Đau Khớp Gối Uống Thuốc Gì? 9 Loại Được Ưa Dùng Nhất

Đau khớp gối thường xảy ra ở những người trong độ tuổi trung niên do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra bên trong cơ thể. Hiện nay, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa do ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dùng thuốc Tây y điều trị bệnh là phương pháp được ưu tiên áp dụng do có tác dụng nhanh và dễ sử dụng. Bài viết dưới đây là thông tin về các loại thuốc trị đau khớp gối ưa dùng nhất hiện nay bạn có thể tham khảo.

Đau khớp gối gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày
Đau khớp gối gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày

Đau khớp gối nên uống thuốc gì để điều trị?

Đau khớp gối là tình trạng xảy ra khá phổ biến do ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân khác nhau như lão hóa, chấn thương, bệnh lý xương khớp,… Tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh và làm suy giảm chất lượng đời sống hàng ngày. Ở một số trường hợp, đau khớp gối không được khắc phục kịp thời có thể gây biến dạng khớp và tiến triển sang bệnh viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối,.. Vì thế, ngay khi tình trạng đau khớp gối diễn ra kéo dài bạn cần thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Thông thường, tình trạng đau khớp gối sẽ được cải thiện bằng cách dùng thuốc Tây y. Thuốc có tác dụng giảm đau và cải thiện các triệu chứng đi kèm, hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh biến chứng. Với những trường hợp nặng hơn, người bệnh cần dùng thuốc kết hợp với các phương pháp điều trị khác để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

Chuyên gia cho biết, tình trạng đau khớp gối thường được cải thiện bằng các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ, thuốc làm chậm tốc độ lão hóa,… Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây đau và mức độ bệnh trạng để chỉ định loại thuốc điều trị cho phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị phối hợp nhiều loại thuốc để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

Các loại thuốc trị đau khớp gối được ưa dùng

Đau khớp gối xảy ra khi khớp gối bị tổn thương. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài, bạn cần thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị đúng cách. Các loại thuốc trị đau khớp gối được sử dụng phổ biến hiện nay là:

1. Thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol là loại thuốc giảm đau thông dụng, mang lại hiệu quả với mọi thể trạng đau. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là ức chế chọn lọc COX 1 để ngăn chặn quá trình sản sinh ra chất trung gian gây viêm prostaglandin. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để giảm đau hạ sốt ở mức độ nhẹ và vừa. Các loại thuốc có chứa paracetamol được sử dụng phổ biến hiện nay là Panadol, Panadol extra, Efferalgan, Terper Codein, Tiffy, Decolgen…

Khi bị đau khớp gối ở mức độ vừa và nhẹ, bạn có thể sử dụng loại thuốc này để cải thiện. Đồng thời, thuốc còn có tác dụng an thần giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng ở những trường hợp đau khớp gối cấp tính. Việc sử dụng thuốc kéo dài cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Cách dùng: Người lớn và trẻ em trên 40kg dùng 1 – 2 viên/lần và tối đa là 4 – 6 lần/ngày. Trẻ em dưới 40kg và dưới 12 tuổi dùng 10 -15mg/kg/lần và tối đa lầ từ 4 – 6 lần/ngày. Nên dùng thuốc sau khi ăn để tránh gây hại đến dạ dày.

Dùng thuốc Paracetamol để cải thiện triệu chứng đau nhức ở mức độ vừa và nhẹ
Dùng thuốc Paracetamol để cải thiện triệu chứng đau nhức ở mức độ vừa và nhẹ

2. Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID)

Loại thuốc này sẽ được sử dụng khi cơ thể không đáp ứng với thuốc giảm đau paracetamol. Thuốc NSAIDs được chia thành 2 nhóm là ức chế chọn lọc COX 1 (Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen) và ức chế chọn lọc COX 2 (Celecoxib, Meloxicam). Nếu gặp vấn đề về hệ tiêu hóa, bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX 2 để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc giảm đau chống viêm không chứa steroid có tác dụng giảm đau ở mức độ vừa đến mạnh, chỉ nên dùng ngắn hạn để giải quyết triệu chứng. Công dụng của thuốc trong điều trị đau khớp gối là giảm đau ở mức độ vừa và nặng, thích hợp sử dụng cho những trường hợp khớp gối bị thoái hóa và viêm. Nếu muốn cải thiện triệu chứng nhanh chóng, bạn nên ưu tiên thuốc được bào chế ở dạng xịt hoặc dạng dán bề mặt. Dược tính trong thuốc sau khi thẩm thấu qua da sẽ có tác dụng nhanh chóng.

Cách dùng: 

  • Diclofenac: Với dạng giải phóng chậm là 75mg/lần/ngày, với dạng thường là 100mg/lần x 2 lần/ngày. Nên uống thuốc sau khi ăn khoảng 60 phút.
  • Meloxicam: Dùng sau khi ăn khoảng 60 phút với liều lượng là 7.5mg/lần x 2 lần/ngày, sau ăn 60 phút.
  • Celecoxib: Dùng sau khi ăn 60 phút với liều lượng 200mg/lần x 1-2 lần/ngày, sau ăn 60 phút. Loại thuốc này nên hạn chế dùng cho người cao tuổi và những người có tiền sử bệnh tim mạch.

3. Thuốc Diacerein trị đau khớp gối

Khi bị đau khớp gối, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc Diacerein để cải thiện tình trạng bệnh. Diacerein thuộc nhóm thuốc giảm đau ức chế PG, có tác dụng giảm đau ở mức độ vừa và nhẹ, mang lại hiệu quả chậm hơn so với các loại thuốc khác.

Khuyến cáo từ nhà sản xuất, thuốc giảm đau Diacerein thích hợp sử dụng để cải thiện tình trạng đau mỏi khớp gối ở người trẻ, mỏi khớp gối do tập luyện thể dục thể thao. Ngoài ra, thuốc còn có khả năng hỗ trợ phục hồi tổn thương tại đầu gối sau chấn thương. Ở một số trường hợp, thuốc còn được sử dụng kết hợp với thuốc giảm đau và thuốc chống viêm nhóm khác để giảm tác dụng phụ của nhóm thuốc kết hợp.

Cách dùng: Liều lượng khuyến cáo ban đầu là 50mg/lần/ngày, nên sử dụng thuốc vào buổi tối liên tục trong 2 tuần. Sau 2 tuần cần tăng liều lên 50mg/lần x 2 lần/ngày.

4. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng để cải thiện triệu chứng đau nhức tại khớp gối
Dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng để cải thiện triệu chứng đau nhức tại khớp gối

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng ngoài tác dụng chống trầm cảm thì thuốc còn mang lại hiệu quả giảm đau khớp gối rất tốt. Cơ chế hoạt động của thuốc là tái hấp thu chất dẫn truyền serotonin và norepinephrine, giúp ngăn chặn quá trình dẫn truyền thông tin đau về thần kinh trung ương. Các thành phần hoạt chất có trong thuốc chống trầm cảm 3 vòng là Imipramine, Amitriptyline, Desipramine,…

Khi bị đau khớp gối, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm 3 vòng để cải thiện. Thuốc được sử dụng để giảm đau cấp tính và mãn tính ở những trường hợp bệnh tiến triển phức tạp, giảm đau nhức từ mức độ vừa đến nặng. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng an thần, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh khi tình trạng đau diễn ra kéo dài. Tuy nhiên, loại thuốc này không thích hợp sử dụng để điều trị bệnh cho những người có tiền sử động kinh.

Cách dùng: Chỉ nên dùng thuốc cho người lớn và người cao tuổi với liều lượng khuyến cáo là 50 – 100mg/ngày, nên chia thành 2 lần để sử dụng. Thời điểm dùng thuốc tốt nhất là sau khi ăn khoảng 30 phút.

5. Thuốc kháng sinh trị đau khớp gối

Thuốc kháng sinh sẽ được kê đơn cho những trường hợp bị đau khớp gối do nhiễm khuẩn. Dựa vào mức độ nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng kháng sinh phối hợp với các nhóm thuốc khác trong phác đồ điều trị bệnh lý. Thông thường, bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị với các loại kháng sinh phổ hẹp và hiệu lực thấp rồi mới đến kháng sinh phổ rộng và hiệu lực cao để tránh tình trạng kháng kháng sinh.

Các loại kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị đau khớp gối là β lactam, cephalosporin thế hệ mới, lincosamid. Tác dụng chính của kháng sinh là điều trị nhiễm khuẩn tại khớp, dùng kết hợp với thuốc kháng viêm để hạ sốt và cải thiện các triệu chứng đi kèm.

Cách dùng: Nên sử dụng thuốc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

6. Thuốc chống thấp khớp DMARD

Thuốc chống thấp khớp DMARD có thành phần chính là Methotrexate. Khi bị đau khớp gối do ảnh hưởng từ các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp, viêm dính khớp,… bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống thấp khớp DMARD để cải thiện. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để điều trị đau khớp gối cấp tính. Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thuốc chống thấp khớp kết hợp với thuốc chống viêm giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.

Cách dùng: Nên dùng thuốc với liều lượng từ 7.5 – 20mg/ngày, có thể chia thành 3 lần để sử dụng.

7. Thuốc Opioid hiệu quả nhanh

Thuốc opioid có tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng có thể gây nghiện
Thuốc opioid có tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng có thể gây nghiện

Thuốc opioid có tác dụng giảm đau rất nhanh chóng, thường được sử dụng cho những trường hợp đau cấp tính ở mức độ nặng. Điều cần lưu ý là, opioid là thuốc giảm đau gây nghiện nên được giám sát bởi Bộ y tế và xếp vào nhóm thuốc phải kiểm soát. Bạn chỉ có thể mua và sử dụng thuốc khi có đơn kê từ bác sĩ chuyên khoa.

Các thành phần hoạt chất có trong thuốc là Codein, morphin, methadone,… Thuốc thường được bào chế dưới dạng phối hợp để làm giảm lượng hoạt chất gây nghiện, hạn chế tình trạng bệnh nhân bị phụ thuộc vào thuốc.

Cơ chế hoạt động của thuốc là tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương giúp giảm đau trực tiếp, giảm gánh nặng tâm lý cho bệnh nhân, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Loại thuốc này chỉ được kê đơn khi tình trạng đau khớp gối xảy ra ở mức độ nặng và không đáp ứng điều trị với tất cả các loại thuốc khác.

Cách dùng:

  • Thuốc codein dùng từ 30 – 60mg/lần, hai lần dùng thuốc cần cách nhau ít nhất 4 tiếng, sử dụng tối đa 240g trong một ngày.
  • Thuốc Morphin dùng 60mg/ngày có thể chia thành nhiều lần để sử dụng dựa vào mức độ đau nhức.

8. Thuốc Glucocorticoid

Loại thuốc này được chỉ định điều trị cho những trường hợp bị đau khớp gối ở mức độ nặng. Thuốc Glucocorticoid có cấu trúc tương tự hormone, hiệu lực nhanh và mạnh với các thể trạng viêm đau khớp gối. Việc sử dụng thuốc Glucocorticoid điều trị bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng mà bác sĩ chuyên khoa đã kê đơn. Nếu có dấu hiệu dị ứng hoặc sốc thuốc, cần ngưng thuốc ngay lập tức và tiến hành xử lý cấp tính.

Các thành phần hoạt chất có trong thuốc là Betamethasone, Dexamethasone, Methylprednisolone… Các hoạt chất này có tác dụng giảm viêm mạnh mẽ đối với những trường hợp đau nặng và đau cấp tính tại cùng một khớp.

Cách dùng: Thuốc được sử dụng khi không đáp ứng với tất cả các loại thuốc điều trị khác. Nên uống thuốc vào sau bữa ăn khoảng 30 phút. Liều dùng dành cho người lớn và người cao tuổi là:

  • Dexamethason: Dùng từ 0.75 – 9mg/ngày và chia thành nhiều lần để dùng
  • Methylprednisolon: Dùng từ 4 – 60mg/ngày và chia thành nhiều lần để dùng

9. Thuốc bổ trợ cho khớp gối

Sử dụng viên uống bổ trợ giúp cải thiện sức khỏe và chức năng khớp gối
Sử dụng viên uống bổ trợ giúp cải thiện sức khỏe và chức năng khớp gối

Khi đã bước qua độ tuổi trung niên, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ xương khớp giúp làm chậm tốc độ thoái hóa và ngăn ngừa tình trạng viêm đau khớp gối. Thuốc hỗ trợ khớp gối thường chứa các hoạt chất như Glucosamine sulfat, Chondroitin sulfat, Diacerein, Piascledine… Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất này sẽ kích thích sản sinh dịch khớp, nuôi dưỡng sụn khớp, giúp khớp gối trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn. Các sản phẩm có chất lượng được tốt và được chuyên gia khuyên dùng hiện nay là Glucosamin sulfat của Blackmores, Chondroitin sulfat của Kirkland,…

Lưu ý khi dùng thuốc trị đau khớp gối

Đau khớp gối khiến bạn cảm thấy rất khó chịu, làm suy giảm khả năng vận động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì thế, ngay khi có dấu hiệu của bệnh bạn nên thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị đúng cách. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị đau khớp gối bạn cần nắm rõ:

  • Khi bị đau khớp gối ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau thuộc nhóm đầu để cải thiện. Tuy nhiên, bạn vẫn nên theo dõi kỹ để kiểm tra mức độ tiến triển của bệnh lý.
  • Sử dụng thuốc giảm đau tác dụng mạnh sẽ mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng hơn nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, bạn cần thận trọng khi sử dụng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng chính xác.
  • Chỉ nên sử dụng các loại thuốc giảm đau ở trên trong khoảng 5 – 10 ngày. Với những trường hợp đau khớp gối mãn tính, bạn nên sử dụng theo đúng liều lượng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý dùng thuốc kéo dài.
  • Thông báo cho bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng để điều trị bệnh và tiền sử dị ứng thuốc để bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị cho phù hợp.
  • Trường hợp xuất hiện tác dụng phụ sau khi dùng thuốc, bạn cần ngưng thuốc và theo dõi. Nếu tình trạng này không thuyên giảm sau 24 giờ, nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.
  • Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc giảm đau ở trên, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe xương khớp, giúp phục hồi tổn thương tại khớp nếu có.
  • Hình thành lối sống tích cực để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Ví dụ như hạn chế vận động mạnh, tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng và đúng cách, khởi động kỹ trước khi tập luyện, giữ gìn và duy trì chức năng khớp, tránh tăng cân mất kiểm soát,…
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày cần cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là canxi, magie, kali, vitamin B, vitamin C vitamin E,… Hạn chế tiêu thụ chất kích thích và thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao.
Dùng thuốc điều trị bệnh viêm đau khớp gối đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất
Dùng thuốc điều trị bệnh viêm đau khớp gối đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất

Bài viết trên đây là thông tin về các loại thuốc điều trị đau khớp gối mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị bệnh. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc, cần có biện pháp xử lý đúng cách để tránh gây hại đến sức khỏe.

thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm của nhật

TOP 9 Thuốc Đặc Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Của Nhật Bản HOT

Thoát vị đĩa đệm có rất nhiều loại thuốc để điều trị, trong đó, thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm của Nhật được đông…

Viêm Khớp Cùng Chậu Uống Thuốc Gì? 7 Loại Hiệu Quả, Lành Tính

Viêm khớp cùng chậu uống thuốc gì phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng…
Các loại thuốc chống loãng xương của Úc

11 Thuốc Chống Loãng Xương Của Úc Được Tin Dùng Nhất 2024

Loãng xương là vấn đề về xương khớp rất thường gặp và được nhiều người quan tâm tìm cách điều trị. Ngoài các dòng thuốc…

Top 7 Thuốc Xương Khớp Hàn Quốc Chất Lượng Cao, Giá Tốt

Thuốc xương khớp Hàn Quốc được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại với các thành phần lành tính nên có chất…

Top 10 Loại Thuốc Trị Viêm Khớp Dạng Thấp An Toàn, Hiệu Quả

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, khả năng vận động của người bệnh. Nếu bạn…

TOP 6 Thuốc Đau Vai Gáy Của Nhật Được Tin Dùng Nhất

Ngày nay, đau vai gáy là một trong những bệnh lý thường gặp nhất, gây đau đớn, mệt mỏi cho biết bao người. Nếu bạn…
Giới thiệu các loại glucosamine dạng nước

5 Loại Glucosamine Dạng Nước Dễ Dùng, Hấp Thu Hiệu Quả

Glucosamine dạng nước có khả năng hấp thu nhanh hơn dạng viên, chính vì thế chúng được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Hiện nay,…
Thoát vị địa đệm nên uống sữa gì? Gợi ý 9 loại tốt nhất

Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Uống Sữa Gì? Gợi Ý 9 Loại Tốt Nhất

Người bị thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị, đồng thời bổ sung các…
Chia sẻ
Bỏ qua