Bầu 6 Tháng Khó Thở Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Bầu 6 tháng khó thở là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là khi về đêm. Chứng khó thở này không chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu mà còn gây mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Nếu để tình trạng diễn ra trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng khó thở là gì? Cách khắc phục như thế nào? Bài viết ngày hôm nay sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc này.

Bầu 6 tháng khó thở nguyên nhân gì?

Bầu 6 tháng khó thở là một triệu chứng thường gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai. Hiện tượng khó thở này không chỉ đến 6 tháng người mẹ mới cảm nhận được mà nó có thể xuất hiện ngay cả trong tam cá nguyệt đầu tiên. Tình trạng khó thở có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi nhưng nó lại không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nên bạn không cần quá lo lắng.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu 6 tháng khó thở. Đó có thể là những nguyên nhân khách quan do sự thay đổi từ bên trong cơ thể mẹ khi bắt đầu mang bầu. Hoặc cũng có thể là do mẹ mắc phải một vài bệnh lý nào đó gây nên. 

Bà bầu 6 tháng khó thở có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên
Bà bầu 6 tháng khó thở có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

Khi bắt đầu mang thai, cơ hoành (dải mô cơ ngăn cách giữa tim với phổi và bụng) tăng lên, làm thay đổi quá trình hít thở của bà bầu. Bên cạnh đó, sự gia tăng nồng độ hormone progesterone cũng khiến bà bầu phải thở nhanh hơn, nhiều hơn giúp thai nhi có thêm không khí. Điều này khiến cho bà bầu đôi khi cảm thấy khó thở.

Bên cạnh đó, khi mang bầu, tử cung của mẹ sẽ lớn dần để thích ứng với sự lớn lên mỗi ngày của thai nhi. Khi tử cung mở rộng sẽ chèn ép vào cơ hoành khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở. Ngoài ra trong quá trình mang thai nếu không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, mẹ bầu sẽ dễ bị thiếu máu khi mang thai. Từ đó sẽ dẫn đến hiện tượng khó thở. 

Bên cạnh đó hiện tượng mang bầu 6 tháng khó thở còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân như sau:

  • Hen suyễn: Mẹ bầu có tiền sử bị suyễn thì khi mang thai sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng khó thở. Do đó bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị an toàn để bảo vệ mẹ và thai nhi, tránh những biến chứng xấu.
  • Thuyên tắc phổi: Là tình trạng xảy ra khi huyết khối bị kẹt lại ở trong động mạch phổi. Nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động thở, gây đau ngực, ho, khó thở.
  • Bệnh cơ tim chu sản: Đây là một căn bệnh có thể xảy ra trong quá trình mang thai hoặc sau sinh. Bệnh có các triệu chứng như sưng mắt cá chân, mệt mỏi, huyết áp thấp, tim đập nhanh. Những triệu chứng này đều có thể khiến cho bà bầu 6 tháng khó thở.
  • Giữ nước: Khi mang thai một số người sẽ gặp phải hiện tượng phù nề. Đây là dạng tích nước khá nghiêm trọng và phổ biến ở mẹ bầu. Phù nề có ảnh hưởng đến phổi và xoang mũi, gây ra hiện tượng khó thở.
  • Thiếu máu: Khi bị thiếu máu, cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn để tạo ra oxy đến khắp các cơ quan trong cơ thể. Chính vì phải làm việc nhiều hơn khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, khó thở.
Mẹ bầu bị khó thở có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu
Mẹ bầu bị khó thở có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu

Bầu 6 tháng khó thở có nguy hiểm không?

Hiện tượng bầu 6 tháng khó thở gây ra do sự thay đổi bên trong cơ thể mẹ khi mang thai thì không có gì đáng nguy hiểm. Tình trạng này cũng sẽ dần biến mất sau khi sinh. Nhìn chung nếu không có bất kỳ triệu chứng gì đáng lo ngại khác, bà bầu 6 tháng khó thở sẽ không gây tổn hại cho sức khỏe của thai nhi. Bởi vì bé sẽ nhận được nhiều oxy qua nhau thai. Bạn chỉ cần hít thở sâu là sẽ cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho bé . 

Tuy nhiên nếu mẹ bầu bị khó thở do thiếu máu hoặc do một số bệnh lý khác thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu để lâu, ở mức độ nặng sẽ gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Khó thở tuy là tình trạng thường gặp ở bà bầu nhưng bạn cũng không nên chủ quan xem nhẹ. Nếu gặp phải các triệu chứng sau đây bạn hãy đến bệnh viện ngay để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm:

Khi cảm thấy khó thở, nhịp tim tăng cao, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị
Khi cảm thấy khó thở, nhịp tim tăng cao, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị
  • Tim đập nhanh, nhịp tim bất ngờ tăng cao.
  • Khó thở, thở gấp kèm theo cảm giác đau ngực khi thở.
  • Ngón tay, ngón chân và môi chuyển sang màu xanh hoặc tím.
  • Thở khò khè, ho liên tục, sốt, ớn lạnh.
  • Bị hen suyễn nghiêm trọng hoặc mắc các bệnh mãn tính khác.

Cách khắc phục tình trạng khó thở khi mang bầu

Hiện tượng bầu 6 tháng khó thở đa số là do sự thay đổi của hormone gây ra. Vì vậy rất khó để thay đổi hoặc điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể làm theo một số mẹo dưới đây để giúp làm giảm sự khó chịu và cảm thấy dễ thở hơn.

Nghỉ ngơi hợp lý

Để khắc phục tình trạng bầu 6 tháng khó thở, bạn cần lập tức nghỉ ngơi và dừng mọi hoạt động lại. Bởi khi mang thai, sức khỏe của người mẹ không thể thực hiện các hoạt động thể chất như bình thường. Vì vậy bạn nên tránh làm những công việc quá sức, đừng gây áp lực cho bản thân như thức khuya, mang vật nặng,…. Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi khi cảm thấy stress, căng thẳng hay quá sức.

Mẹ bầu cần nghỉ ngơi hợp lý và tránh vận động mạnh
Mẹ bầu cần nghỉ ngơi hợp lý và tránh vận động mạnh

Thay đổi tư thế

Khi cảm thấy khó thở, bà bầu có thể điều chỉnh tư thế để có thể hít thở không khí dễ dàng hơn. Trước tiên bạn cần giữ thẳng lưng khi ngồi hoặc đứng. Như vậy sẽ làm giảm áp lực lên cơ hoành, giúp phổi có khoảng không để tiếp nhận oxy dễ dàng. 

Nếu bà bầu khó thở về đêm thì có thể dùng gối chèn vào lưng và phần thân trên để tránh trọng lượng của thai nhi gây áp lực lên phổi. Bà bầu cũng nên nằm nghiêng sang bên trái để tử cung không đè lên động mạch chủ, giúp việc hít thở dễ dàng hơn.

Ngồi thiền tập hít thở

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, mẹ bầu cần phải tập hít thở sâu thì mới cung cấp đủ oxy cho con. Ở phụ nữ mang thai, dung tích lồng ngực sẽ bị hẹp lại, việc tập thở sẽ giúp làm nở lồng ngực để việc trao đổi khí dễ dàng hơn. Tập thở đúng cách còn giúp giảm thiểu những triệu chứng khó chịu ở đường hô hấp, nhất là khi mẹ bầu bị nhiễm siêu vi.

Khi bị khó thở mẹ bầu cần phải tập hít thở sâu mới cung cấp đủ oxy cho con
Khi bị khó thở mẹ bầu cần phải tập hít thở sâu mới cung cấp đủ oxy cho con

Vận động nhẹ nhàng

Để phòng ngừa tình trạng bầu 6 tháng khó thở, bạn nên thường xuyên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga,… Đây đều là những phương pháp giúp bà bầu cải thiện hơi thở và kiểm soát nhịp tim, giúp bạn hít thở đúng cách hơn. Tuy nhiên bà bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hành. Việc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cung cấp cho bà bầu đủ sức chịu đựng để chống lại với hiện tượng khó thở. Thế nhưng, bạn hãy lắng nghe cơ thể và đừng lạm dụng bất kỳ bài tập nào.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Nguyên nhân gây ra hiện tượng bầu 6 tháng khó thở có thể là do thiếu máu hoặc rối loạn nội tiết tố nữ. Do đó bà bầu cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt là thực phẩm giàu sắt, Acid folic, Protein, Omega 3 như cá hồi, các loại hạt, dầu thực vật, rau xanh, thịt, cá, trứng, sữa,…. Đồng thời mẹ bầu cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều, muối, đường và chất béo.

Bà bầu cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để khắc phục tình trạng khó thở
Bà bầu cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để khắc phục tình trạng khó thở

Uống đủ nước

Bầu 6 tháng khó thở cũng có thể do tình trạng mất nước gây ra. Hãy chắc chắn rằng bạn uống đủ lượng nước quy định, có thể kết hợp với uống các loại nước trái cây, sữa, sinh tố,… Đồng thời tránh xa các loại đồ uống có hại cho sức khỏe như rượu, bia, cà phê, trà, đồ uống có gas. Những loại đồ uống này sẽ làm tăng trọng lượng cơ thể, khiến hiện tượng khó thở trở nên nghiêm trọng hơn.

Bầu 6 tháng khó thở không phải là một hiện tượng hiếm gặp, cũng không quá nguy hiểm đến sức khỏe mẹ bầu. Mặc dù vậy, nếu nó diễn ra quá thường xuyên hoặc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt thì bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và khắc phục kịp thời. Tránh để lâu sẽ làm khiến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi bị suy giảm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 9: Nguyên Nhân, Giải Pháp Cải Thiện

Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 9: Nguyên Nhân, Giải Pháp Cải Thiện

Khó thở khi mang thai tháng thứ 9 là hiện tượng có đến ¾ mẹ bầu trong suốt thai kỳ gặp phải. Thậm chí một…
Bầu 4 Tháng Khó Thở: Nguyên Nhân, Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Xử Lý

Bầu 4 Tháng Khó Thở: Nguyên Nhân, Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Xử Lý

Bà bầu dễ cảm giác khó thở khi mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu và giữa của thai kỳ. Đây là triệu…
Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 8 Có Sao Không? [Giải Đáp]

Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 8 Có Sao Không? [Giải Đáp]

Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 là vấn đề mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải. Tuy là vấn đề phổ…
Khó Thở Sau Tiêm Vacxin Có Sao Không Và Các Lưu Ý Đặc Biệt Khác

Khó Thở Sau Tiêm Vacxin Có Sao Không Và Các Lưu Ý Đặc Biệt Khác

Khó thở sau tiêm vacxin là một trong những biểu hiện ít phổ biến mà người dân có thể mắc phải. Triệu chứng này có…
Bầu 3 Tháng Khó Thở: Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Cải Thiện

Bầu 3 Tháng Khó Thở: Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Cải Thiện

Mẹ bầu 3 tháng khó thở là hiện tượng thường thấy trong giai đoạn này. Nếu các biểu hiện này kéo dài có thể khiến…
Bầu 5 Tháng Khó Thở Do Đâu, Thai Phụ Nên Khắc Phục Thế Nào?

Bầu 5 Tháng Khó Thở Do Đâu, Thai Phụ Nên Khắc Phục Thế Nào?

Bầu 5 tháng khó thở là tình trạng khá phổ biến đối với thai phụ, bởi lúc này cơ thể mẹ bầu thay đổi rất…
Chia sẻ
Bỏ qua