Bệnh Tổ Đỉa Có Chữa Khỏi Được Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả
Tổ đỉa được biết đến là bệnh da liễu mãn tính, khởi phát do nhiều nguyên nhân, thường kéo dài dai dẳng và dễ tái phát. Tình trạng này dù không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống với những cơn ngứa dữ dội, nốt mụn ửng đỏ trên da. Đây cũng chính là lý do nhiều người lo lắng bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng lắng nghe chuyên gia giải đáp chi tiết về vấn đề này cùng một số lưu ý cần nhớ để đẩy nhanh quá trình điều trị.
Bác sĩ giải đáp: Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?
Tổ đỉa là bệnh da liễu, thuộc một dạng của bệnh chàm với đặc trưng là các nốt mụn nước đỏ hoặc trắng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể, gây ngứa ngáy khó chịu. Thông thường nốt mụn sẽ biến mất sau khoảng 3 – 4 tuần nhưng lại khiến da khô ráp, bong tróc, dày sừng gây mất thẩm mỹ.
Người ta phát hiện ra các yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh tổ đỉa đó là dị ứng, mắc bệnh hen suyễn, mề đay, rối loạn thần kinh giao cảm, nấm kẽ chân, tiếp xúc với hóa chất độc hại, môi trường sống bị ô nhiễm, tác dụng phụ của thuốc,…
Các triệu chứng của tổ đỉa thường kéo dài dai dẳng, dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi, cũng bởi vậy mà nhiều người thắc mắc bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không. Theo các chuyên gia da liễu, có 2 trường hợp như sau:
- Nếu bệnh khởi phát cấp tính, được xử lý sớm và các triệu chứng xuất hiện do yếu tố ngoại sinh như thời tiết, môi trường, hóa chất,…. hoàn toàn có thể tự khỏi sau 2 – 4 tuần nếu người bệnh biết cách chăm sóc, bảo vệ bản thân trước các tác nhân gây hại.
- Trong trường hợp tổ đỉa tiến triển ở thể mãn tính hoặc có nguyên nhân nội sinh, đã tái phát thường xuyên trong nhiều năm sẽ khó chữa khỏi hoàn toàn. Lúc này các biện pháp điều trị chỉ mang tính chất ngăn ngừa triệu chứng tiến triển nặng hơn, tránh biến chứng.
Như vậy, có thể thấy, với thắc mắc bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không, hiệu quả cao hay thấp cũng chịu tác động của một số yếu tố như:
- Tác nhân gây bệnh: Có nhiều tác nhân gây bệnh tổ đỉa, nếu nguyên nhân được xác định từ sớm và chính xác, khả năng chữa khỏi là rất cao, thay vì chỉ tập trung điều trị triệu chứng.
- Mức độ bệnh: Lựa chọn phương pháp điều trị càng sớm, khi bệnh ở mức độ nhẹ, chưa tiến triển nghiêm trọng thì dễ dàng chữa dứt điểm hơn.
- Thể trạng: Nếu sức đề kháng tốt, cơ thể khỏe mạnh, khả năng đáp ứng thuốc tốt thì bạn sẽ rút ngắn được thời gian điều trị và hiệu quả cũng cao hơn.
- Phương pháp: Mỗi tình trạng bệnh cần phương pháp chữa khác nhau. Những người áp dụng đúng biện pháp khả năng trị khỏi sẽ cao hơn trường hợp khác.
Cách điều trị tổ đỉa cho hiệu quả cao nhất
Như đã nói, bệnh tổ đỉa có thể chữa khỏi nếu biết áp dụng đúng biện pháp, đồng thời xử lý ngay khi mới khởi phát. Việc để bệnh tiến triển càng lâu, các triệu chứng càng nặng sẽ rất khó để điều trị dứt điểm. Thông thường, người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân, mức độ bệnh và lắng nghe lời khuyên về cách chữa phù hợp.
Dưới đây là một số gợi ý cách điều trị tổ đỉa cho hiệu quả cao nhất.
Dùng nguyên liệu tự nhiên
Trong trường hợp ở mức độ bệnh nhẹ, giai đoạn mới khởi phát và các triệu chứng chưa tiến triển nghiêm trọng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nguyên liệu tự nhiên sẵn có để điều trị. Cách chữa tổ đỉa theo mẹo dân gian được truyền miệng từ xa xưa, đến nay vẫn có không ít người áp dụng thành công. Do sử dụng nguyên liệu lành tính nên các phương pháp này thường an toàn, không gây tác dụng phụ.
- Dùng lá ổi: Lá ổi đã được nghiên cứu là có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, tiêu độc và cầm máu tốt, do đó thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý ngoài da, đặc biệt là tổ đỉa. Khi thực hiện, bạn chuẩn bị 250g lá ổi tươi, rửa sạch rồi để ráo nước. Lúc này đun sôi 1 lít nước, cho lá ổi vào tiếp tục đun thêm 5 – 7 phút rồi tắt bếp. Cho nước đã đun ra chậu, chờ khi nguội bớt thì dùng để ngâm rửa vị trí bị tổn thương trong khoảng 30 phút, nên thực hiện mỗi ngày và liên tục trong 1 tháng.
- Muối biển: Nếu bạn bị khó chịu bởi cảm giác ngứa ngáy dữ dội do tổ đỉa, có thể dùng muối biển để cải thiện. Do đặc tính kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm nhẹ, muối biển sẽ hạn chế sưng viêm, tránh nguy cơ nhiễm trùng, giảm ngứa nhanh. Người bệnh chuẩn bị 3 thìa muối biển cho vào chảo rang nóng, chờ nguội bớt thì đổ vào túi vải sạch, chườm trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa trong khoảng 10 phút, mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần.
- Chữa tổ đỉa bằng tỏi: Tỏi có chứa hàm lượng lớn allicin hoạt động tương tự như chất kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh, giảm sưng viêm, ửng đỏ, ngứa ngáy, tránh các triệu chứng tiến triển nặng hơn. Hãy bóc 2 củ tỏi, cắt lát rồi cho vào lọ thủy tinh sạch, đổ ngập rượu, ngâm trong khoảng 10 ngày. Khi sử dụng, lấy một lượng rượu tỏi vừa đủ thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, để trong 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Sử dụng thuốc Tây y
Các loại thuốc Tây y trị tổ đỉa hiện nay trên thị trường rất phổ biến, có nhiều loại ở dạng bôi, uống trực tiếp, người bệnh sẽ sử dụng khi có sự tư vấn, hướng dẫn từ bác sĩ, chuyên gia. Ngoài ra, trong quá trình dùng cần thận trọng vì các sản phẩm này có thể tiềm ẩn nguy cơ gặp tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc hiệu quả cao được khuyến khích sử dụng đó là:
- Kem bôi Flucinar: Đây là sản phẩm thuộc nhóm thuốc bôi corticoid dạng bôi, được chỉ định điều trị ngắn hạn cho những bệnh nhân tổ đỉa giai đoạn viêm da, thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Flucinar có khả năng kháng viêm, ổn định hoạt động của lớp màng lysosom, giảm triệu chứng sưng đỏ, phù nề trên vùng da bị tổn thương.
- Kem bôi Bactroban: Loại thuốc bôi tổ đỉa này thường được kê đơn điều trị tổ đỉa gây nhiễm trùng, lở loét trên da hoặc nhiễm trùng da diện tích nhỏ. Công dụng chính của Bactroban đó là ức chế quá trình phân chia tế bào vi khuẩn, tiêu diệt tác nhân gây hại, phục hồi bề mặt da bị tổn thương.
- Thuốc uống Griseofulvin: Đối với trường hợp bị tổ đỉa có nhiễm nấm hoặc bội nhiễm do nấm, bác sĩ sẽ kê thuốc Griseofulvin dạng uống. Thuốc có khả năng ức chế quá trình phân chia ADN của tế bào nấm, tiêu diệt chúng, đồng thời cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh tổ đỉa.
Quang hóa trị liệu
Trong trường hợp bệnh nặng, đã áp dụng mẹo dân gian hoặc thuốc Tây y nhưng không cho kết quả khả quan, người bệnh tổ đỉa sẽ được chỉ định quang hóa trị liệu. Đây được hiểu là liệu pháp ánh sáng, dùng thiết bị tạo ra UVA hoặc UVB nhân tạo nhằm mục đích ức chế yếu tố tiền viêm cùng chất trung gian gây viêm, đồng thời tăng cường chức năng của hệ miễn dịch. Quang hóa trị liệu sẽ cho khả năng giảm viêm, cải thiện hiện tượng ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt là phục hồi hàng rào bảo vệ da.
Đối với biện pháp này, người bệnh thường phải kiên trì áp dụng trong 1 – 2 tháng vì hiệu quả chậm, tuy nhiên liệu pháp ánh sáng sẽ cho hiệu quả lâu dài, tương đối an toàn với cơ thể người bệnh. Bạn nên lắng nghe ý kiến bác sĩ để bảo vệ làn da tốt nhất sau khi điều trị, tránh bị cháy nắng, đen sạm, lão hóa,…
Một số lưu ý khi chữa tổ đỉa cần nhớ
Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh, cách chăm sóc, điều trị tại nhà,…. Do đó nếu muốn đẩy nhanh quá trình phục hồi, ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Giữ gìn tay chân, cơ thể sạch sẽ, luôn vệ sinh sau khi làm việc, học tập, vui chơi.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, khi làm việc nhà cần đeo đồ bảo hộ.
- Ưu tiên dùng xà phòng, dầu gội, mỹ phẩm chứa thành phần an toàn với da.
- Che chắn cơ thể cẩn thận với mũ, kính, áo khi đi ngoài trời nắng.
- Ngay khi có những triệu chứng bất thường, bạn hãy nhanh chóng thăm khám, tìm biện pháp điều trị, tránh để bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
- Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về cách dùng thuốc, lịch thăm khám trong phác đồ điều trị.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung những thực phẩm tốt, hạn chế đồ ăn có hại.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, cân bằng thời gian học tập, nghỉ ngơi, không để bản thân rơi vào trạng thái stress, căng thẳng.
Những thông tin ở bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời thắc mắc bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không. Để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, tránh tình trạng tiến triển dai dẳng và liên tục tái phát, bạn cần lắng nghe sự tư vấn của chuyên gia, đồng thời thăm khám từ sớm và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!