Tức Ngực Về Đêm: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Tức ngực về đêm là hiện tượng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Khi xuất hiện bệnh, nhiều người có suy nghĩ rằng nguyên nhân gây ra tình trạng này là do áp lực, căng thẳng hoặc ngủ không đủ giấc, vì vậy họ không đi thăm khám để tìm cách điều trị. Thực chất chứng bệnh này xuất hiện có thể cảnh báo một số bất thường của cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không có biện pháp cải thiện. Đồng hành cùng bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết nguyên, cách điều trị và phòng tránh hiện tượng tức ngực vào ban đêm.

Tức ngực về đêm là bệnh gì?

Tức ngực là tình trạng cảm thấy lồng ngực bị căng tức, đau thắt nghẹn lại, đồng thời việc hô hấp trở nên khó khăn, hụt hơi, khó thở, thở không ra hơi. Đặc biệt hiện tượng này thường xuất hiện vào ban đêm với mức độ ngày càng tăng khiến người mắc bị mất ngủ, rơi vào trạng thái lo lắng, mệt mỏi và dần suy nhược cơ thể, thậm chí người bệnh có thể bị tức ngực sau khi ngủ dậy.

Tức ngực là tình trạng cảm thấy lồng ngực bị căng tức, đau thắt nghẹn lại
Tức ngực là tình trạng cảm thấy lồng ngực bị căng tức, đau thắt nghẹn lại

Nhiều người gặp phải tình trạng này thường có suy nghĩ đây là chứng bệnh phổ biến, không nguy hiểm. Tuy nhiên, thực tế tức ngực về đêm không đơn giản chỉ là triệu chứng do các tác nhân thông thường như mệt mỏi, căng thẳng, stress mà nguy hiểm hơn, đây còn là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh lý, có thể đe dọa đến tính mạng nên bạn tuyệt đối không nên chủ quan.

Một số bệnh như hen suyễn, ngưng thở khi ngủ, suy tim,… nếu không được chữa trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Ngoài ra, hiện tượng này kéo dài còn khiến người bệnh rơi vào trạng thái mất ngủ thường xuyên, ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, sức khỏe, chất lượng công việc và cuộc sống.

Nguyên nhân gây tức ngực về đêm

Có rất nhiều nguyên nhân gây tức ngực về đêm. Các chuyên gia chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính đó là nhóm sinh lý và nhóm bệnh lý. Cụ thể hiện tượng tức ngực vào ban đêm thường bắt nguồn từ những lý do sau:

Do căng thẳng, stress

Những đối tượng thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, hồi hộp, căng thẳng quá mức có thể gặp phải những cơn tức ngực về đêm kéo dài tại thời điểm đó. Nếu tình trạng áp lực, stress, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài do công việc, gia đình, tiền bạc sẽ khiến người bệnh mất ngủ, ngủ không sâu, có thể gặp ác mộng, bị giật mình thức giấc. Thậm chí họ sẽ xuất hiện một số biểu hiện như: Khó thở, thở dốc, tim đập nhanh, toát mồ hôi, bồn chồn, hoảng loạn,…

Trong trường hợp này, người bệnh nếu không kiểm soát tốt tinh thần hoặc có biện pháp cải thiện kịp thời, sẽ dẫn đến các bệnh lý về thần kinh như trầm cảm, rối loạn thần kinh, rối loạn lo âu,….

Căng thẳng, stress có thể gây tức ngực
Căng thẳng, stress có thể gây tức ngực

Tức ngực về đêm do làm việc quá sức

Nhiều người bị chứng khó thở về đêm do làm việc quá sức. Ban ngày nếu chúng ta làm việc nặng, vận động quá sức, gắng sức khiến tim hoạt động nhiều hơn bình thường, dẫn đến tổn thương trong cơ tim. Lúc này, mỗi khi đi ngủ sẽ thường gặp các biểu hiện mệt mỏi, đau tức ngực, hụt hơi, hơi thở ngắn và thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm.

Do chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ được xem là hội chứng rối loạn giấc ngủ, khi đó người bệnh thường xuất hiện những cơn ngưng thở hoàn toàn ít nhất 10 lần trong giấc ngủ và lặp đi lặp lại nhiều lần về ban đêm. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là cơ đường thở yếu, lưỡi và các mô mềm ở hầu họng giãn, gây nghẽn đường thở một phần hoặc hoàn toàn.

Người bệnh khi ngưng thở sẽ đột ngột tỉnh giấc, đồng thời cảm thấy tức ngực, khó thở, thở gấp, ngạt mũi,…

Do trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày cũng được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng ngưng thở về đêm. Đây là tình trạng trào ngược axit từ dạ dày lên ống thực quản gây viêm và tổn thương lớp niêm mạc thực quản, hầu họng, miệng người bệnh. Khi dịch axit chảy ngược lên thực quản sẽ gây bỏng rát vùng ngực, đi kèm các biểu hiện đau tức ngực, khó thở, khó nuốt, buồn nôn, ợ nóng,… Những triệu chứng này thường xuất hiện vào ban đêm hoặc sau khi ăn, khiến người bệnh bị tức ngực buồn nôn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân gây bệnh khó chịu ở ngực
Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân gây bệnh khó chịu ở ngực

Xem thêm

Bệnh suy tim gây tức ngực về đêm

Suy tim là hiện tượng tim mất đi khả năng bơm máu để cung cấp máu đến các bộ phận khác trong cơ thể. Đây được xem là giai đoạn cuối cùng của đa số các bệnh về tim mạch. Người bệnh khi đó sẽ bị giảm khả năng hoạt động, sức khỏe sa sút, cơ thể suy nhược và có thể tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao do rối loạn nhịp tim.

Lúc này, người bị suy tim có thể gặp các triệu chứng như đau tức ngực về đêm, khó thở, phải ngồi dậy để thở khi đang ngủ, tiểu ít, hoa mắt, chóng mặt, phù phổi cấp,….

Bệnh hen suyễn

Hen suyễn hay còn có tên gọi khác là hen phế quản – một chứng bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát nếu điều trị từ sớm. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tức ngực về đêm. Hen suyễn ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động thường ngày của người bệnh. Một số triệu chứng thường gặp của hiện tượng này bao gồm: Thở nhanh, thở dốc, rối loạn giấc ngủ, đau tức ngực, có cảm giác bị bóp nghẹt,…

Trong trường hợp tình trạng hen suyễn trở nên nghiêm trọng với tần suất xuất hiện dày đặc và có hiện tượng tức ngực về đêm, bệnh nhân cần sử dụng thuốc cắt cơn hen thường xuyên.

Do phù phổi

Trong phổi luôn chứa một lượng nhỏ chất dịch nhầy, có tác dụng bôi trơn và giúp cơ quan khác trong cơ thể được hoạt động tốt hơn. Theo đó, phù phổi là tình trạng thừa dịch trong phổi, tập trung nhiều ở các túi khí phổi khiến người bệnh cảm giác tức ngực khó thở, tim đập nhanh. Phù phối cũng có thể đe dọa đến tính mạng người mắc nếu không kịp thời phát hiện và điều trị.

Tức ngực về đêm có thể do phù phổi
Tức ngực về đêm có thể do phù phổi

Viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Khi bị viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng, người bệnh sẽ gặp tình trạng chảy nước mũi, đặc biệt khi nằm ngửa hoặc trong trạng thái ngủ, nước mũi sẽ chảy ngược xuống dưới họng gây tắc nghẽn đường hô hấp. Khi đó, cơ thể không thể đưa oxy đến phổi, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng tức ngực, khó thở về ban đêm.

Rối loạn thực vật gây tức ngực về đêm

Rối loạn thần kinh thực vật là hiện tượng mất cân bằng của 2 hệ thần kinh đối giao cảm và phó giao cảm trong hệ thần kinh thực vật. Lúc này người bệnh sõ có triệu chứng như tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, đau thắt vùng ngực, thở gấp, thở nhanh, hụt hơi, chóng mặt, ù tai, đi không vững.

Chứng bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh vì chỉ là một dạng rối loạn của thần kinh thực vật, tuy nhiên lại gây ra nhiều cản trở đến sinh hoạt, công việc và chất lượng cuộc sống của người mắc.

Biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh tức ngực

Do có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tức ngực về ban đêm, bạn không thể biết chính xác mình bị bệnh do yếu tố nào. Vậy nên khi có những biểu hiện bất thường, bạn cần thăm khám để được chẩn đoán cụ thể, chính xác nhất và có được phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau:

Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý

Bạn cần bổ sung cho cơ thể đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch thông qua việc ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa chua. Đồng thời bổ sung chất béo thực vật như dầu olive, dầu đậu nành để cung cấp năng lượng và hạn chế tình trạng CO2 trong máu tăng cao.

Bạn nên tích cực ăn nhiều rau xanh để tăng cường sức khỏe
Bạn nên tích cực ăn nhiều rau xanh để tăng cường sức khỏe

Ngoài ra bạn cũng nên chú ý không nạp quá nhiều chất béo từ mỡ động vật, thức ăn nhanh vì chúng có thể gây béo phì, mỡ máu và một số bệnh lý nguy hiểm khác.

Thường xuyên tập thể dục, thể thao và vận động nhẹ nhàng

Tập thể dục, thể thao và vận động nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khỏe, giảm căng thẳng, mệt mỏi, cho xương khớp thêm dẻo dai. Đặc biệt bạn nên rèn luyện thói quen hít thở không khí trong lành vào mỗi buổi sáng vì đây là hành động có lợi cho cơ thể, đặc biệt là đối với những người bị phù phổi, hen suyễn,….

Bên cạnh đó, nên chú ý thực hiện bài tập hít thở nhẹ nhàng, vừa sức, không vận động quá mạnh hay lao động quá sức.

Thư giãn tinh thần

Sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, bạn nên dành thời gian thư giãn tinh thần để giảm căng thẳng, stress. Đồng thời chú ý giữ tinh thần luôn vui tươi, thoải mái, suy nghĩ tích cực, lạc quan. Bạn cũng có thể nghe nhạc hoặc đọc truyện trước khi ngủ để có giấc ngủ ngon, tránh tình trạng khó thở, tức ngực và ngủ không sâu giấc.

Tức ngực về đêm xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy nên ngay khi có biểu hiện bất thường, bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và tìm cách điều trị, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

XEM NGAY

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tức Ngực Sau Khi Ăn: Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa Và Xử Lý

Tức Ngực Sau Khi Ăn: Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa Và Xử Lý

Tức ngực sau khi ăn có thể là tình trạng thông thường, xuất hiện phổ biến gây khó chịu, buồn bực cho bạn, tuy nhiên…
Tức Ngực Khó Thở Tim Đập Nhanh: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Tức Ngực Khó Thở Tim Đập Nhanh: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Thông thường tình trạng tức ngực khó thở tim đập nhanh là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp,…
Tức Ngực Sau Khi Tiêm Vacxin Có Nguy Hiểm Không, Nên Làm Gì?

Tức Ngực Sau Khi Tiêm Vacxin Có Nguy Hiểm Không, Nên Làm Gì?

Vacxin là một loại chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, nguồn gốc từ vi sinh vật, tác dụng tạo miễn dịch đặc hiệu…
Tức Ngực Buồn Nôn: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa, Điều Trị

Tức Ngực Buồn Nôn: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa, Điều Trị

Đôi khi bạn cảm thấy tức ngực buồn nôn kèm các triệu chứng khác như khó thở, đau bụng, ho,... mà không biết nguyên nhân…
Tức Ngực Sau Khi Uống Rượu Là Do Đâu? Làm Sao Để Khắc Phục?

Tức Ngực Sau Khi Uống Rượu Là Do Đâu? Làm Sao Để Khắc Phục?

Bị tức ngực sau khi uống rượu là hiện tượng bất thường bạn có thể gặp phải, nhất là đối tượng nam giới. Biểu hiện…
Tức Ngực Sau Khi Ngủ Dậy Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Cải Thiện?

Tức Ngực Sau Khi Ngủ Dậy Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Cải Thiện?

Những cơn tức ngực sau khi ngủ dậy khiến cơ thể đau nhức, mệt mỏi và vô cùng khó chịu. Đó có thể là các…
Chia sẻ
Bỏ qua