Bầu 4 Tháng Khó Thở: Nguyên Nhân, Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Xử Lý

Bà bầu dễ cảm giác khó thở khi mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu và giữa của thai kỳ. Đây là triệu chứng khó chịu khi cảm giác thiếu không khí và có thể khiến bà bầu cảm thấy thở mệt nhọc hụt hơi kèm đau tức ngực. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các câu hỏi: Bầu 4 tháng khó thở có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân do đâu và làm sao để giảm tình trạng này?

Lý do mẹ bầu bị khó thở trong quá trình mang thai

Không chỉ những mẹ bầu 4 tháng có thể có cảm giác khó thở mà một số bà bầu có thể cảm thấy tình trạng này từ sớm hơn rất nhiều. Có một số lý do tại sao bà bầu có thể bị khó thở trong các giai đoạn mang thai mà bạn nên lưu ý.

Khó thở có phải dấu hiệu ban đầu của việc mang thai hay không?

Tương tự tình trạng bầu 3 tháng khó thở, một vấn đề được nhiều mẹ thắc mắc là triệu chứng này có phải dấu hiệu mang thai từ 4 – 5 tháng tuổi?

Khó thở không phải là dấu hiệu mang thai sớm đối với người phụ nữ khi chưa nhận được kết quả thử thai dương tính. Khó thở có thể do các yếu tố khác gây ra, chẳng hạn như những thay đổi nội tiết tố xảy ra xung quanh thời kỳ rụng trứng và trong giai đoạn hoàng thể, tức là nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Khó thở không phải dấu hiệu sớm của việc mang thai
Khó thở không phải dấu hiệu sớm của việc mang thai

Sau khi rụng trứng, nồng độ Progesterone cũng sẽ có chiều hướng tăng lên để giúp xây dựng niêm mạc tử cung khỏe mạnh. Nó giúp thúc đẩy một thai kỳ khỏe mạnh.

Nếu bạn không mang thai, lớp niêm mạc tử cung này sẽ bị bong ra khi người phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, khó thở có thể là dấu hiệu sớm cho thấy phụ nữ đang mang thai khi đi kèm với các triệu chứng khác. 

Các dấu hiệu mang thai đầu tiên bao gồm cảm thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt. Phụ nữ mang thai có thể bị sưng hoặc chảy nước vú, chuột rút và đốm máu dù không có kinh nguyệt. Các triệu chứng ban đầu khác của việc mang thai bao gồm thèm ăn hoặc nhạy cảm với mùi vị của một số loại thực phẩm, buồn nôn, chóng mặt, tăng đi tiểu, đầy hơi, chướng bụng, đầy hơi và táo bón,…

Các triệu chứng của thời kỳ đầu mang thai có thể giống như phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt hoặc bị ốm. Vì vậy, nếu có nghi ngờ thì cần thực hiện thử thai để khẳng định thai mới có thể bước sang giai đoạn dưỡng thai.

Bầu 4 tháng khó thở có phải tình trạng bình thường hay không?

Đầu tiên chúng ta sẽ xác định những giai đoạn mà thai phụ thường cảm nhận được tình trạng khó thở một cách rõ ràng nhất. Vào là giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mặc dù thai nhi trong giai đoạn đầu chưa đủ lớn để chèn ép phổi nhưng bà bầu có thể bị khó thở do sự thay đổi của hệ hô hấp cũng như quá trình sản xuất Hormone khi mang thai.

Hormone Progesterone được sản xuất một cách dư thừa trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể ảnh hưởng đến hô hấp của phụ nữ. Progesterone được sản xuất nhiều hơn với mục đích giúp xây dựng và duy trì các dây chằng tử cung. Progesterone cũng làm tăng lượng không khí hít vào và thở ra của thai phụ trong quá trình thở bình thường.

Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, cơ thể mẹ cũng thích nghi với việc phân phối oxy và máu cho thai nhi. Đây là một yếu tố khác cũng có thể gây ra tình trạng khó thở khi nằm ngừa. Tuy nhiên, nhịp thở có thể tăng lên nếu thai phụ mắc bệnh tim hoặc đường hô hấp.

Tiếp theo là giai đoạn tuổi thai khoảng 31 đến 34 tuần, đây là lúc thai nhi đã có kích thước lớn và tử cung của thai phụ đẩy lên cơ hoành, khiến phổi khó mở rộng hoàn toàn, gây ra hiện tượng thở nông, khó thở ở rất nhiều bà bầu. Tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 8 là triệu chứng phổ biến và thường không quá nguy hiểm.

Trong vài tuần cuối của thai kỳ, bạn có thể cảm thấy việc thở nhẹ nhàng và dễ dàng hơn khi em bé trượt sâu hơn vào khung xương chậu của bạn để chuẩn bị cho việc sinh nở. Điều này sẽ giúp giảm bớt một số áp lực lên phổi và cơ hoành của bạn. Do đó, nếu có vấn đề khó thở khi bầu tháng thứ 9 vào những ngày cuối thì mẹ bầu cần kiểm tra, thăm khám kịp thời.

Xem thêm

Việc khó thở trong cả giai đoạn thai kỳ không phải bất thường và ít gây nguy hiểm
Việc khó thở trong cả giai đoạn thai kỳ không phải bất thường và ít gây nguy hiểm

Vậy bầu 4 tháng khó thở có bình thường hay không? Thực tế rất nhiều mẹ bầu sẽ tiếp tục bị khó thở trong suốt thai kỳ. Khi quá trình mang thai phát triển, thai nhi sẽ cần nhiều oxy hơn từ máu của mẹ. Điều này sẽ khiến bà bầu cần nhiều oxy hơn. 

Ngoài ra, trong quá trình kích thước của thai nhi tăng lên, tử cung mở rộng sẽ chiếm nhiều không gian hơn trong ổ bụng và đẩy các cơ quan khác của cơ thể lại gần nhau hơn. Chính vì vậy, nếu mẹ bầu 4 tháng cảm thấy khó thở mà không kèm các triệu chứng đáng lo ngại khác thì tình trạng này là hoàn toàn bình thường và bạn không cần cảm thấy quá lo lắng.

Khi nào bầu 4 tháng khó thở cần gặp bác sĩ?

Khó thở nhẹ trong giai đoạn này thường không đáng lo ngại và không ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp cho thai nhi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng ảnh hưởng đến hô hấp của phụ nữ có thể trở nên tồi tệ hơn khi mang thai. 

Do đó, nếu bạn mắc phải một tình trạng ảnh hưởng đến hô hấp, chẳng hạn như hen suyễn, hãy nói với bác sĩ của bạn, họ sẽ hướng dẫn bạn cách xử trí khi mang thai. Ngoài ra, hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn bị khó thở kèm các triệu chứng sau:

  • Tức ngực khó thở tim đập nhanh.
  • Huyết áp tăng.
  • Chóng mặt hoặc suy yếu.
  • Đau ngực.
  • Sưng khớp và chân.
  • Xung quanh môi, bàn tay hoặc bàn chân chuyển màu xanh.
  • Ho dai dẳng.
  • Ho ra máu.
  • Sốt hoặc cảm. 

Khi gặp phải những triệu chứng trên hoặc nếu tình trạng khó thở trở nên trầm trọng, xuất hiện đột ngột, ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt hằng ngày của bạn, mẹ bầu nên đến bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa hoặc gọi ngay cho bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Lựa chọn các tư thế dễ thở giúp mẹ dễ chịu hơn
Lựa chọn các tư thế dễ thở giúp mẹ dễ chịu hơn

Bất kỳ sự lo lắng nào của mẹ bầu trong giai đoạn này là không nên coi nhẹ, hãy lắng nghe và cảm nhận bên trong cơ thể của mình và tìm kiếm sự giúp đỡ ngay khi cảm thấy cần thiết. Các tình trạng sức khỏe đối với bà bầu nên được kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt để tránh việc kéo dài có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Làm sao để giảm bớt tình trạng bầu 4 tháng khó thở?

Có một số thay đổi trong lối sống hàng ngày và các biện pháp khắc phục tại nhà mà mẹ bầu có thể áp dụng giúp giảm các vấn đề về hô hấp trong và sau thời kỳ đầu mang thai, bao gồm:

  • Không hút thuốc trong thai kỳ và tránh môi trường có khói thuốc.
  • Tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm môi trường, các tác nhân dễ gây dị ứng và chất độc hại đến sức khỏe con người.
  • Sử dụng bộ lọc không khí trong môi trường kín để tránh mùi khó chịu, nấm mốc và bụi gây nghiêm trọng hơn cho tình trạng khó thở cho bà bầu. 
  • Duy trì cân nặng hợp lý, trong thai kỳ người mẹ nên tăng cân hợp lý trong khoảng 9 – 15kg, tránh tăng quá nhiều cân sẽ gây áp lực lên hệ hô hấp của mẹ cũng như nhiều vấn đề về sức khỏe khác.
  • Thực hiện theo một chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm giàu đầy chất chống oxy hóa, chất béo tốt và các loại vitamin thiết yếu.
  • Lắng nghe theo cảm giác của cơ thể và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng nhọc.
  • Sử dụng gối trong khi ngủ và lựa chọn tư thế ngủ mẹ cảm thấy thoải mái nhất. 
  • Khi bụng bầu quá to gây khó chịu, mẹ có thể lựa chọn các tư thế như ngồi trên ghế và nghiêng người về phía trước để kê đầu gối, bàn hoặc gối. Đứng với lưng hoặc cánh tay của bạn có điểm tựa hỗ trợ để việc thở dễ dàng hơn.
  • Sử dụng quạt và hạn chế sử dụng điều hòa nhiệt độ trong giai đoạn thai kỳ.
  • Thiết lập một chế độ vận động và tập luyện vừa phải. Mức độ vận động của bà bầu sẽ khác nhau ở mỗi giai đoạn của thai kỳ. Tập thể dục nhẹ nhàng với các tư thế tốt cho phép phổi của bà bầu mở rộng hoàn toàn. 
  • Tập thở bằng cơ hoành, hít thở ra trước, sau và hai bên lồng ngực. Hít sâu vào bằng mũi và thở chậm ra bằng miệng của bạn để làm chậm nhịp thở của bạn. 
  • Điều trị bất kỳ tình trạng y tế tiềm ẩn nào nguy cơ gây khó thở cho mẹ.
  • Tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm để ngăn ngừa nhiễm trùng phổi và tăng sức đề kháng cho phổi, đặc biệt việc tiêm đầy đủ các loại vắc xin cho mẹ bầu nên được ưu tiên.
  • Vậy bà bầu bị khó thở nên uống thuốc gì? Trong giai đoạn nhạy cảm này, các mẹ bầu không nên sử dụng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng khắc phục phù hợp, an toàn cho cả mẹ và bé.
Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng để phổi hoạt động tốt hơn
Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng để phổi hoạt động tốt hơn

Như vậy, bầu 4 tháng khó thở không phải là vấn đề quá nghiêm trọng mà mẹ bầu nên lo lắng. Thay vào đó, hãy cố gắng thiết lập một chế độ sinh hoạt và vận động an toàn, lành mạnh để dễ dàng thở hơn và có một thai kỳ tốt đẹp. Tuy nhiên nếu mẹ bầu cảm thấy lo lắng hay không chắc chắn về tình trạng của mình, đừng ngần ngại tìm gặp bác sĩ để có được lời khuyên để yên tâm hơn.

Tham khảo

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 8 Có Sao Không? [Giải Đáp]

Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 8 Có Sao Không? [Giải Đáp]

Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 là vấn đề mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải. Tuy là vấn đề phổ…
Bầu 6 Tháng Khó Thở Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Bầu 6 Tháng Khó Thở Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Bầu 6 tháng khó thở là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là khi về đêm. Chứng khó…
Bầu 5 Tháng Khó Thở Do Đâu, Thai Phụ Nên Khắc Phục Thế Nào?

Bầu 5 Tháng Khó Thở Do Đâu, Thai Phụ Nên Khắc Phục Thế Nào?

Bầu 5 tháng khó thở là tình trạng khá phổ biến đối với thai phụ, bởi lúc này cơ thể mẹ bầu thay đổi rất…
Khó Thở Sau Tiêm Vacxin Có Sao Không Và Các Lưu Ý Đặc Biệt Khác

Khó Thở Sau Tiêm Vacxin Có Sao Không Và Các Lưu Ý Đặc Biệt Khác

Khó thở sau tiêm vacxin là một trong những biểu hiện ít phổ biến mà người dân có thể mắc phải. Triệu chứng này có…
Bầu 3 Tháng Khó Thở: Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Cải Thiện

Bầu 3 Tháng Khó Thở: Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Cải Thiện

Mẹ bầu 3 tháng khó thở là hiện tượng thường thấy trong giai đoạn này. Nếu các biểu hiện này kéo dài có thể khiến…
Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 9: Nguyên Nhân, Giải Pháp Cải Thiện

Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 9: Nguyên Nhân, Giải Pháp Cải Thiện

Khó thở khi mang thai tháng thứ 9 là hiện tượng có đến ¾ mẹ bầu trong suốt thai kỳ gặp phải. Thậm chí một…
Chia sẻ
Bỏ qua