Mẹ Bầu Bị Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Hiện tượng mang bầu bị dị ứng thời tiết là tình trạng phổ biến, thường xảy ra ở những thai phụ có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch suy yếu. Mặc dù đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm tuy nhiên nó lại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của mẹ bầu. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và cách điều trị bệnh sao cho an toàn, hiệu quả.
Mẹ bầu bị dị ứng thời tiết nguyên nhân do đâu?
Dị ứng thời tiết là một hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này, bao gồm:
- Cơ địa nhạy cảm: Mẹ bầu thường có hệ miễn dịch suy yếu và cơ địa nhạy cảm. Điều này khiến cơ thể dễ dàng bị vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây bệnh khác từ môi trường tấn công.
- Thời tiết thay đổi thất thường: Khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại sẽ khiến cơ thể tăng tiết kháng thể IgE, đồng thời giải phóng histamin. Đây là yếu tố chính gây ra hiện tượng dị ứng thời tiết ở phụ nữ mang thai.
- Tiền sử bị bệnh da liễu: Phụ nữ có nguy cơ bị dị ứng thời tiết khi mang thai nếu từng có tiền sử bị các bệnh về da liễu trước đó. Ngoài ra, nếu trong gia đình từng có ông bà cha mẹ bị bệnh thì bạn cũng sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
- Tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên: Thời tiết thay đổi cũng tạo điều kiện để lan truyền các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc, lông động vật,… Những yếu tố này gây ra tình trạng dị ứng cho thai phụ.
Ngoài ra những đối tượng sau sẽ có nguy cơ bị dị ứng thời tiết cao hơn những người khác, bao gồm:
- Mẹ bầu mang thai tháng cuối.
- Phụ nữ lần đầu mang thai.
- Người đang mang thai đôi hoặc đa thai.
Một số trường hợp các thai phụ có thể tự khỏi bệnh ngay sau khi sinh mà không để lại di chứng gì. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ tái phát bệnh ở những lần mang thai tiếp theo sẽ thấp hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Phụ nữ mang thai bị dị ứng thời tiết sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Nổi mẩn đỏ trên da: Thai phụ có hiện tượng bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy ở trên da, các triệu chứng có thể tập trung ở một bộ phận hoặc lan rộng ra toàn thân. Các triệu chứng có thể tự hết sau vài ngày hoặc vài tuần.
- Triệu chứng đường hô hấp trên: Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng ho, hắt xì hơi, ngứa cổ họng, chảy nước mũi, ngứa mũi, khò khè, khó thở,…
Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng là không giống nhau. Đặc biệt, bệnh có thể tiến triển nặng hoặc kéo dài dai dẳng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của sức khỏe bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Bị dị ứng thời tiết khi đang mang thai có nguy hiểm không?
Mang bầu bị dị ứng thời tiết không phải là tình trạng quá nguy hiểm. Bệnh chủ yếu gây ra những triệu chứng khó chịu cho thai phụ. Tuy vậy trong một số ít trường hợp, tình trạng dị ứng thời tiết cũng sẽ mang đến những tác động tiêu cực cho cả mẹ và bé.
Đối với mẹ bầu: Phụ nữ mang thai khi bị dị ứng thời tiết nếu không được điều trị từ sớm và đúng cách sẽ gặp phải các triệu chứng như sau:
- Sảy thai, sinh non.
- Gây viêm da, nhiễm trùng hoặc bội nhiễm.
- Thiếu máu sau sinh.
- Sốc phản vệ, suy hô hấp.
- Gây nhiễm khuẩn ối (nếu bị dị ứng, nổi mẩn tại cơ quan sinh dục).
Đối với trẻ nhỏ: Khi mẹ bầu bị dị ứng thời tiết, trẻ nhỏ có thể gặp phải các tác động xấu như:
- Ngạt trong tử cung.
- Suy hô hấp sơ sinh.
- Nguy cơ bị dị ứng thời tiết khi còn nhỏ.
- Gây dị tật cho thai nhi.
Điều trị bà bầu bị dị ứng thời tiết
Có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng mang bầu bị dị ứng thời tiết, người bệnh cần tham khảo một số phương pháp như sau:
Áp dụng mẹo dân gian
Sử dụng mẹo dân gian là một phương pháp điều trị tốt nhất cho phụ nữ mang thai. Bởi những biện pháp này đều sử dụng nguyên liệu tự nhiên, an toàn, lành tính và ít tác dụng phụ. Mẹ bầu có thể tham khảo các cách như sau:
Mật ong, sữa chua: Mật ong có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm sưng, giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể. Ngoài ra nguyên liệu này còn giúp dưỡng ẩm da, hỗ trợ chữa lành vết thương tại niêm mạc một cách nhanh chóng. Trong khi đó, sữa chua có chứa axit lactic, giúp làm dịu vết thương, dưỡng ẩm và kháng khuẩn cực mạnh.
- Chuẩn bị 1/2 hũ sữa chua không đường, 1-2 thìa mật ong.
- Trộn đều sữa chua và mật ong với nhau để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất.
- Vệ sinh vùng da bị dị ứng, sau đó thoa đều hỗn hợp lên da.
- Massage hỗn hợp nhẹ nhàng trên da trong vòng 10-15 phút.
- Sau đó rửa sạch với nước ấm.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi tình trạng dị ứng được cải thiện.
Giấm táo, dầu dừa: Giấm táo có chứa nhiều Axit Axetic, Carotenoid, Isoflavones, Beta Carotene, vitamin B1, B2, C, Acid Amin, Protein, Enzyme, Pectin, Bioflavoid,…. Những chất này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, phục hồi làn da bị tổn thương, chống nấm, chống vi khuẩn, virus, đồng thời cải thiện tình trạng khô ráp da. Trong khi đó dầu dừa cũng có khả năng cấp ẩm và dưỡng da hiệu quả.
- Chuẩn bị 3-4 cốc giấm táo, 1/3 cốc dầu dừa.
- Pha các nguyên liệu này vào bồn tắm.
- Mẹ bầu dùng hỗn hợp này để tắm rồi ngâm mình trong vòng 10-15 phút.
- Sau đó tắm lại với nước ấm rồi lau khô lại bằng khăn bông mềm.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần để cải thiện tình trạng dị ứng da.
Gừng tươi: Gừng tươi là nguyên liệu có vị cay, tính ấm, thường được Y học cổ truyền sử dụng để điều trị các vấn đề trên da như mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng viêm. Nguyên liệu này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Người bệnh chuẩn bị 4 củ gừng tươi, rửa sạch, đập nhỏ.
- Cho gừng vào nồi nước đun sôi trong vòng 15 phút.
- Dùng nước gừng tươi pha thêm với nước lạnh để tắm.
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần bạn sẽ thấy tình trạng dị ứng thời tiết được cải thiện.
Lá khế: Theo Y học cổ truyền lá khế có vị chua, chát, tính lạnh. Nguyên liệu này có tác dụng thanh nhiệt, giải độ, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay, mẩn đỏ trên da. Đặc biệt lá khế còn có tác dụng giúp chữa lành các tổn thương trên da, giúp dưỡng ẩm, chống khô ráp da hiệu quả.
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun cùng với nước.
- Khi nồi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm 5 phút.
- Dùng nước lá khế pha thêm với một ít nước lạnh để tắm.
- Thực hiện mỗi tuần 3-4 lần tình trạng dị ứng thời tiết sẽ dần thuyên giảm.
Sử dụng thuốc Tây y
Phụ nữ mang thai không được khuyến khích sử dụng thuốc Tây y bởi nó có thể gây ra tình trạng dị tật thai nhi và nhiều ảnh hưởng khác. Nếu muốn sử dụng, bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và chỉ dùng khi có sự đồng ý từ bác sĩ.
Một số loại thuốc mẹ bầu có thể tham khảo sử dụng bao gồm:
- Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này có tác dụng cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh dị ứng như sốt, hắt hơi, sổ mũi, phát ban, viêm kết mạc,… Một số thuốc kháng histamin an toàn cho bà bầu có thể kể đến như: Loratadin, mizolastine, cetirizin, terfenadin, acrivastin…
- Kem bôi hoặc thuốc mỡ chứa Steroid: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm ngứa ngáy tại chỗ, chống viêm da, cải thiện bong tróc hiệu quả. Phụ nữ mang thai có thể dùng thuốc chứa steroid để bôi ngoài da tại chỗ. Tuy nhiên chỉ nên dùng thuốc có dược tính nhẹ hoặc trung bình. Tuyệt đối không sử dụng thuốc loại mạnh trên diện rộng vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến trọng lượng của thai nhi.
- Nước muối sinh lý: Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng mũi, họng cho những trường hợp bị dị ứng thời tiết kèm theo triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi,…. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng da bị dị ứng, mẩn ngứa.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc corticoid hoặc các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm cho phụ nữ mang thai mà không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là ở những người đang mang thai 3 tháng đầu.
Dùng thuốc Đông y
Phụ nữ mang thai có thể tham khảo sử dụng các bài thuốc Đông y để cải thiện tình trạng dị ứng thời tiết. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần có sự thăm khám và tư vấn bởi các thầy thuốc uy tín, giàu kinh nghiệm.
Một số bài thuốc Đông y được sử dụng phổ biến trong điều trị dị ứng thời tiết có thể kể đến như:
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: 8g lá lốt, 8g kinh giới, 8g cam thảo, 8h kim ngân hoa, 12g đinh lăng, 12g đậu ván, 10g thân lá sầu riêng.
- Cách thực hiện: Các nguyên liệu vừa chuẩn bị đem rửa sạch, để ráo nước. Cho dược liệu vào nồi đun cùng với 750ml nước, sắc cô đặc cho đến khi cạn còn 200ml rồi tắt bếp. Chia thuốc thành 2 phần rồi uống vào buổi sáng và trưa, nên uống thuốc trước bữa ăn 30 phút để đạt được hiệu quả.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị: 10g kinh giới, 12g bạc hà, 12g mã đề, 10g ké đầu ngựa, 10g rễ đinh lăng, 12g ý nhĩ sao vàng hạ thổ, 12g đầu ván sao vàng.
- Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên đem rửa sạch và sắc với 1 lít nước. Đun sôi thuốc rồi hạ nhỏ lửa đến khi cạn còn 1 nửa thì tắt bếp. Chia nước thuốc này thành 3 lần và uống thuốc trước mỗi bữa ăn.
Bài thuốc 3:
- Chuẩn bị: Lá dâu tằm 10g, Kinh giới 10g, Bồ công anh 12g, Rau diếp cá 12g, Cam thảo nam 10g, Bạc hà 8g, Cúc tần 10g, Mã đề 10g, Kim ngân hoa 12g, Ké đầu ngựa 12g
- Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên, cho vào nồi sắc cùng với 750ml nước. Đun sôi đến khi nước cạn còn 1/2 lượng nước thì tắt bếp. Chia nước thuốc này thành 2 lần và uống trước mỗi bữa ăn.
Mẹ bầu bị dị ứng thời tiết ăn gì kiêng gì?
Bà bầu bị dị ứng thời tiết nên chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình. Sau đây là một số loại thực phẩm thai phụ nên và không nên sử dụng:
Thực phẩm nên dùng: Thai phụ khi gặp phải triệu chứng dị ứng thời tiết cần tích cực sử dụng những thực phẩm như:
- Rau họ cải: Các loại rau họ cải như cải thảo, cải xoăn, cải ngọt, bông cải xanh,… đều có chứa nhiều hoạt chất Quercetin, giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da.
- Thực phẩm giàu vitamin: Những loại thực phẩm giàu vitamin có tác dụng chống oxy hóa cao, giúp cải thiện tình trạng dị ứng, viêm da. Những thực phẩm giàu vitamin người bệnh nên sử dụng bao gồm hạt hướng dương, hạt dẻ, rau bina, ổi, bơ, kiwi, dâu tây,…
- Tỏi: Trong thành phần của tỏi có chứa allicin, đây là hoạt chất giúp kháng viêm, diệt khuẩn cực mạnh, giúp cải thiện tình trạng dị ứng trên da.
Thực phẩm nên hạn chế sử dụng: Phụ nữ mang thai đang điều trị dị ứng thời tiết cần hạn chế hoặc tránh sử dụng các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm nhiều đạm: Thai phụ khi bị dị ứng thời tiết nên hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều đạm như hải sản, bơ, sữa, trứng, thịt đỏ,… Vì chúng có thể khiến tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Gia vị gây kích thích: Những gia vị cay nóng như mù tạt, hạt tiêu, ớt,… có thể khiến tình trạng ngứa ngáy trên da ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đậu phộng: Người có cơ địa dị ứng không nên dùng đậu phộng. Vì trong thành phần của đậu phộng có chứa nhiều Albumin và Vicilin, có thể gây dị ứng, ngứa ngáy.
Lưu ý khi điều trị dị ứng thời tiết cho phụ nữ mang thai
Bà bầu bị dị ứng thời tiết cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để giúp bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại:
- Giữ cơ thể luôn sạch sẽ bằng cách thường xuyên tắm rửa bằng nước ấm. Điều này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại, giúp lỗ chân lông được thông thoáng hơn. Hãy lựa chọn loại sữa tắm có thành phần an toàn, lành tính, phù hợp với làn da của mẹ bầu.
- Dùng kem dưỡng ẩm da có chiết xuất từ thành phần tự nhiên. Điều này sẽ giúp làn da không bị khô ráp, nứt nẻ, bong tróc. Mỗi ngày bạn dùng từ 1-2 lần vào buổi sáng và tối để giúp làn da luôn ẩm mượt, mềm mại.
- Không nên gãi ngứa bởi càng gãi thì cơn ngứa sẽ càng nghiêm trọng. Ngoài ra điều này cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da do móng tay có chứa nhiều vi khuẩn.
- Uống từ 2-2,5 lít nước/ngày để tăng cường trao đổi chất và tăng quá trình thải độc cơ thể. Ngoài ra điều này còn giúp dưỡng ẩm da, hạn chế tình trạng khô da, ngứa ngáy.
- Ăn uống khoa học, lành mạnh, nên tích cực ăn nhiều rau củ quả, hạn chế tiêu thụ đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, các chất kích thích.
Mẹ bầu bị dị ứng thời tiết là tình trạng không hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên nó lại khiến cho thai phụ gặp nhiều khó chịu. Vì vậy người bệnh cần chú ý đi thăm khám bác sĩ từ sớm để có phương án điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!