Có nên nặn mụn bọc hay không và những điều cần lưu ý
Không chỉ những người ở độ tuổi dậy thì mà bất kỳ ai, giới tính nào cũng có thể mọc mụn bọc trên mặt. Loại mụn này gây khó chịu cho người bị mụn và luôn tạo ra tâm lý cần loại bỏ nó. Vậy câu hỏi đặt ra là có nên nặn mụn bọc. Cùng tìm hiểu bài viết này để có thêm kiến thức về vấn đề này.
Có nên nặn mụn bọc không?
Tâm lý chung của người bị mụn bọc đó là muốn nhanh chóng loại bỏ mụn trên khuôn mặt. Điều này khiến tay luôn muốn sờ lên mặt để nặn mụn. Tuy nhiên, nặn mụn cũng cần phải đúng cách và có phương pháp và không phải loại mụn nào cũng có thể nặn được.
Hoàn toàn có thể nặn mụn bọc nếu như bác sĩ da liễu chỉ định hoặc nhận thấy mụn chín muồi. Không nên nặn mụn khi chúng chưa chín cồi, se miệng và đẩy nhận lên bề mặt da. Bởi giai đoạn đầu, nhân mụn bọc sẽ nằm rất sâ ở dưới lỗ chân lông.Nếu cố gắng nặn mụn bọc khi mụn chưa chín thì nguy cơ để lại thâm sẹo là rất cao.
Hướng dẫn cách nặn mụn bọc không đầu đúng cách
Khi đã xác định được mụn bọc có thể nặn, cần có những phương pháp an toàn hiệu quả để nặn mụn. Bởi cách làm rất quan trọng, quyết định tới kết quả nặn mụn sau này. Dưới đây là những bước khi nặn mụn cần nắm rõ:
Bước 1: Làm sạch da mặt
Làm sạch da mặt cần được thực hiện theo 2 bước: tẩy trang và rửa mặt.Tẩy trang là một bước bắt buộc phải làm trong quá trình làm sạch da mặt. Với những làn da đang gặp tình trạng mụn nặng, nước tẩy trang là sản phẩm được khuyên dùng bởi sự lành tính, dịu nhẹ và an toàn cho da. Không nên chọn các sản phẩm có chứa cồn hay chất tẩy rửa quá mạnh, ưu tiên sử dụng các sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm. Bông tẩy trang nên chọn loại cotton, mặt bông mềm, không bị bong xơ.
Sữa rửa mặt được sử dụng phải là loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, có độ pH cân bằng, không chứa các chất gây kích ứng da, đảm bảo khả năng làm sạch tối ưu. Đồng thời, sữa rửa mặt nên được bổ sung các chiết xuất có khả năng chống viêm, diệt khuẩn và trị thâm như nghệ, mật ong, nha đam, trà xanh…
Bước 2: Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn
Trước khi nặn mụn, hãy rửa sạch tay với nước rửa tay hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng khác. Cần vệ sinh tay và các dụng cụ một cách kỹ lưỡng trước khi tiến hành nặn mụn. Nếu việc nặn mụn của bạn cần đến dụng cụ nặn, hãy vệ sinh chúng bằng cồn y tế, nước oxy già hoặc nước nóng 100 độ trước khi sử dụng.
Bước 3: Xông hơi cho da mặt
Xông hơi cho da là cách giúp mở lỗ chân lông, nhằm làm giảm cảm giác đau đớn trong quá trình nặn mụn.Trong trường hợp bạn không có dụng cụ xông hơi chuyên dụng, bạn có thể đun sôi nước sạch. Sau đó đưa mặt sao cho cách miệng nồi 30 – 40 cm trong vòng 5 phút để cho hơi nóng phả vào mặt. Chú ý, nhiệt độ thích hợp cho việc xông hơi là khoảng 40 độ C, bạn không nên xông quá nóng vì có thể bị bỏng da.
Bước 4: Chích đầu mụn bằng kim tiệt trùng
Kim khi sử dụng cần được tiệt trung cẩn thận, sau đó nhẹ nhàng rạch đầu mụn với các nốt mụn chưa đẩy cồi lên trên bề mặt da. Việc chích kim này cũng áp dụng với những mụn đã gom cồi và đầu mụn đã khô.
Bước 5: Nặn mụn bọc nhẹ nhàng, an toàn
Trong quá trình nặn mụn, bạn cần xác định ra đâu là những nốt mụn có thể nặn và nốt mụn chưa nặn được. Việc nặn mụn cần được thực hiện đúng cách và vệ sinh để hạn chế việc hình thành sẹo khó chữa sau nặn.Cách làm: Ấn nhẹ từ mọi phía, đảm bảo lực dồn về phía trung tâm mụn, nên nặn nhẹ để tránh bị sẹo. Bạn cũng có thể sử dụng các dụng cụ nặn mụn nếu có.
Bước 6: Rửa sạch mặt, chăm sóc da sau nặn mụn
Sau khi nặn mụn bọc, cần rửa mặt lại với sữa hay nước rửa mặt có chứa thành phần kháng khuẩn. Hoặc có thể đắp mặt nạ nếu muốn da sạch hoàn toàn. Nếu đắp mặt nạ trị mụn, bạn nên dùng mặt nạ tự nhiên để không bị dị ứng da. Các bạn nên chú ý rửa mặt lại với sữa hay nước rửa mặt có chứa thành phần kháng khuẩn.
Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn
Vệ sinh da sạch sẽ Làn da sau khi nặn mụn rất dễ nhạy cảm và cần được chăm sóc cẩn thận. Trong đó rửa mặt là bước quan trọng và lưu tâm. Thời gian đầu hãy sử dụng nước muối để rửa mặt, tránh sử dụng các loại sữa rửa mặt để hạn chế kích ứng nhất có thể. Việc này cần thực hiện 2 lần/ngày để đảm bảo làn da luôn được sạch sẽ và thông thoáng.Bên cạnh đó, cần hạn chế sờ chạm tay vào vùng da vừa nặn mụn bọc bởi da tay luôn tồn tại vi khuẩn, việc chạm vào vùng da vết thương hở làm nguy cơ sinh mụn, nhiễm khuẩn rất cao.
Bảo vệ da khỏi tác động mặt trời
Không để da tiếp xúc trực tiếp với mặt trời. Trong thời gian này, khi miệng vết thương vừa lên da non, chúng sẽ rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Tia UV trong ánh nắng có thể ngăn cản việc lành da một cách tự nhiên, tạo thành các vết sẹo thâm.
Tránh trang điểm sau khi nặn mụn
Sau khi nặn mụn, cần hạn chế tối đa việc trang điểm, vì các hạt phấn trang điểm sẽ thấm vào da khiến vết thương trên da dễ bị nhiễm trùng.Đồng thời, việc sử dụng nhiều sản phẩm để che phủ những nốt đỏ sau nặn mụn, sẽ khiến da bị bít tắc. Điều đó không những làm kéo dài thời gian lành vết thương mà còn khiến da dễ viêm nhiễm.
Sau khi nặn mụn, làn da sẽ trở nên nhạy cảm và có những vết thương hở. Vì thế, việc sử dụng các loại kem dưỡng có chứa AHA, BHA, vitamin C cần tuyệt đối tránh xa. Bởi tác dụng của chúng rất mạnh, sẽ khiến cho làn da trở nên sưng tấy và tổn thương thêm. Ngoài ra cũng nên tránh sử dụng những sản phẩm chứa cồn để hạn chế kích ứng trên da.
Với những thông tin bổ ích ở trên, tin chắc rằng bạn đọc đã có cho mình câu trả lời về việc có nên nặn mụn bọc hay không. Dù tự để mụn bọc bị vỡ hay nặn mụn thì cũng nên chăm sóc da thật cẩn thận sau nặn mụn để tránh tình trạng làn da bị viêm nhiễm, gây thâm và sẹo rỗ sau này. Chúc bạn thành công.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!