10 Cách Chữa Vảy Nến Bằng Dầu Dừa An Toàn Hiệu Quả
Chữa vảy nến bằng dầu dừa là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng. Dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên có chứa các vitamin và khoáng chất, hỗ trợ kháng viêm, diệt khuẩn và cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh da liễu. Vậy dầu dừa có thể chữa trị bệnh vảy nến được không? Thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp điều trị này.
Công dụng của dầu dừa trong điều trị bệnh vảy nến
Dầu dừa được làm từ cơm dừa, đây là một nguyên liệu rất phổ biến trong ngành công nghiệp làm đẹp. Dầu dừa có hai loại là tinh chế và không tinh chế.
- Dầu dừa tinh chế được làm từ quả dừa khô. Sau khi được nấu dưới nhiệt độ cao nguyên liệu này sẽ tiếp tục trải qua quá trình khử mùi và tẩy trắng. Dầu dừa tinh chế hoàn toàn có thể sử dụng trong nấu nướng, hương vị thơm ngon và rất tốt cho sức khỏe.
- Dầu dừa không tinh chế được chế biến từ trái dừa tươi. Quá trình chiết xuất không qua nhiệt độ cao nên chúng dễ bị đông lại. Loại dầu dừa này có mùi thơm của dừa, vừa có thể dùng được trong nấu nướng, vừa dùng để dưỡng ẩm, dưỡng da và điều trị các bệnh da liễu.
Trong thành phần của dầu dừa có chứa rất nhiều dưỡng chất giúp cấp ẩm, làm mềm da, ngăn ngừa tình trạng sưng viêm, khô ráp hiệu quả. Cụ thể như sau:
- Các axit béo: Bao gồm axit lauric, axit linoleic, axit oleic, axit palmitic,… Có tác dụng dưỡng ẩm cho da, kháng viêm giảm đau, ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại.
- Vitamin C: Dưỡng chất này có tác dụng phục hồi nhanh chóng những tổn thương trên da, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Ngoài ra vitamin C còn giúp tăng sinh collagen, mang đến cho bạn làn da mềm mại, mịn màng, chống thâm sẹo sau khi điều trị.
- Vitamin E: Vitamin E trong dầu dừa có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ lớp sừng già cỗi, giúp lớp sừng mới nhanh phát triển. Ngoài ra, dưỡng chất này còn giúp tăng cường sản sinh collagen, giúp những tổn thương trên da nhanh được phục hồi.
- Protein: Protein trong dầu dừa có tác dụng tăng cường sản sinh những tế bào mới để sửa chữa các tế bào bị tổn thương. Từ đó giúp bệnh nhanh lành và ngăn ngừa các tế bào chết lan rộng sang những vùng da lành xung quanh.
- Hoạt chất monoglyceride: Trong thành phần của dầu dừa có chứa chất monoglyceride giúp chống lại sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa bội nhiễm và cực kỳ hữu ích đối với bệnh vảy nến.
- Enzyme lipase: Các enzyme trong dầu dừa có tác dụng giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, thành phần này hỗ trợ quá trình sản sinh các tế bào mới, thay thế những tế bào bị tổn thương do bệnh vảy nến gây ra.
Top 10 cách chữa vảy nến bằng dầu dừa
Phương pháp chữa vảy nến bằng dầu dừa rất an toàn, dễ áp dụng và mang lại hiệu quả điều trị cao. Vì thế bạn hãy tham khảo những mẹo chữa bệnh dưới đây để giúp giảm nhanh những triệu chứng khó chịu và xoa dịu các tổn thương trên da.
Chữa vảy nến bằng dầu dừa kết hợp với lòng đỏ trứng gà
Lòng đỏ trứng gà có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp cải thiện những tổn thương trên da hiệu quả. Ngoài ra, hàm lượng protein và collagen phong phú trong trứng gà cũng hỗ trợ thúc đẩy sự phục hồi của những tế bào bị tổn thương. Khi kết hợp trứng gà với dầu dừa sẽ mang đến cho bạn bài thuốc giúp chữa bệnh vảy nến tại nhà cực hiệu quả. Không những giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh mà còn giúp da dẻ thêm trắng sáng, mịn màng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 lòng đỏ trứng gà và 3 thìa dầu dừa nguyên chất.
- Trộn cả hai nguyên liệu trên với nhau để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Rửa sạch vùng da bị tổn thương bằng nước ấm, sau đó lấy khăn bông mềm để lau khô.
- Thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị bệnh và giữ nguyên trong vòng 15 phút.
- Sau đó người bệnh tiếp tục rửa lại với nước sạch.
- Mỗi ngày áp dụng khoảng 2 lần cho đến khi các triệu chứng của bệnh được khỏi hẳn.
Mật ong và dầu dừa giúp cải thiện bệnh vảy nến
Mật ong rừng nguyên chất là một nguyên liệu tuyệt vời giúp kháng viêm, diệt khuẩn và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh da liễu. Trong thành phần của mật ong có chứa nhiều vitamin, enzyme, muối khoáng, axit hữu cơ, phytoncites. Từ đó hỗ trợ chữa lành những tổn thương trên da, giúp các vết thương nhanh chóng được phục hồi. Khi kết hợp mật ong với dầu dừa sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm xảy ra.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 thìa mật ong và 1 thìa dầu dừa nguyên chất.
- Trộn đều cả hai nguyên liệu trên với nhau để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da đang bị bệnh vảy nến.
- Thoa đều hỗn hợp dầu dừa mật ong lên da và massage nhẹ nhàng.
- Sau khoảng 20 phút người bệnh rửa lại da với nước sạch.
- Thực hiện mỗi ngày ít nhất một lần bệnh vảy nến sẽ được cải thiện.
Công thức chữa vảy nến từ nha đam và dầu dừa
Nha đam là một nguyên liệu quen thuộc được dùng nhiều trong các công thức dưỡng da. Trong thành phần của nha đam có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp dưỡng ẩm, làm trắng và mềm da. Bên cạnh đó nguyên liệu này còn có tác dụng kháng viêm diệt khuẩn, thúc đẩy quá trình chữa lành những tổn thương trên da. Khi kết hợp với dầu dừa sẽ mang đến cho bạn một phương pháp điều trị vảy nến và nhiều căn bệnh da liễu khác như: Viêm da cơ địa, mẩn ngứa, mề đay, dị ứng, chàm,…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nhánh nha đam và 1-2 thìa dầu dừa nguyên chất.
- Nha đam tách vỏ và chỉ lấy phần gel bên trong (không lấy phần nhựa mủ màu vàng).
- Trộn đều gel nha đam với dầu dừa để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Rửa sạch vùng da bị vảy nến và thoa hỗn hợp này lên da.
- Sau khoảng 20 phút khi lớp gel khô lại bạn rửa sạch với nước.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi khi bệnh được chữa khỏi.
Tỏi và dầu dừa giúp bệnh vảy nến nhanh khỏi
Tỏi không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong các món ăn thông thường mà còn có khả năng điều trị bệnh hiệu quả. Trong thành phần của tỏi có chứa một hoạt chất có tên là allicin. Đây được xem như một chất kháng sinh tự nhiên giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm. Khi kết hợp với dầu dừa sẽ mang đến cho người bệnh một mẹo điều trị vảy nến tại nhà nhanh chóng, an toàn và không gây tác dụng phụ cho sức khỏe.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 2-3 tép tỏi và 2 muỗng dầu dừa.
- Bóc tỏi, rửa sạch và giã nhuyễn.
- Trộn đều 2 nguyên liệu trên với nhau để thu được hỗn hợp đồng nhất.
- Vệ sinh vùng da bị vảy nến với nước sạch và lau khô.
- Thoa đều hỗn hợp dầu dừa lên da và để nguyên trong vòng 15 phút.
- Áp dụng khoảng hai ngày một lần bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi đáng tích cực của làn da.
Công thức từ nghệ và dầu dừa
Trong thành phần của nghệ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, trong đó phải kể đến hoạt chất curcumin. Chất này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, chữa lành vết thương và không để lại sẹo thâm trên da. Khi kết hợp nghệ với dầu dừa sẽ giúp các triệu chứng của bệnh được cải thiện rõ rệt, loại bỏ lớp sừng dày trên da, giúp dưỡng ẩm và tái sinh cho bạn một làn da mới khỏe mạnh, trắng mịn hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 thìa tinh bột nghệ và 3 thìa dầu dừa.
- Trộn đều cả 2 nguyên liệu trên với nhau để thu được hỗn hợp đồng nhất.
- Vệ sinh thật sạch vùng da bị bệnh vảy nến rồi lau khô lại với khăn bông mềm.
- Sau khoảng 2 tiếng là có thể rửa lại thật sạch với nước.
- Thực hiện mẹo chữa bệnh này mỗi ngày một lần.
- Sau khoảng 10 ngày bệnh tình của bạn sẽ được cải thiện.
Công thức từ giấm táo và dầu dừa
Giấm táo là một nguyên liệu có tính axit cao tuy nhiên nó lại không gây ảnh hưởng đến da. Ngược lại nguyên liệu này còn hỗ trợ kháng viêm, diệt khuẩn vô cùng hiệu quả. Đối với bệnh vảy nến, bài thuốc bôi da từ dầu dừa và giấm táo sẽ giúp kiểm soát tốt độ pH trên da, khắc phục tình trạng bong tróc, dày sừng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh nên sử dụng theo đúng công thức.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 thìa dầu dừa nguyên chất và 1 thìa giấm táo.
- Kết hợp chúng lại với nhau để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Sau khi vệ sinh vùng da với nước ấm, bạn thoa đều hỗn hợp lên da.
- Massage nhẹ nhàng để dưỡng chất trong hỗn hợp thấm đều vào bên trong.
- Sau khoảng 15 phút bạn rửa lại với nước ấm để làm sạch.
- Mỗi ngày thực hiện từ 1-2 lần để bệnh nhanh khỏi.
Dùng dầu dừa nguyên chất
Bạn không cần phải kết hợp dầu dừa với bất kỳ nguyên liệu nào bởi bản thân dầu dừa đã có chứa nhiều dưỡng chất giúp điều trị hiệu quả bệnh vảy nến. Dùng dầu dừa nguyên chất không chỉ là phương pháp chữa bệnh an toàn, đơn giản mà còn giúp tăng sinh collagen, giúp phục hồi làn da mới nhanh chóng. Hơn nữa nguyên liệu này còn giúp giảm ngứa ngáy, ngăn ngừa bội nhiễm và làm mờ vết thâm tại vị trí bị tổn thương.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch tay và vệ sinh toàn bộ vùng da bị bệnh.
- Thoa một ít dầu dừa lên vị trí bị vảy nến.
- Massage nhẹ nhàng trong vòng vài phút để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào bên trong và giúp lớp sừng dễ dàng bong ra.
- Để khổ tự nhiên và không cần rửa lại với nước.
- Mỗi ngày bạn áp dụng từ 2-3 lần.
- Sau khoảng nửa tháng bệnh da liễu này của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.
Chữa vảy nến bằng dầu dừa với bột yến mạch
Bột yến mạch có chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho làn da, giúp trị mụn, dưỡng da trắng hồng và làm sạch da hiệu quả. Ngoài ra, nguyên liệu này còn giúp làm giảm hiện tượng kích ứng, ngứa ngáy và sưng tấy do bệnh vảy nến gây ra. Dầu dừa kết hợp với bột yến mạch là một trong những cách chữa vảy nến bằng dầu dừa có tác dụng hiệu quả, giúp dưỡng da mềm mịn, không còn khô ráp, ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm và cân bằng độ pH cho da.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 thìa dầu dừa, 3 thìa bột yến mạch.
- Trộn đều hai nguyên liệu trên với nhau, nếu thấy vẫn đặc có thể cho thêm nước.
- Cho hỗn hợp trên vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 5 phút.
- Rửa sạch vùng da bị bệnh với nước ấm và lau khô.
- Thoa hỗn hợp thu được lên da, massage khoảng 2 phút và giữ nguyên trong vòng 15 phút.
- Rửa sạch với nước sạch để hoàn thành.
- Mỗi ngày áp dụng một lần, sau khoảng nửa tháng bạn sẽ thấy các triệu chứng dần thuyên giảm.
Tắm với nước dầu dừa
Nếu bạn bị vảy nến toàn thân, bạn có thể sử dụng dầu dừa để pha với nước tắm. Phương pháp này thực hiện rất đơn giản và hiệu quả, hỗ trợ giảm ngứa ngáy, ngăn ngừa hiện tượng dày sừng, giúp các vết thương trên da nhanh được phục hồi.
Cách thực hiện:
- Bạn pha khoảng 5-6 thìa dầu dừa nguyên chất vào thau nước ấm.
- Khuấy đều cho tan dầu dừa và tiến hành tắm như bình thường.
- Không cần tắm lại với nước sạch, bạn chỉ cần dùng khăn bông mềm lau sạch nước trên da là đủ.
- Mỗi ngày áp dụng một lần cho đến khi các triệu chứng của bệnh vảy nến được thuyên giảm.
Sử dụng dầu dừa theo đường ăn uống
Ngoài việc bôi da, bạn hoàn toàn có thể sử dụng dầu dừa để ăn uống trực tiếp nhằm bổ sung dưỡng chất để điều trị bệnh từ bên trong. Dầu dừa rất an toàn, lành tính và hoàn toàn có thể ăn được nên bạn có thể sử dụng để chế biến thành các món ăn hàng ngày như xào nấu, trộn salad rau củ.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể pha dầu dừa vào cốc nước ấm đề uống trực tiếp. Uống nước này vào mỗi buổi sáng khi bụng còn đói sẽ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất được nhanh hơn. Tuy nhiên nước dầu dừa khá khó uống nên không phải ai cũng có thể dùng được theo phương pháp này.
Lưu ý khi dùng dầu dừa để điều trị bệnh vảy nến
Dầu dừa là một nguyên liệu tự nhiên an toàn, lành tính có thể dùng cho mọi đối tượng khác nhau. Việc điều trị bệnh vảy nến bằng dầu dừa được xem là một phương pháp hiệu quả, giúp tiết kiệm mà bạn nên tham khảo. Tuy nhiên để quá trình điều trị đạt được thành công như mong đợi, có một vài vấn đề bạn cần lưu ý như sau:
- Dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên nên dược tính thấp hơn so với việc bạn dùng thuốc Tây y. Do đó cần kiên trì áp dụng trong thời gian ít nhất 2 tuần để cảm nhận được hiệu quả.
- Không bôi trực tiếp dầu dừa lên vùng da có vết thương hở, đang bị bội nhiễm, sưng viêm, ngứa rát, tụ mủ nghiêm trọng.
- Trước khi thoa dầu dừa lên da bạn cần vệ sinh tay và vùng da bị tổn thương thật cẩn thận.
- Sau khi bôi dầu dừa lên da bạn không nên chà xát hay cào gãi mạnh để tránh làm tổn thương da.
- Người bị dị ứng với dầu dừa hoặc nước dừa không nên áp dụng phương pháp này.
- Khi sử dụng dầu dừa để bôi lên vùng da bị bệnh, bạn nên chú ý mặc quần áo rộng rãi để tránh dầu dừa bị dính vào quần áo. Tốt nhất nên sử dụng vào buổi tối để đạt được hiệu quả tích cực hơn.
- Trường hợp bạn đã sử dụng dầu dừa trong một khoảng thời gian dài nhưng vẫn thấy bệnh tình không có nhiều chuyển biến thì nên cân nhắc đổi sang phương pháp điều trị khác.
- Kết hợp thêm với việc ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học để giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng và thúc đẩy quá trình tự chữa lành từ bên trong.
Trên đây là 10 cách chữa vảy nến bằng dầu dừa hiệu quả tại nhà được rất nhiều người áp dụng. Hy vọng thông qua những chia sẻ này bạn có thể tìm kiếm cho mình một phương pháp điều trị sao cho phù hợp và hiệu quả để bệnh nhanh khỏi. Trường hợp bệnh có chuyển biến nghiêm trọng bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị y kho một cách tích cực.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!