Dị Ứng Thời Tiết Ở Mặt: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị, Phòng Ngừa

Dị ứng thời tiết ở mặt là một vấn đề da liễu phổ biến và gây ra rất nhiều bất tiện, phiền toái cho người bệnh. Nó không chỉ khiến người bệnh bị ngứa ngáy, mẩn đỏ mà còn tăng cảm giác nóng rát và khô ráp trên da mặt. Từ đó gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và cuộc sống sinh hoạt cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như phương pháp điều trị căn bệnh này.

Dị ứng thời tiết ở mặt là gì?

Dị ứng thời tiết ở mặt là một phản ứng dị ứng phổ biến mà người bệnh thường gặp phải mỗi khi thời tiết thay đổi. Thực tế, tình trạng dị ứng này có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng mặt là nơi bị ảnh hưởng nghiêm nhất. Nguyên nhân là bởi da mặt vốn nhạy cảm, mỏng và yếu hơn nhưng vùng da khác, đồng thời dễ chịu nhiều tác động từ các yếu tố bên ngoài. Từ đó khiến da mặt dễ bị dị ứng hơn.

Dị ứng thời tiết ở mặt xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột
Dị ứng thời tiết ở mặt xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột

Hầu hết các trường hợp bị dị ứng thời tiết đều do sự rối loạn của hệ thống miễn dịch. Khi thời tiết có sự thay đổi từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại, cơ thể người bệnh sẽ sản sinh ra các kháng thể để chống lại những kích thích từ môi trường. Lúc này, hệ miễn dịch cũng giải phóng histamin dẫn đến tình trạng dị ứng.

Dị ứng thời tiết ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nó lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, bệnh không được chữa trị kịp thời có thể chuyển sang mãn tính, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da và một số biến chứng nghiêm trọng khác.

Nguyên nhân gây dị ứng ở mặt

Có rất nhiều nguyên nhân gây dẫn đến tình trạng dị ứng thời tiết ở mặt, bao gồm các yếu tố sau:

  • Yếu tố thời tiết: Các yếu tố từ môi trường bên ngoài như ánh nắng mặt trời, không khí lạnh, gió, độ ẩm… có thể tác động tới hệ miễn dịch, khiến cho làn da trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng.
  • Dùng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da hoặc mỹ phẩm chứa nhiều paraben, hóa chất, hương liệu,… có thể gây ra dị ứng da mặt.
  • Tác động của tia UV: Tia UV có trong ánh nắng mặt trời cực kỳ gây hại cho làn da. Khiến cho làn da dễ bị nám, mẩn đỏ, sưng to và kích ứng da, nhất là đối với những người có làn da nhạy cảm.
  • Do di truyền: Nếu trong gia đình của bạn có ông bà cha mẹ từng bị các bệnh về da liễu như viêm da, dị ứng,… thì nguy cơ bị dị ứng thời tiết ở mặt là rất cao.
  • Tiếp xúc với các chất dị nguyên: Da mặt tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng như lông động vật, mủ thực vật, phấn hoa, nước hoa,… có thể làm tăng nguy cơ bị kích ứng da mặt.
  • Dị ứng với thức ăn: Người bệnh nếu ăn phải một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, ghẹ, mực, ốc, đậu phộng, sữa,… có thể làm tăng nguy cơ bị dị ứng, nổi mẩn đỏ.
  • Áp lực stress: Căng thẳng, áp lực trong thời gian dài có thể khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm. Từ đó làm tăng khả năng gây bệnh dị ứng da mặt.
  • Các bệnh khác: Các vấn đề sức khỏe như bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, gan thận,… có thể gây ảnh hưởng đến làn da và gây làm tăng nguy cơ bị dị ứng. 
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da mặt bị dị ứng thời tiết
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da mặt bị dị ứng thời tiết

Triệu chứng khi bị dị ứng thời tiết ở mặt

Người bệnh bị dị ứng thời tiết ở mặt sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Ngứa rát da mặt: Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh dị ứng thời tiết. Khi mới bị bệnh, bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy ở một số vùng da trên mặt. Tuy nhiên nếu không được điều trị cẩn thận các triệu chứng có thể lan rộng ra khắp mặt hoặc xuống vùng da ở cổ.
  • Da khô, nhanh lão hóa: Nếu các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết ở mặt không được điều trị hợp lý sẽ khiến da bị mất nước. Từ đó dẫn đó dẫn đến da khô, bong tróc và nhanh lão hóa.
  • Da mặt bị sưng rộp và tấy đỏ: Khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố thời tiết như không khí lạnh, gió hanh khô, ánh nắng mặt trời,… mà không có biện pháp che chắn kỹ lưỡng sẽ khiến các triệu chứng sưng rộp và tấy đỏ trên da ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Xuất hiện những nốt mẩn đỏ: Những người bị dị ứng thời tiết thường xuất hiện các nốt mẩn đỏ li ti trên da. Chúng có thể xuất hiện trên mặt hoặc nhiều vùng da khác trên cơ thể.
  • Tăng cảm giác nhức đầu hoặc đau đầu: Một số người cảm thấy khó thở, nhức đầu, đau đầu, tụt huyết áp đột ngột khi thời tiết thay đổi nhanh chóng. Những bệnh nhân này cần được cấp cứu và điều trị kịp thời, nếu không có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Mụn trứng cá: Sự biến đổi trong điều kiện thời tiết có thể làm tăng nguy cơ mụn trứng cá xuất hiện trên da mặt.

Cách chữa dị ứng thời tiết ở mặt

Da mặt bị dị ứng thời tiết phải làm sao là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi các nốt mẩn đỏ, sần sùi, ngứa ngáy trên mặt có ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ cũng như công việc, học tập của người bệnh.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh được bác sĩ đánh giá cao và khuyên người bệnh nên áp dụng:

Mẹo dân gian

Sử dụng mẹo dân gian là cách chữa dị ứng thời tiết trên mặt phổ biến, được nhiều người áp dụng. Các nguyên liệu được sử dụng đều rất quen thuộc với cuộc sống hàng ngày như nha đam, dầu dừa, mướp đắng, mật ong…. Phương pháp này được đánh giá là an toàn, tiết kiệm, dễ sử dụng và có thể phù hợp với mọi đối tượng:

Lá bạc hà: Lá bạc hà có chứa nhiều tinh dầu, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, giảm ngứa ngáy hiệu quả. Vì vậy người bệnh có thể sử dụng nguyên liệu này để cải thiện các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết ở mặt.

  • Người bệnh chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà, đem rửa sạch và đun với 500ml nước. 
  • Dùng nước này để xông mặt trong vòng 15-20 phút. 
  • Khi xông hơi nên dùng một chiếc khăn trùm đầu để hơi nước không bị thoát ra nhiều.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần bạn sẽ thấy tình trạng bệnh dần thuyên giảm.

Bột yến mạch: Bột yến mạch có công dụng dưỡng trắng da, cấp ẩm, giảm bong tróc, ngứa ngáy do dị ứng thời tiết gây ra. Bên cạnh đó, thành phần trong bột yến mạch còn giúp tái tạo lại vùng da bị tổn thương, giúp da mặt luôn khỏe mạnh, mềm mại.

Sử dụng bột yến mạch giúp cải thiện dị ứng thời tiết ở mặt
Sử dụng bột yến mạch giúp cải thiện dị ứng thời tiết ở mặt
  • Bạn dùng 1-2 thìa bột yến mạch trộn với 2-3 thìa sữa chua không đường.
  • Khuấy đều yến mạch và sữa chua để tạo thành hỗn hợp nhuyễn mịn.
  • Rửa mặt sạch rồi thoa đều hỗn hợp này lên da trong vòng 20 phút.
  • Sau đó bạn tiếp tục rửa mặt lại với nước sạch.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần vào buổi tối tình trạng dị ứng thời tiết da mặt sẽ dần thuyên giảm.

Nha đam: Nha đam là một nguyên liệu tự nhiên được nhiều người sử dụng để chăm sóc và điều trị các bệnh về da liễu. Các dưỡng chất có trong nha đam giúp làm mềm da, dưỡng ẩm, chống khô ráp, ngứa ngáy, làm dịu kích ứng. Từ đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng dị ứng thời tiết nhanh chóng, hiệu quả.

  • Người bệnh chuẩn bị 1 nhánh nha đam to, rửa sạch, gọt vỏ, tách lấy phần thịt bên trong.
  • Rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt, sau đó thoa phần gel nha đam lên mặt.
  • Giữ nguyên hỗn hợp này trên da trong vòng 15 phút.
  • Cuối cùng bạn hãy rửa mặt lại với nước mát cho thật sạch.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần vào buổi tối cho đến khi bệnh được cải thiện.

Dầu dừa: Dầu dừa có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm sưng đỏ và cải thiện làn da bị khô ráp. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa trong dầu dừa còn có khả năng giúp phục hồi các tổn thương trên da, giảm thâm sẹo sau điều trị. Bạn có thể sử dụng dầu dừa nguyên chất hoặc kết hợp với bột trà xanh để đạt được hiệu quả cao hơn.

  • Chuẩn bị 1 thìa bột trà xanh và 1 thìa dầu dừa.
  • Trộn đều 2 nguyên liệu trên với nhau để tạo thành hỗn hợp nhuyễn mịn.
  • Thoa đều dầu dừa và bột trà xanh lên mặt.
  • Giữ nguyên hỗn hợp này trên da trong vòng 30 phút.
  • Sau đó người bệnh chỉ cần rửa lại với nước ấm là được.
  • Thực hiện khoảng 2 ngày 1 lần để cải thiện triệu chứng của bệnh.

Sử dụng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây y là phương pháp điều trị da mặt bị dị ứng thời tiết nhanh chóng và hiệu quả nhất. Các dược chất trong thuốc sẽ giúp giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm và ngăn ngừa các vết thương lan rộng. Tuy nhiên bạn cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, tránh việc tự ý mua thuốc về điều trị sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này có tác dụng cải thiện tình trạng mề đay, mẩn ngứa, phù nề do các yếu tố dị nguyên gây ra. Nhóm thuốc bao gồm thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 và thế hệ 2 như: Promethazin, clorpheniramin, diphenhydramin, loratadin, cetirizin, fexofenadin,…
  • Thuốc bôi da: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm các triệu chứng dị ứng thời tiết ở mặt, bao gồm các loại như: Phenergan, Betnovate, Fucicort Cream, Hidem Cream…. Tuy nhiên da mặt là loại da khá nhạy cảm người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gây kích ứng da.
  • Thuốc chống dị ứng: Thuốc chữa dị ứng thời tiết ở mặt bao gồm các loại thuốc như antihistamines hoặc corticosteroids. Nhóm thuốc này có tác dụng kiểm soát triệu chứng dị ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Những người bị mẫn cảm với corticosteroids có thể dùng các loại thuốc chống viêm để làm giảm viêm nhiễm và đau rát trên mặt.
  • Thuốc steroid: Các loại thuốc steroid được sử dụng trong trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc steroid để giảm viêm và kích ứng.
  • Thuốc giúp ổn định miễn dịch: Ở những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu và gặp phải các triệu chứng dị ứng da nặng. Bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thêm các loại thuốc ổn định miễn dịch để kiểm soát triệu chứng.
Dùng thuốc Tây y giúp mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng
Dùng thuốc Tây y giúp mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng

Điều trị bằng thuốc Đông y

Chữa dị ứng thời tiết ở mặt bằng Đông y là phương pháp sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên để thanh nhiệt, giải độc và điều hòa cơ thể. Dựa vào các triệu chứng của người bệnh, bác sĩ sẽ gia giảm các vị thuốc sang cho phù hợp. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh:

Bài thuốc 1: 

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Bạch tật lê 100g, Thương nhĩ tử 100g, Dạ giao đẳng 200g, Bạch tiên bì 20g, Huyền thoái 20g, Xà sàng tử 20g.
  • Cách thực hiện: Bạn sơ chế nguyên liệu sau đó cho thuốc vào nồi sắc với nước trong vòng 20 phút. Tiếp đó bạn pha thuốc với nước lạnh rồi dùng nước này để rửa mặt. Kiên trì sử dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Kinh giới 10g, Ké đầu ngựa 10g, Rễ đinh lăng 10g, Ý nhĩ sao vàng hạ thổ 10g, Bạc hà 12g, Mã đề 12g, Đầu ván sao vàng 12g. 
  • Cách thực hiện: Người bệnh rửa sạch dược liệu cho vào nồi đun cùng với 1 lít nước, sắc nước trên lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn 1 nửa. Nên dùng thuốc 3 lần mỗi ngày và uống trước bữa ăn.

Bài thuốc 3: 

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Lá dâu tằm 10g, Bạc hà 8g, Bồ công anh 12g, Cúc tần 10g, Mã đề 10g, Kinh giới 10g, Kim ngân hoa 12g, Cam thảo nam 10g, Rau diếp cá 12g, Ké đầu ngựa 12g.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên đem sắc với 750ml nước. Đun sôi cho đến khi nước cạn còn một nửa so với lượng nước ban đầu. Uống thuốc mỗi ngày 2 lần và dùng trước mỗi bữa ăn.
Người bệnh tham khảo sử dụng các bài thuốc Đông y để chữa bệnh
Người bệnh tham khảo sử dụng các bài thuốc Đông y để chữa bệnh

Da mặt dị ứng thời tiết nên ăn gì, kiêng gì?

Người bệnh khi bị dị ứng thời tiết ở mặt cần lưu ý trong chế độ ăn uống hàng ngày. Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh đang điều trị dị ứng nên và không nên sử dụng:

Thực phẩm nên dùng: Tích cực sử dụng những loại thực phẩm sau sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh. Đồng thời giúp làn da được khỏe mạnh, giảm bớt những ảnh hưởng do dị ứng thời tiết gây ra:

  • Bổ sung vitamin C: Những thực phẩm giàu vitamin C bao gồm chanh, cam, bưởi, ổi, dứa, kiwi, dâu tây,…. Chúng có tác dụng tăng cường sức đề kháng và giúp làn da khỏe mạnh hơn.
  • Thực phẩm chống oxy hóa: Bao gồm các loại thực phẩm như dầu oliu, mật ong, nha đam, yến mạch, nghệ,… Những đồ ăn này sẽ hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm nhiễm, giúp cấp ẩm cho da.
  • Sữa chua: Trong thành phần của sữa chua có nhiều lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường miễn dịch và tốt cho làn da.
  • Thực phẩm giàu omega-3: Các loại thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích, ngũ cốc, hạt chia,… có đặc tính chống viêm tự nhiên, giúp cải thiện tình trạng viêm da do dị ứng.
  • Rau củ: Các loại rau củ như cần tây, rau bina, bông cải xanh, cà rốt, bí ngòi, củ cải,… đều có tác dụng tốt cho da. Chúng giúp cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, hỗ trợ giảm viêm, xoa dịu tổn thương và bảo vệ da khỏi tình trạng dị ứng thời tiết.

Thực phẩm không nên dùng: Trong thời gian điều trị bệnh cần hạn chế hoặc tránh sử dụng những loại thực phẩm này. Bởi chúng có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu, kéo dài triệu chứng và khiến bệnh lâu khỏi.

  • Thực phẩm giàu đạm: Bao gồm các loại hải sản, bơ, trứng, sữa, thịt đỏ, thịt gà,… Vì chúng rất dễ gây kích ứng da, khiến cho tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Món ăn cay nóng: Bao gồm các món ăn chứa nhiều ớt, mù tạt, hạt tiêu,… Chúng có thể làm tăng thân nhiệt, gây nóng trong và kích thích phản ứng dị ứng.
  • Thực phẩm dầu mỡ: Đồ ăn nhiều dầu mỡ làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn khiến làn da dễ bị bít tắc lỗ chân lông, tăng nguy cơ bị mụn viêm, mẩn ngứa.
  • Đậu phộng: Loại thực phẩm này có chứa nhiều Albumin và Vicilin, có thể gây dị ứng ở những người có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy người bệnh không nên dùng đậu phộng trong thời gian điều trị bệnh.
  • Thực phẩm lên men: Bao gồm các loại cà pháo, dưa muối, cải chua, kim chi, rau củ muối… Vì chúng có thể chứa nhiều loại vi khuẩn khiến tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Chất kích thích: Chất kích thích như rượu bia, thuốc lá là những thực phẩm dễ gây tích tụ nhiều độc tố. Từ đó khiến cho hệ miễn dịch hoạt động kém, khiến các triệu chứng của bệnh kéo dài dai dẳng hơn.
Không dùng rượu bia trong thời gian điều trị bệnh
Không dùng rượu bia trong thời gian điều trị bệnh

Phòng ngừa tình trạng dị ứng thời tiết khi chuyển mùa

Dị ứng thời tiết chủ yếu do yếu tố cơ địa. Tuy nhiên bạn có thể hạn chế tình trạng này bằng các biện pháp như sau:

  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn, nấm mốc,…
  • Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm trong thời gian điều trị bệnh. 
  • Chỉ nên dùng các sản phẩm chăm sóc và bảo vệ da như kem chống nắng, sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm. Đồng thời nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có thành phần tự nhiên, lành tính để tránh gây kích ứng da mặt.
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ mỗi ngày 2 lần vào buổi tối và sáng để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, mồ hôi tích tụ vào lỗ chân lông gây bít tắc.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nên ưu tiên dùng nước lọc hoặc nước ép trái cây để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho da. Tránh sử dụng các loại nước ngọt, nước có gas, nước đóng chai hoặc rượu bia vì chúng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và thường xuyên giặt giũ chăn ga gối đệm để loại bỏ các yếu tố dị nguyên gây dị ứng.
  • Rửa mũi và vệ sinh khoang miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa chúng phát triển gây bệnh.
  • Nên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, vào mùa đông mặc quần áo ấm và mùa hè nên mang theo mũ áo chống nắng để giảm thiểu tác động của thời tiết tới làn da.
  • Tích cực tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và giúp cơ thể giải phóng độc tố, giảm tích tụ yếu tố gây hại.
  • Người bệnh bị dị ứng thời tiết ở mặt nếu thấy các triệu chứng không thuyên giảm thậm chí còn nặng hơn thì nên đi khám bác sĩ để được tư vấn liệu pháp điều trị phù hợp, tránh để bệnh chuyển biến thành mãn tính.

Trên đây là những thông tin về tình trạng dị ứng thời tiết ở mặt. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thể biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh được hiệu quả. Tuy nhiên tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mẹ Bầu Bị Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Mẹ Bầu Bị Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Hiện tượng mang bầu bị dị ứng thời tiết là tình trạng phổ biến, thường xảy ra ở những thai phụ có cơ địa nhạy…
Trẻ Bị Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân, Cách Chữa, Cách Điều Trị

Trẻ Bị Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân, Cách Chữa, Cách Điều Trị

Dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ là một vấn đề phổ biến, thường gặp bởi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu,…
Da Mặt Bị Dị Ứng Nổi Sẩn Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Da Mặt Bị Dị Ứng Nổi Sần Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa là hiện tượng thường gặp ở những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm. Tác nhân gây…
Chia sẻ
Bỏ qua