Top 8 Loại Thuốc Bôi Trị Bệnh Vảy Phấn Hồng Hiệu Quả Nhất
Thuốc bôi điều trị vảy phấn hồng sẽ chứa một số thành phần dược tính có khả năng làm bong lớp vảy trên bề mặt da, hỗ trợ chữa lành tổn thương và ngăn ngừa bệnh tiếp tục phát triển lan rộng. Nếu người bệnh sử dụng thuốc điều trị đúng cách và phù hợp tình trạng bệnh thì triệu chứng của bệnh sẽ được kiểm soát một cách nhanh chóng. Ngược lại, nếu sử dụng thuốc sai cách hoặc quá liều sẽ phát sinh ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Các loại thuốc bôi trị bệnh vảy phấn hồng hiệu quả
Vảy phấn hồng là một dạng của bệnh vảy nến với triệu chứng đặc trưng là phát ban ngoài da. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh khá nhạt nhòa với các biểu hiện kém đặc trưng nên đã khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nhận biết bệnh. Nếu người bệnh có hệ miễn dịch tốt, bệnh lý này sẽ tự khỏi mà không cần tiến hành điều trị chuyên khoa.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, đây là bệnh lý không quá nguy hiểm và không thể lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể phát triển lan rộng ra vùng da xung quanh, làm tăng diện tích vùng da bị tổn thương. Khi nghi ngờ bản thân bị vảy nến phấn hồng, bạn nên thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc bôi ngoài da. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến là:
1. Kem bôi ngoài da Betnovate
Betnovate là thuốc bôi tại chỗ thuộc nhóm corticoid với các thành phần chính là Clioquinol, Betamethasone valerate và Neomycin sulphate. Loại thuốc này thường được kê đơn để điều trị các bệnh lý da liễu như vảy nến, chàm, viêm da do dị ứng,… Nếu đang bị vảy phấn hồng, bạn cũng có thể sử dụng thuốc này để cải thiện tình trạng bệnh. Thuốc được điều chế dưới hai dạng chính là kem bôi và thuốc mỡ. Dạng kem bôi thích hợp sử dụng với những vùng da ẩm ướt còn dạng mỡ thích hợp sử dụng cho vùng da khô bị bong tróc vảy.
Chuyên gia cho biết, thuốc bôi Betnovate là thuốc vitamin tổng hợp nên có khả năng tác động vào quá trình tăng trưởng của tế bào da và cải thiện tổn thương do bệnh vảy phấn hồng gây ra. Hoạt chất Betamethasone trong thuốc là một steroid mạnh, giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy, đau rát,…
Cách dùng:
- Vệ sinh da sạch sẽ, bôi thuốc lên vùng da bị bệnh với tần suất 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối. Không nên bôi quá 50g thuốc/tuần.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là da bị kích ứng, sắc tố da bị suy giảm, da phồng rộp và bong tróc,… Nếu sử dụng kéo dài sẽ gây mỏng da và và nổi rõ mạch máu dưới da.
- Chống chỉ định sản phẩm với những người bị dị ứng với thành phần dược tính trong thuốc và trẻ em dưới 1 tuổi.
Giá bán tham khảo: Thuốc bôi Betnovate điều trị vảy phấn hồng được bán trên thị trường với mức giá khá cao, khoảng 1.450.000 VNĐ/tuýp 15g.
2. Thuốc Daivobet bôi tại chỗ
Daivobet cũng là một trong những loại thuốc điều trị vảy phấn hồng mang lại hiệu quả khá tốt không thể không nhắc đến. Calcipotriol và Betamethasone là thành phần hoạt chất chính của thuốc. Calcipotriol là một dạng dẫn xuất của vitamin D và Betamethasone là một dạng của corticosteroid. Cả hai hoạt chất này đều có khả năng điều trị các bệnh lý da liễu rất hiệu quả.
Loại thuốc này thường được kê đơn điều trị bước đầu cho bệnh vảy nến thể mảng mạn tính. Dược tính trong thuốc sẽ ức chế sự gia tăng tế bào sừng quá mức và cải thiện tình trạng viêm ngứa trên da bằng cách ức chế miễn dịch. Nhưng nếu bạn sử dụng thuốc quá liều sẽ làm tăng nồng độ canxi trong máu.
Cách dùng:
- Làm sạch vùng da bị bệnh, lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị với tần suất 1 lần/ngày. Chỉ nên sử dụng sản phẩm trong khoảng thời gian tối đa là 4 tuần. Không bôi thuốc lên những vùng da quá nhạy cảm như mắt, miệng, quanh cơ quan sinh dục,…
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc mỡ Daivobet điều trị bệnh vảy phấn hồng là nôn mửa, dị ứng, kích ứng da đầu,… Tránh để da tiếp xúc với ánh sáng sau khi dùng thuốc.
- Chống chỉ định với những người bị dị ứng với thành phần dược tính có trong thuốc, bị suy gan thận nặng, bị rối loạn chuyển hóa canxi, tăng canxi huyết hoặc đang bị nhiễm độc vitamin D.
Giá bán tham khảo: Thuốc Daivobet điều trị bệnh vảy phấn hồng được bán trên thị trường với giá khoảng 260.000 VNĐ/tuýp 15g.
3. Thuốc Dermovate Cream
Dermovate Cream cũng là một trong những loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh vảy phấn hồng. Dermovate Cream là thuốc corticosteroid bôi tại chỗ có tác dụng rất mạnh. Vì thế, bác sĩ chỉ kê đơn thuốc để điều trị vảy phấn hồng cho người lớn, người cao tuổi và trẻ em trên 12 tuổi. Clobetasol propionate 0,05% là thành phần hoạt chất chính trong kem. Hoạt chất này có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ bằng cách ức chế phản ứng dị ứng pha muộn. Thành phần dược tính trong thuốc sau khi được cơ thể hấp thụ sẽ cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm trên da.
Cách dùng:
- Bôi một lớp thuốc mỏng lên vùng da cần điều trị rồi tiến hành xoa nhẹ nhàng để thuốc phủ kín vùng da bị bệnh. Nên dùng thuốc từ 1 – 2 lần/ngày, kiên trì sử dụng trong khoảng 4 tuần sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm đáng kể. Không băng kín vùng da sau khi bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh là nhiễm trùng cơ hội, rối loạn nội tiết, da bị ngứa ngáy hoặc bỏng rát,…
- Chống chỉ định với những người bị nhiễm khuẩn da chưa điều trị, bệnh vảy nến thể mảng lan rộng, mẫn cảm với dược tính trong thuốc, trẻ em dưới 12 tuổi,…
Giá bán tham khảo: Thuốc bôi Dermovate Cream điều trị bệnh vảy phấn hồng được bán trên thị trường với giá khoảng 90.000 VNĐ/tuýp 15g.
4. Thuốc Elidel điều trị vảy phấn hồng
Elidel là thuốc ức chế miễn dịch được điều chế dưới dạng thuốc bôi ngoài da, giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh vảy nến. Nếu đang bị vảy phấn hồng, bạn cũng có thể tận dụng loại thuốc này để điều trị bệnh. Một số thành phần hoạt chất có trong thuốc bôi Elidel là Anhydrous citric acid, Benzyl alcohol, Cetyl alcohol, Sodium hydroxide và Propylene glycol. Khi các hoạt chất này thẩm thấu vào da sẽ làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như ngứa ngáy, bong tróc và sưng đỏ da,… Đồng thời, kiểm soát tốt tình trạng bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển sang mức độ nặng hơn.
Cách dùng:
- Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ rồi lau khô nước. Lấy kem bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương với một lớp thật mỏng. Nên sử dụng thuốc với tần suất từ 1 – 2 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Thời gian dùng thuốc chỉ nên kéo dài tối đa trong khoảng 6 tuần.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc Elidel để điều trị bệnh vảy phấn hồng là đỏ ngứa da, nóng rát, đau đầu, đổi màu da,…
- Chống chỉ định với những người bị dị ứng với thành phần của thuốc, đang tiến hành quang trị liệu để trị bệnh, bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc nhiễm trùng da,…
Giá bán tham khảo: Thuốc Elidel điều trị vảy phấn hồng được bán trên thị trường với giá khoảng 350.000 VNĐ/tuýp 30g.
5. Kem bôi da Explaq
Explaq là kem bôi điều trị vảy phấn hồng được điều chế từ thảo dược tự nhiên như ba chạc, lá sòi, phá cổ chỉ,… Vì thế, đây là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh rất an toàn đối với làn da. Các thành phần hoạt chất trong kem có tác dụng chính là chữa lành tổn thương trên da do bệnh vảy phấn hồng gây ra, giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy và sưng viêm khá tốt. Ngoài ra, sản phẩm còn có thêm tác dụng dưỡng da và cấp ẩm cho da. Sau một thời gian sử dụng, làn da sẽ trở nên mịn màng và mềm mại hơn, ngăn ngừa tình trạng bong tróc xảy ra và thúc đẩy quá trình hình thành tế bào da mới.
Cách dùng:
- Vệ sinh da sạch sẽ rồi dùng khăn mềm lau khô. Lấy một lượng kem vừa đủ, thoa lên vùng da bị bệnh với một lớp mỏng.
- Nên sử dụng sản phẩm từ 2 – 3 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Giá bán: Thuốc bôi Explaq điều trị bệnh vảy phấn hồng được bán trên thị trường với giá khoảng 245.000 VNĐ/tuýp
6. Thuốc bôi ngoài da Trozimed
Trozimed là thuốc bôi điều trị vảy phấn hồng được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty TNHH Dược Phẩm Đạt Vi Phú. Sản phẩm thường được kê đơn điều trị với những trường hợp bệnh vừa và nhẹ. Thành phần hoạt chất chính trong thuốc là Calcipotriol 1.5mg cùng với một số loại tá dược vừa đủ khác. Khi các hoạt chất này được da hấp thụ sẽ có tác dụng làm chậm quá trình tăng sinh tế bào sừng và cải thiện tình trạng hình thành tế bào mới quá mức. Từ đó, các mảng vảy bong tróc trên da sẽ dần được làm sạch.
Cách dùng:
- Vệ sinh vùng da cần điều trị, dùng khăn thấm khô nước rồi thoa một lớp kem mỏng lên da. Thoa thuốc một cách nhẹ nhàng giúp dưỡng chất trong thuốc có thể thẩm thấu sâu vào bên trong da. Nên sử dụng thuốc với tần suất 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải là da khô và bong tróc, phát ban đỏ, ngứa ngáy, teo da, tăng sinh sắc tố da, viêm nang lông,…
- Chống chỉ định với những người bị dị ứng với thành phần của thuốc, người bị vảy nến có mụn mủ, bị tăng canxi trong máu.
Giá bán tham khảo: Thuốc Trozimed điều trị vảy phấn hồng được bán trên thị trường với giá khoảng 200.000 VNĐ/tuýp 30g.
7. Thuốc mỡ Salicylic acid 5%
Thuốc mỡ Salicylic acid 5% là một trong những sản phẩm thường được kê đơn để điều trị bệnh vảy phấn hồng dạng nhẹ chưa lan rộng. Thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng loại bỏ lớp vảy, tế bào chết và sừng đóng trên da. Cấp ẩm giúp làn da trở nên lán mịn và đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Ngoài ra, loại thuốc bôi này còn có tác dụng sát khuẩn nhẹ nên sẽ hạn chế được tình trạng kích ứng trên bề mặt da.
Ngoài thuốc mỡ, Axit salicylic còn được điều chế dưới dạng dung dịch gel, dung dịch, xà phòng, kem sữa,… để điều trị một số bệnh lý ngoài da khác như viêm da tiết bã nhờn, viêm da tróc vảy, viêm da cơ địa, mụn trứng cá,…
Cách dùng:
- Lấy một lượng thuốc vừa đủ bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương do vảy phấn hồng. Cần vệ sinh da sạch sẽ và thấm khô nước trước khi bôi thuốc để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Ban đầu bạn chỉ nên bôi thuốc với nồng độ thấp và liều dùng là 1 lần/ngày rồi mới tăng dần liều lên dựa vào tình trạng bệnh.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải là dị ứng da, kích ứng ngoài da, cảm giác châm chích,… Nếu sử dụng kéo dài có thể gây bào mòn da.
- Chống chỉ định với người bị tiểu đường, có hệ tuần hoàn suy giảm, trẻ em dưới 12 tuổi đang bị cúm sốt,… Không bôi thuốc vào vùng da niêm mạc, vùng da rộng hoặc vùng da có vết thương hở.
Giá bán tham khảo: Thuốc mỡ Salicylic acid 5% điều trị bệnh vảy phấn hồng được bán trên thị trường với giá khoảng 25.000 VNĐ/tuýp 5g.
8. Tazarotene gel 0,05% và 0,1%
Tazarotene được biết đến là một sản phẩm retinol có liên quan đến vitamin A. Tazarotene là tiền dược chất retinoid thế hệ thứ 3, thuộc nhóm retinoid acetylenic. Hiện tại, sản phẩm tazarotene đã được phê duyệt để điều trị các bệnh lý ngoài da như vảy nến, mụn trứng cá và phục hồi tổn thương da do cháy nắng.
Khi bị vảy phấn hồng, bạn cũng có thể tận dụng gel bôi Tazarotene để cải thiện tình trạng bệnh. Thành phần hoạt chất tazarotene trong thuốc sau khi tiếp xúc với tổn thương trên da sẽ chuyển hóa thành axit cacboxylic cognate, liên kết với thụ thể axit retinoic để cải thiện triệu chứng của bệnh trên da. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị mà thuốc mang lại còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng bệnh và cách sử dụng của người bệnh.
Cách dùng:
- Vệ sinh vùng da cần điều trị và tay sạch sẽ rồi lau khô nước. Lấy một lượng gel vừa đủ thoa trực tiếp lên da với tần suất 1 lần/ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Sau đó rửa sạch tay sau khi thoa thuốc. Bạn có thể sử dụng thêm kem dưỡng ẩm sau khi thoa thuốc để tránh bị khô da.
Giá bán tham khảo: Thuốc bôi ngoài da Tazarotene điều trị bệnh vảy phấn hồng được bán trên thị trường với mức giá khoảng 150.000 VNĐ/tuýp 15g.
Lưu ý khi dùng thuốc bôi trị bệnh vảy phấn hồng
Dùng thuốc bôi điều trị vảy phấn hồng giúp kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng khó chịu ngoài da do bệnh lý này gây ra, ngăn ngừa tổn thương trên da tiến triển nặng và phát sinh biến chứng. Nhưng để quá trình dùng thuốc điều trị bệnh có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và hạn chế nguy cơ phát sinh tác dụng phụ thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Tuân thủ theo đúng liều lượng được in trên bao bì hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn quá lạm dụng thuốc sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.
- Nên vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi thuốc giúp thành phần dược tính dễ dàng thẩm thấu qua biểu bì da và phát huy công dụng. Chỉ nên bôi thuốc vào vùng da bị tổn thương, không bôi lan rộng ra vùng da lành xung quanh.
- Tiến hành chăm sóc da đúng cách trong suốt quá trình điều trị để đẩy nhanh tốc độ phục hồi và hạn chế nhiễm trùng. Tránh cào gãi hoặc chà xát mạnh vào vùng da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào sâu bên trong.
- Xây dựng lối sống và thói quen ăn uống tích cực giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể và hỗ trợ quá trình điều trị nhanh mang lại hiệu quả. Cần ăn uống đủ dưỡng chất, hạn chế mất ngủ, tránh căng thẳng kéo dài,…
- Nếu xuất hiện tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh, cần ngừng thuốc ngay lập tức rồi chú ý đến phản ứng của da. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra kéo dài mà không thuyên giảm, cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.
Bài viết trên đây là thông tin về các loại thuốc bôi trị bệnh vảy phấn hồng mà chúng tôi tổng hợp được cũng như lưu ý khi dùng bạn có thể tham khảo. Thuốc bôi điều trị vảy phấn hồng có tác dụng tại chỗ, được sử dụng bằng cách bôi ngoài da giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra. Tuy nhiên, việc dùng thuốc điều trị bệnh cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và tránh phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.
Cùng Chuyên Mục: