Trẻ Bị Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân, Cách Chữa, Cách Điều Trị

Dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ là một vấn đề phổ biến, thường gặp bởi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu, dễ bị các tác nhân bên ngoài xâm nhập. Căn bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ mà làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khi trẻ bị dị ứng thời tiết.

Trẻ bị dị ứng thời tiết là hiện tượng gì?

Trẻ bị dị ứng thời tiết là một vấn đề phổ biến khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. Nguyên nhân là bởi trẻ nhỏ có làn da mỏng manh và nhạy cảm, dễ chịu sự tác động từ môi trường bên ngoài. Khi thời tiết thay đổi sẽ khiến làn da của trẻ sẽ bị ngứa ngáy, nổi mẩn khó chịu.

Ngoài ra, hệ miễn dịch của trẻ cũng chưa hoàn thiện, dễ bị vi khuẩn, virus, vi nấm và các yếu tố dị nguyên trong không khí tấn công vào cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ coi những chất này là “kẻ xâm lược gây hại” và cố gắng tiêu diệt, dẫn đến việc giải phóng histamin. Từ đó phát sinh ra những triệu chứng dị ứng như hắt hơi, chảy nước mũi, phát ban, nổi mề đay, khó thở, nôn…

Hình ảnh dị ứng thời tiết ở trẻ em
Hình ảnh dị ứng thời tiết ở trẻ em

Những triệu chứng này không chỉ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của trẻ. Điều quan trọng là phụ huynh cần điều trị sớm và đúng cách để giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho trẻ.

Triệu chứng nhận biết khi trẻ bị dị ứng thời tiết

Trẻ em và trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết bị dị ứng thời tiết thường có những dấu hiệu như sau: 

  • Trẻ bị nổi mẩn ngứa ở mặt, cổ, ngực, chân tay.
  • Những nốt mẩn ngứa này lan ra khắp người hoặc theo từng vùng.
  • Da nóng rát, bong tróc, nứt nẻ, khô ráp.
  • Trẻ có hiện tượng sốt trên 38 độ C.
  • Bé quấy khóc, khó chịu, cơ thể mệt mỏi, uể oải, chán ăn.
  • Trẻ cào gãi liên tục khiến cơn ngứa càng nghiêm trọng hơn.
  • Một số trẻ còn gặp phải hiện tượng viêm da cơ địa, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen cấp tính.

Dị ứng thời tiết ở trẻ em nguyên nhân do đâu?

Dị ứng thời tiết ở trẻ có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: 

  • Thay đổi thời tiết: Sự thay đổi đột ngột trong điều kiện thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mặt trời cũng có thể gây ra dị ứng ở một số trẻ có cơ địa nhạy cảm.
  • Phấn hoa: Phấn hoa từ các loại cây khác nhau có thể làm kích thích hệ miễn dịch của trẻ, gây ra các triệu chứng dị ứng như sưng nề, chảy nước mũi và ngứa.
  • Bụi và hạt bụi: Bụi nhà, hạt bụi mịn và các hạt vi khuẩn có thể kích thích cơ thể của trẻ, gây ra các triệu chứng dị ứng như ho, chảy nước mũi, nổi mẩn.
  • Nấm mốc: Môi trường ẩm ướt có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm mốc, gây ra dị ứng cho trẻ khi tiếp xúc với chúng.
  • Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí từ khói, bụi và các chất gây ô nhiễm khác trong không khí cũng góp phần vào việc gây ra dị ứng thời tiết ở trẻ.
  • Chất kích thích khác: Một số chất kích thích khác như hương liệu trong sản phẩm làm đẹp, hóa chất trong sản phẩm tẩy rửa có thể làm kích thích cơ thể của trẻ và gây ra các triệu chứng dị ứng.

Những nguyên nhân trên có thể tương tác với nhau và tạo ra hiện tượng dị ứng thời tiết ở trẻ. Để điều trị hiệu quả bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em, việc nhận biết và hạn chế tiếp xúc với các nguyên nhân tiềm ẩn là rất quan trọng.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng thời tiết ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng thời tiết ở trẻ

Trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp trẻ bị dị ứng thời tiết đều không nguy hiểm và có thể kiểm soát bằng việc sử dụng các loại thuốc điều trị. Tuy nhiên nếu trẻ bị dị ứng mãn tính, bệnh dễ tái phát nhiều lần trong năm thì có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng da.
  • Phù mạch.
  • Khó thở.
  • Đau ngực.
  • Sốt cao.
  • Tụt huyết áp.
  • Suy nhược cơ thể.
  • Cho thắt thanh quản.
  • Sốc phản vệ.

Vì vậy cha mẹ không nên chủ quan trong việc điều trị bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ. Nếu phát hiện thấy trẻ có các triệu chứng bất thường thì cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị.

Điều trị bệnh dị ứng thời tiết trẻ em

Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu cha mẹ đưa bé đi thăm khám bác sĩ từ sớm. Dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh kết hợp với tuổi tác và khả năng đáp ứng điều trị của từng trẻ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chữa dị ứng thời tiết phù hợp với từng trẻ:

Mẹo chữa dị ứng thời tiết cho trẻ

Chữa dị ứng thời tiết cho trẻ bằng mẹo dân gian là phương pháp được rất nhiều phụ huynh áp dụng. Bởi biện pháp này sử dụng nguyên liệu từ tự nhiên, an toàn, lành tính, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ ngay cả khi áp dụng trong thời gian dài. 

Vì vậy nếu trẻ mới chớm bị bệnh, các dấu hiệu chưa ở mức nghiêm trọng, cha mẹ nên tham khảo một số mẹo chữa dị ứng thời tiết cho trẻ như sau:

Dùng lá bàng non đun nước tắm

Lá bàng non là một dược liệu được dân gian sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh về da liễu, trong đó có dị ứng thời tiết. Trong thành phần của lá bàng non có chứa các hợp chất như phytosterol, flavonoid, tanin,… Có tác dụng hỗ trợ kháng viêm, diệt khuẩn, giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng. Ngoài ra, lá bàng còn chứa nhiều dưỡng chất khác, giúp tái tạo các tế bào da bị tổn thương và giúp cho bề mặt da nhanh chóng được phục hồi.

  • Chuẩn bị 6-7 lá bàng non, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.
  • Cho lá bàng vào nồi đun sôi với 2 lít nước.
  • Khi nước sôi thì cha mẹ hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 10 phút nữa.
  • Đổ nước ra chậu to, thêm nước lạnh cho đến khi nước đủ ấm.
  • Dùng nước này để tắm cho trẻ mỗi ngày 1 lần.
  • Thực hiện đều đặn hàng ngày cho đến khi trẻ hết dị ứng.

Lá lốt đun nước tắm cho trẻ

Lá lốt là một nguyên liệu tự nhiên rất lành tính, dễ kiếm. Y học cổ truyền cho biết, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, giúp giảm đau, tiêu sưng, hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu rất tốt. Còn theo nghiên cứu của Y học hiện đại, lá lốt có chứa nhiều hoạt chất như piperidin, flavonoid và hợp chất gốc benzyl. Chúng có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, ngừa viêm, tạo hàng rào bảo vệ da, giúp chống lại các tác nhân từ bên ngoài.

Bé dị ứng thời tiết có thể dùng nước tắm từ lá lốt
Bé dị ứng thời tiết có thể dùng nước tắm từ lá lốt
  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, đem rửa sạch, vò nát.
  • Cho dược liệu vào nồi đun cùng với nước trong vòng 15 phút,
  • Đổ nước ra chậu lớn, pha thêm với nước mát và tắm cho bé.
  • Phần bã lá lốt chà nhẹ lên vùng da bị mẩn ngứa của trẻ.
  • Sau đó cha mẹ tắm lại cho trẻ bằng nước sạch.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần, sau vài ngày tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.

Tắm bằng nước lá khế

Dùng lá khế đun nước tắm là một mẹo chữa dị ứng thời tiết được rất nhiều người áp dụng. Theo Y học cổ truyền, lá khế có vị chua, chát, tính bình, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa ngáy hiệu quả. Còn theo Y học hiện đại, lá khế có chứa hàm lượng lớn vitamin C và Flavonoid,… Những chất này có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ vi khuẩn, hỗ trợ điều trị mẩn ngứa, mề đay, dị ứng cho người bệnh.

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi rồi đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng.
  • Vò lá khế rồi cho vào nồi đun với 2 lít nước.
  • Đun sôi nhỏ lửa trong vòng 5 phút rồi tắt bếp.
  • Pha thêm với nước mát để tắm cho trẻ.
  • Tận dụng phần bã lá khế để chà nhẹ lên vùng da bị bệnh của bé.
  • Sau đó tắm qua với nước sạch.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn sau 3-5 ngày các nốt dị ứng sẽ dần thuyên giảm.

Tắm với nước lá trà xanh

Trà xanh là một nguyên liệu tự nhiên có chứa nhiều hoạt chất tốt cho làn da như caffeine, theocin, acid tannic, phenol, EGCG,… Những chất này có tác dụng tiêu viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, làm giảm ngứa ngáy do dị ứng thời tiết gây ra. Ngoài ra, việc tắm bằng lá trà xanh còn giúp cải thiện các vấn đề da liễu khác của trẻ như: Rôm sảy, vảy nến, mẩn ngứa, nổi mụn,… 

  • Chuẩn bị 30g lá trà xanh, rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước.
  • Khi nước sôi bạn tiến hành vặn nhỏ lửa và đun thêm 10 phút nữa.
  • Vớt phần bã lá trà xanh và cho thêm 3g muối vào.
  • Dùng nước này pha thêm với nước lạnh và tắm cho trẻ.
  • Cuối cùng tráng người lại cho bé bằng nước sạch.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần cho đến khi tình trạng dị ứng được khỏi hẳn. 

Cho trẻ uống thuốc Tây y

Trường hợp trẻ bị dị ứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể hướng dẫn cha mẹ cho trẻ uống một số loại thuốc như sau:

Thuốc dạng viên

Các loại thuốc dạng viên chủ yếu thuộc nhóm thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 hoặc 2. Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi,…. Một số loại thuốc tân dược được bác sĩ chỉ định dùng như:

  • Loratadin 10mg Imexpharm: Dùng cho trẻ từ 2-12 tuổi, uống từ 5-10mg/lần/ngày tùy theo cân nặng. Thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, đau đầu,..
  • Clorpheniramin 4mg: Dùng cho trẻ từ 6-12 tuổi, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên, dùng cách nhau từ 4-6 giờ. Thuốc có thể gây an thần, buồn ngủ, khô miệng.
Trẻ bị dị ứng thời tiết có thể dùng Clorpheniramin 4mg
Trẻ bị dị ứng thời tiết có thể dùng Clorpheniramin 4mg

Thuốc dạng dung dịch

Nhóm thuốc này có chứa các hoạt chất thuộc nhóm kháng histamin, dùng để điều trị các bệnh dị ứng như dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, dị ứng hóa chất,… Các loại thuốc được bác sĩ khuyến khích sử dụng để chữa dị ứng cho trẻ bao gồm:

  • Zyrtec 0.1%: Trẻ em từ 2-6 tuổi uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2,5ml dung dịch. Trẻ em từ 6-12 tuổi uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5ml dung dịch. Một số tác dụng phụ của thuốc như: Buồn ngủ, mệt mỏi, nhức đầu, choáng váng.
  • Neocilor: Trẻ em từ 6-11 tháng uống 2ml/lần/ngày. Trẻ em từ 1-5 tuổi uống 2,5 ml/lần/ngày. Trẻ em từ 6-11 tuổi uống 5ml/ngày. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Mệt mỏi, khô miệng, nhức đầu….

Thuốc dạng bôi 

Các loại thuốc dạng bôi được sử dụng để làm giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ tại chỗ khi trẻ bị dị ứng thời tiết. Thuốc sử dụng đơn giản, tiện lợi, dễ dàng hơn các loại thuốc dạng uống. Tuy nhiên do thuốc có dược lực mạnh nên vẫn gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc bôi da điều trị dị ứng thời tiết như:

  • Phenergan: Bôi một lớp mỏng lên vùng da bị dị ứng của trẻ, mỗi ngày bôi từ 3-4 lần. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như: Mẫn cảm ở da, mẫn cảm với ánh sáng.
  • Tacrolimus Ointment: Cha mẹ bôi 1 lớp thuốc mỏng lên khu vực bị ngứa ngáy của trẻ. Mỗi ngày bôi 2 lần, xoa nhẹ để thuốc thấm vào da. Tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc bao gồm: Nóng rát, đau nhói trên da, viêm nang lông, ngứa đỏ da, nổi mụn, tăng nhạy cảm với nóng và lạnh, đỏ bừng mặt, kích ứng da. 

Tham khảo dùng thuốc Đông y

Việc dùng thuốc Đông y cho trẻ nhỏ cần có sự thăm khám và giám sát của những người có chuyên môn. Phương pháp điều trị này thường áp dụng cho những trẻ bị dị ứng thời tiết mãn tính, bệnh tái phát nhiều lần và việc dùng thuốc Tây gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Một số bài thuốc Đông y chữa dị ứng thời tiết ở trẻ bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu như 10g Kinh giới, 10g Ké đầu ngựa, 10g Rễ đinh lăng, 12g Ý nhĩ sao vàng hạ thổ, 12g Bạc hà, 12g Mã đề, 12g Đầu ván sao vàng.
  • Các vị dược liệu trên bạn đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho thuốc vào nồi sắc với 1 lít nước.
  • Đun sôi cạn nước đến khi còn 500ml thì tắt bếp.
  • Chia thuốc thành 3 phần và cho trẻ uống trước bữa ăn. 

Bài thuốc 2: 

  • Bài thuốc bao gồm các nguyên liệu như 10g Lá dâu tằm, 10g Cúc tần, 10g Mã đề, 10g Kinh giới, 10g Cam thảo nam, 8g Bạc hà, 12g Bồ công anh, 12g Rau diếp cá, 12g Kim ngân hoa, 12g Ké đầu ngựa.
  • Rửa sạch các nguyên liệu.
  • Cho dược liệu vào nồi sắc cùng với 750ml nước.
  • Đun sôi nhỏ lửa đến khi nước cạn còn 1 nửa thì tắt bếp.
  • Chia thuốc thành 2 phần và cho trẻ uống trước bữa ăn trưa + tối.
Cha mẹ tham khảo cho trẻ dùng thuốc Đông y theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Cha mẹ tham khảo cho trẻ dùng thuốc Đông y theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Bài thuốc 3: 

  • Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm 6g Cam thảo, 6g Kinh giới, 6g Thuyền thoái, 6g Phòng phong, 10g Sinh địa, 10g Lá đơn, 10g Đại thanh diệp, 10g Ngưu bàng, 10g Bèo cái, 10g Ngân hoa, 10g Liên kiều.
  • Rửa sạch các vị thuốc trên.
  • Cho toàn bộ dược liệu vào nồi đun cùng với 1 lít nước.
  • Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn 1 nửa so với lượng nước ban đầu thì tắt bếp.
  • Chia thuốc thành 2-3 phần và cho trẻ dùng trước bữa ăn.

Bài thuốc 4:

  • Chuẩn bị các loại dược liệu như Phòng phong 12g, Đan sâm 12g, Tô tử 12g, Lá đơn 16g, Ý dĩ 16g, Kinh giới 16g, Quế chi 8g, Bạch chỉ 8g, Tế tân 6g, sinh khương 6g.
  • Rửa sạch toàn bộ dược liệu.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi và đun cùng với 1 lít nước.
  • Sắc cạn nước đến khi còn 500ml nước thì tắt bếp.
  • Chia thuốc thành 2-3 phần bằng nhau và cho trẻ uống trước bữa ăn.

Lưu ý: Điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ bằng thuốc Đông y cần được thực hiện bởi các thầy thuốc có tay nghề, chuyên môn bắt mạch và bốc thuốc theo thang. Phụ huynh không được tự bốc thuốc hoặc mua thuốc từ những địa chỉ kém uy tín để cho trẻ dùng.

Phòng ngừa bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ

Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên việc phòng ngừa bệnh là rất quan trọng. Cha mẹ cần bảo vệ con tránh khỏi các nhân gây bệnh bằng những biện pháp như sau:

  • Cho trẻ ăn uống đủ chất, đặc biệt bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh.
  • Nếu thời tiết thay đổi và trở lạnh thì bạn cần giữ ấm cho trẻ và không để trẻ ra ngoài quá nhiều.
  • Cùng trẻ tập thể dục đều đặn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng và rèn luyện sức khỏe.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên giặt giữ chăn, ga, gối, đệm, thú bông, thảm, rèm cửa… để loại bỏ bụi bẩn, nấm và vi khuẩn trú ngụ.
  • Với những trẻ có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng thì nên tránh cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm như: Tôm, cá, sữa bò, trứng, lạc, đậu nành,….
  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng cách tắm nước ấm, sau khi tắm xong cần dùng khăn bông mềm để lau khô người cho trẻ, sau đó mới mặc quần áo.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, có các chất liệu vải từ thiên nhiên, tránh quần áo chật làm bằng len, dạ cọ sát vào da của trẻ.

Trên đây là những thông tin về tình trạng trẻ bị dị ứng thời tiết. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp phụ huynh có thêm được nhiều kiến thức hữu ích để giúp trẻ phòng ngừa và điều trị bệnh được hiệu quả hơn.  

Da Mặt Bị Dị Ứng Nổi Sẩn Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Da Mặt Bị Dị Ứng Nổi Sần Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa là hiện tượng thường gặp ở những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm. Tác nhân gây…
Dị Ứng Thời Tiết Ở Mặt: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị, Phòng Ngừa

Dị Ứng Thời Tiết Ở Mặt: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị, Phòng Ngừa

Dị ứng thời tiết ở mặt là một vấn đề da liễu phổ biến và gây ra rất nhiều bất tiện, phiền toái cho người…
Mẹ Bầu Bị Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Mẹ Bầu Bị Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Hiện tượng mang bầu bị dị ứng thời tiết là tình trạng phổ biến, thường xảy ra ở những thai phụ có cơ địa nhạy…
Chia sẻ
Bỏ qua