cũng cần tránh mang vác các đồ vật quá nặng hoặc đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột.
- Việc tắm nắng vào sáng sớm là cách để chúng ta tăng cường khả năng hấp thụ canxi hơn, kích thích cơ thể sản sinh các dưỡng chất để nuôi dưỡng sức khỏe xương khớp.
- Bạn cũng nên thăm khám tại các cơ sở y tế định kỳ để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường ở xương khớp, từ đó có cách khắc phục hiệu quả.
- Ngoài ra, các bạn cũng cần chú ý không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc điều trị bệnh khi chưa có sự tư vấn từ các chuyên gia.
Loãng xương là gì? Đâu là những nguy cơ loãng xương thường gặp hiện nay hay cách điều trị hiệu quả cho người bệnh đều đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết trong bài viết này. Mong rằng qua đây bạn đọc đã nắm rõ những thông tin quan trọng về bệnh loãng xương để có biện pháp chữa trị, phòng ngừa hiệu quả. Trong mọi trường hợp, chúng ta đều cần ưu tiên tới các cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán kịp thời.
Cùng Chuyên Mục:
- Top Các Loại Thuốc Chống Loãng Xương Của Mỹ Tốt Nhất
- Tìm Hiểu Thông Tin Chi Tiết Về Thuốc Loãng Xương Của Đức
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!