Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không Và Cách Chữa Tốt Nhất Đừng Bỏ Qua

Tổ đỉa là bệnh lý ngoài da phổ biến hiện nay, có triệu chứng dễ nhận biết là các nốt mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân. Không chỉ gây mất thẩm mỹ mà hiện tượng này còn tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do xuất hiện nhiều mụn nước và rất dễ vỡ nên mọi người thường lo lắng sẽ bị lây lan khi tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên thực tế bệnh tổ đỉa có lây không vẫn là thắc mắc chưa được giải đáp rõ ràng. Ở bài viết này, hãy cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia về vấn đề này, cùng với đó là một số cách điều trị tốt nhất để cải thiện triệu chứng nhanh chóng. 

Giải đáp chi tiết: Bệnh tổ đỉa có lây không?

Tổ đỉa là bệnh da liễu thường gặp với đặc trưng là mụn nước nhiều ở tay, chân, tạo cảm giác ngứa ngáy, thậm chí là đau rát khi nốt mụn bị vỡ ra. Tình trạng này khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt và cuộc sống. Đặc biệt tổ đỉa có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn, khó điều trị dứt điểm hoàn toàn. Khi gặp những yếu tố thuận lợi, bệnh rất dễ tái phát và kéo dài dai dẳng.

Tổ đỉa là bệnh da liễu thường gặp với đặc trưng là mụn nước nhiều ở tay, chân
Tổ đỉa là bệnh da liễu thường gặp với đặc trưng là mụn nước nhiều ở tay, chân

Đặc điểm của tổ đỉa là những nốt mụn nước ở vùng rộng, nếu không cẩn thận hoặc gãi, chà xát mạnh, mụn vỡ ra chảy mủ, dịch. Thêm vào đó, những trường hợp bệnh nặng còn bị lở loét chân tay, rỉ máu mủ, dịch nhầy chảy ra nhiều. Bởi vậy, không ít người lo lắng tiếp xúc với người bệnh sẽ bị lây, có tâm lý sợ hãi, xa lánh.

Tuy nhiên thực tế bệnh tổ đỉa có lây không? Theo các chuyên gia khẳng định, tổ đỉa không lây lan qua con đường tiếp xúc thông thường. Kể cả khi mụn nước bị vỡ ra, chảy dịch mủ và tiếp xúc trực tiếp với người đối diện cũng không gây lây lan như một số bệnh da liễu khác. Lý do được đưa ra là bởi tổ đỉa hình thành do người bệnh tiếp xúc với hóa chất, có môi trường sống, làm việc không sạch sẽ, do cơ địa nhạy cảm hoặc tác dụng phụ của thuốc, chưa ghi nhận trường hợp bị bệnh do lây từ người này sang người khác.

Mặc dù với thắc mắc bệnh tổ đỉa có bị lây không, các bác sĩ khẳng định là không, tuy nhiên hiện tượng này lại dễ dàng lan rộng, lây nhiễm trên chính cơ thể người bệnh. Nếu không cẩn thận để mụn nước vỡ ra hoặc cố tình gãi, chà xát mạnh khi ngứa ngáy, mủ, dịch khiến vùng da bệnh lan rộng, làm tăng nguy cơ bội nhiễm, thậm chí nguy hiểm hơn là nhiễm trùng máu. Tổ đỉa không giống như dịch cúm, virus với sức lây lan khủng khiếp nhưng chúng có thể xuất hiện trên cơ thể bạn bất kỳ lúc nào, chỉ cần gặp điều kiện thuận lợi, do đó cần chú ý trong sinh hoạt, ăn uống, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ để ngăn ngừa các triệu chứng hình thành, tái phát.

Tổ đỉa được các chuyên gia khẳng định là không lây từ người sang người
Tổ đỉa được các chuyên gia khẳng định là không lây từ người sang người

Ngoài vấn đề tổ đỉa có lây không, nhiều người còn thắc mắc bệnh tổ đỉa có di truyền không. Các chuyên gia cho biết, di truyền chính là một trong những nguyên nhân gây ra tổ đỉa. Theo nghiên cứu, nếu có mẹ bị bệnh lý này, tỷ lệ con cũng mắc bệnh là 8%, đặc biệt trong trường hợp cả bố và mẹ đều bị tổ đỉa thì khả năng con mắc bệnh lên đến 41%. Bởi vậy có thể thấy rất nhiều người mắc bệnh tổ đỉa bẩm sinh, kể cả khi đảm bảo cách chăm sóc, vệ sinh trẻ đúng cách và đảm bảo môi trường sống chất lượng.

Như vậy, với thắc mắc bệnh tổ đỉa có lây không, câu trả lời là bệnh không lây lan từ người sang người nhưng có thể khởi phát theo đường di truyền và rất dễ lan rộng trên khắp cơ thể người bệnh nếu cách chăm sóc không đúng. Do đó bạn không nên chủ quan, cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của bản thân để các triệu chứng không có cơ hội xuất hiện hay tái phát.

Phương pháp trị tổ đỉa tốt nhất

Tổ đỉa mặc dù không gây nguy hiểm cho tính mạng như một số bệnh mãn tính khác nhưng lại khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và tiềm ẩn nhiều biến chứng. Do đó, khi các biểu hiện của tổ đỉa xuất hiện, bạn cần tìm biện pháp cải thiện phù hợp. Theo đó, có thể áp dụng mẹo dân gian hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Nên tìm biện pháp trị bệnh phù hợp để ngăn ngừa biến chứng
Nên tìm biện pháp trị bệnh phù hợp để ngăn ngừa biến chứng

Mẹo dân gian

Dân gian truyền tai nhau rất nhiều nguyên liệu có sẵn trong vườn có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa, kích thích làm lành tổn thương nên thường được sử dụng để cải thiện bệnh da liễu. Bởi vậy, nếu bị tổ đỉa ở thể nhẹ, các triệu chứng chưa tiến triển nghiêm trọng, bạn hoàn toàn có thể áp dụng mẹo chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian an toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí như sau:

  • Dùng muối biển: Muối biển là nguyên liệu có đặc tính sát trùng, khử khuẩn, chống viêm nhiễm nhẹ, đặc biệt giúp giảm ngứa ngáy nhanh chóng, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm da. Khi bị tổ đỉa, bạn lấy 3 thìa muối hạt rang nóng, sau đó chờ nguội bớt thì cho vào túi vải rồi chườm lên tay, chân – khu vực đang bị bệnh sẽ cải thiện được các triệu chứng. Nên áp dụng mẹo trị tổ đỉa với muối từ 1 – 2 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng tỏi: Tỏi có chứa hàm lượng dồi dào allicin – hoạt chất có khả năng kháng viêm, ức chế sự hình thành của vi khuẩn, vi nấm, ngăn ngừa hiện tượng sưng viêm, ngứa ngáy khó chịu. Bạn bóc vỏ 1 nắm tỏi tươi, cho vào bình thủy tinh nhỏ, đổ rượu ngập bình, đậy kín nắp và ngâm trong khoảng 7 – 10 ngày. Khi sử dụng, lấy 1 ít rượu tỏi thoa nhẹ nhàng lên vùng da đang bị tổn thương, chú ý cẩn thận tránh làm vết mụn vỡ ra. Để dung dịch trên da khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Lá trầu không: Lá trầu không thường được sử dụng để cải thiện các triệu chứng của bệnh da liễu. Nguyên liệu này có chứa nhiều tinh dầu, cùng các hoạt chất quý có tác dụng ức chế sự phát triển của trực trùng coli, tụ cầu, vi khuẩn,… đồng thời giảm ngứa ngáy, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương. Người bệnh tổ đỉa lấy 7 lá trầu không ngâm rửa cùng nước muối pha loãng rồi vò nát. Tiếp đến đun sôi 2 lít nước, cho lá trầu không vào đun thêm 5 phút. Phần nước thu được cho ra chậu, pha thêm nước lạnh để giảm bớt độ nóng, dùng để ngâm rửa tay chân trong 10 – 15 phút.
Tỏi có thể đẩy lùi các triệu chứng của bệnh nhanh chóng
Tỏi có thể đẩy lùi các triệu chứng của bệnh nhanh chóng

Dùng thuốc

Ngoài mẹo dân gian kể trên, người bị tổ đỉa có thể sử dụng thuốc Tây y dạng uống hoặc bôi để đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng. Nhóm thuốc này thường cho hiệu quả tích cực, tuy nhiên rất dễ gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, tuân thủ liều lượng được chỉ định.

  • Cồn BSI 1 – 3 %: Các thành phần trong thuốc này khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương có khả năng sát khuẩn, cải thiện vùng da bong tróc, ức chế sự hình thành của tác nhân gây hại như vi khuẩn, vi nấm.
  • Dung dịch Milian: Đây cũng là loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị tổ đỉa, nhất là những trường hợp xuất hiện nhiều mụn nước. Sản phẩm có công dụng sát trùng nhẹ, tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm ở vùng da bị tổn thương.
  • Kem bôi Bactroban: Các bác sĩ thường kê kem bôi Bactroban khi bệnh nhân bị lở loét da do tổ đỉa và vùng da nhiễm trùng nhỏ. Tác dụng chính của thuốc là ức chế quá trình phân chia tế bào vi khuẩn và tiêu diệt chúng, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương.
  • Kem bôi Dermovate: Nếu đang tìm loại thuốc bôi tổ đỉa để giảm tình trạng ngứa ngáy khi bị bệnh, đừng bỏ qua kem bôi Dermovate. Sản phẩm có tác dụng giảm bớt tổn thương, kích thích tái tạo và phục hồi da, ức chế tác nhân gây dị ứng, chống viêm và giảm ngứa nhanh.
Sử dụng kem bôi trị tổ đỉa cần tham khảo ý kiến chuyên gia
Sử dụng kem bôi trị tổ đỉa cần tham khảo ý kiến chuyên gia

Một số lưu ý cần nhớ để phòng và chữa tổ đỉa

Ngoài nỗi băn khoăn bệnh tổ đỉa có lây không, người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày để đẩy nhanh quá trình điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát:

  • Giữ cơ thể luôn sạch sẽ, đặc biệt là bàn tay, bàn chân.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại hay tác nhân làm tăng nguy cơ bị bệnh, tốt nhất hãy dùng găng tay, đồ bảo hộ khi làm việc nhà.
  • Sử dụng sữa tắm, mỹ phẩm dịu nhẹ, có chứa thành phần tự nhiên, tránh sản phẩm chứa nhiều thành phần hóa học.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung nhiều vitamin từ rau củ quả, đồng thời nên tìm hiểu vấn đề bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì để hạn chế ăn thực phẩm có khả năng khiến cơ thể bị dị ứng.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, dành thời gian tập thể dục thể thao hàng ngày.
  • Không được gãi hoặc chà xát quá mạnh vào khu vực đang chịu tổn thương để tránh lây lan sang vùng da lành.
  • Nếu môi trường sống của bạn bị ô nhiễm về nguồn nước, không khí hoặc có quá nhiều hóa chất độc hại, hãy thay đổi để nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Tốt nhất nên thăm khám ngay khi có những biểu hiện của bệnh để được tư vấn, tìm biện pháp điều trị phù hợp.

Với thắc mắc bệnh tổ đỉa có lây không, các chuyên gia khẳng định là không, do vậy bạn đừng quá lo lắng khi tiếp xúc với người khác. Tuy nhiên không được chủ quan, phải tìm cách cải thiện nhanh chóng các triệu chứng, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn, đồng thời tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về cách phòng, trị bệnh.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bệnh Tổ Đỉa Kiêng Ăn Gì Tốt Nhất? 10 Loại Thực Phẩm Cần Tránh

Bệnh Tổ Đỉa Kiêng Ăn Gì Tốt Nhất? 10 Loại Thực Phẩm Cần Tránh

Với những bệnh da liễu mãn tính như tổ đỉa, ngoài việc tìm đến biện pháp chữa trị phù hợp thì còn cần chú ý…
Bệnh Tổ Đỉa Có Chữa Khỏi Được Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bệnh Tổ Đỉa Có Chữa Khỏi Được Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tổ đỉa được biết đến là bệnh da liễu mãn tính, khởi phát do nhiều nguyên nhân, thường kéo dài dai dẳng và dễ tái…