Review TOP 5 Thuốc Trị Ê Buốt Răng Được Ưa Chuộng Nhất
Ê buốt răng là một tình trạng răng nướu phổ biến, không quá nghiêm trọng nhưng làm giảm sút chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hiện nay có nhiều sản phẩm hỗ trợ và thuốc trên thị trường giúp điều trị tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp và giới thiệu 6 loại thuốc ê buốt răng hiệu quả tốt nhất để bạn đọc tham khảo.
Bật mí 5 sản phẩm hỗ trợ và thuốc trị ê buốt răng hiệu quả nhất
Thực tế, trên thị trường hiện nay không có loại thuốc đặc trị chữa ê buốt răng dùng theo đường uống.
Ở mức độ ê buốt nhẹ, nha, dược sĩ có thể khuyên bệnh nhân sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm ê buốt và bảo vệ răng, nướu như gel bôi, nước súc miệng, kem đánh răng,…
Đối với trường hợp răng tổn thương nặng gây nên những cơn ê buốt khó chịu, nha sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc bôi chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau tại chỗ. Một số trường hợp đau đớn kèm viêm, sốt có thể chỉ định thuốc uống giảm đau, hạ sốt.
Việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ cũng như thuốc trị ê buốt răng cần được chỉ dẫn cụ thể bởi nha sĩ. Bạn cần dùng đúng liều lượng và hướng dẫn được chỉ định.
Dưới đây là một số sản phẩm gel hỗ trợ và thuốc chữa ê buốt răng được đánh giá cao để bạn đọc tham khảo:
1. Sensikin Gel ngăn ngừa tình trạng ê buốt răng lợi
Gel ngăn ê buốt Sensikin là sản phẩm được sản xuất bởi thương hiệu Laboratorios Kin S.A xuất xứ Tây Ban Nha. Gel thích hợp để hỗ trợ điều trị ê buốt răng, ngăn các cơn đau cấp tính ở vùng răng miệng, nướu lợi do kích thích từ bên ngoài.
Sản phẩm phù hợp cho các trường hợp như: Tẩy trắng răng, cạo vôi răng, răng nhạy cảm nặng, nhạy cảm ngà răng do tụt nướu hay mòn men răng, mài cùi bọc răng sứ,…
Thành phần: Nước, Potassium Nitrate (10%), Glycerin, Hydroxyethylcellulose, PEG-60 Hydrogenated Castor Oil, Aroma, Sodium Methylparaben, Sodium Fluoride, Sodium Saccharin, Sodium Propylparaben, Citric Acid, Eugenol, d-Limonene…
Công dụng:
- Sensikin Gel chứa 10% Potassium Nitrate và Sodium Fluoride nồng độ 1000ppm F- có tác dụng hỗ trợ vệ sinh răng miệng trong các trường hợp bị ê buốt, đau nhức do quá mẫn cảm, đồng thời ngăn chặn cơn ê buốt cục bộ tại chỗ.
- Gel bôi có khả năng bám dính tốt, tan nhanh trên răng, nhờ đó khuếch tán ion K+ nhanh chóng vào trong lòng ống ngà của răng. Lúc này, dẫn truyền của dây thần kinh ống tủy về não bộ bị cắt đứt khiến cảm giác ê buốt biến mất.
Cách dùng:
- Lấy một lượng gel vừa đủ ra bông tăm hoặc ngón tay đã vệ sinh sạch, bôi trực tiếp lên vùng nướu, chân răng bị ê buốt, đau nhức. Sau đó dùng ngón tay/bông tăm massage nhẹ nhàng khoảng 1 phút.
- Đối với trường hợp ê buốt nặng muốn đạt hiệu quả nhanh chóng, có thể thực hiện thao tác bôi gel lần thứ 2 với lượng ít hơn.
- Bôi Sensikin gel khi có cơ đau nhức, ê buốt sau khi uống nước, đánh răng. Bôi khoảng 4 – 5 lần/ngày và mỗi lần cách ít nhất 4 tiếng. Đối với trường hợp bị ê buốt cấp tính, duy trì liên tục bôi gel trong vòng 7 ngày.
- Đối với bệnh nhân bị tụt nướu răng, sau khi bôi gel có thể xuất hiện cơn ê buốt mạnh tức thời trong quá trình gel chuyển dịch tại vùng cổ răng bị lộ. Tuy nhiên, sau đó cơn ê buốt sẽ qua nhanh và giảm tần suất xuất hiện rõ rệt.
- Sản phẩm có thể dùng để hỗ trợ giảm ê buốt răng nướu cho trẻ em trên 12 tuổi và người trưởng thành. Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi chỉ sử dụng khi có chỉ định và hướng dẫn về liều lượng và liệu trình dùng từ bác sĩ.
Giá bán tham khảo: Khoảng 120.000 VNĐ/tuýp gel 15ml.
2. Gel bôi cải thiện tình trạng ê buốt răng, nướu GC Tooth Mousse Plus
Gel bôi GC Tooth Mousse Plus với thành phần có chứa Calci và Phosphat sinh học phủ đều lên chân, thân răng và vùng nướu xung quanh chóng làm giảm cơn ê buốt, đồng thời hỗ trợ phòng ngừa sâu răng cho người niềng răng.
Sản phẩm của thương hiệu GC xuất xứ Nhật này có thành phần trung hòa, hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe khi bạn lỡ nuốt phải. Bạn có thể lựa chọn vị mùi vani, bạc hà hoặc dâu.
Thành phần: Nước, Glycerol, CPP-ACP, Propylene glycol, Silicon dioxide, Titanium dioxide, D-sorbitol, CMC-Na, Xylitol, Phosphoric acid, Ethyl p-hydroxybenzoate, Propyl p-hydroxybenzoate, Sodium Fluoride, Flavoring, Sodium saccharin, Butyl p-hydroxybenzoate.
Công dụng:
- Kích thích tiết nước bọt giúp trung hòa acid và vi khuẩn bám trên răng, hạn chế xuất hiện các đốm trắng trên răng, từ đó góp phần phòng và ngăn ngừa sâu răng.
- Sản phẩm phù hợp cho người đang niềng răng để bảo vệ răng một cách tốt nhất.
- Bổ sung thêm các Ion Ca++, P++ có tác dụng tái khoáng men răng, bảo vệ răng, chống ê buốt, kết hợp Fluor giúp ngăn ngừa sâu răng.
Cách dùng:
- Dùng ngón tay sạch hoặc bông tăm lấy 1 lượng gel vừa đủ, thoa lên vùng răng, nướu, để yên 3 phút thì dùng bông gòn sạch lau đi phần kem dư trên răng, không cần súc miệng lại.
- Người đang niềng răng nên dùng gel khoảng 2 lần trong ngày để bảo vệ răng và chống ê buốt. Tiếp tục sử dụng liên tục khoảng 1 – 2 tháng sau khi tháo niềng răng để giảm tình trạng ố vàng, ngăn ngừa mảng bám và đốm trắng trên răng.
- Đối với người bị ê buốt răng, nướu nên thoa đều đặn 1 lần/ngày vào buổi tối trước khi ngủ. Thoa đều gel lên thân, chân răng và nướu bị ê buốt, sâu hoặc nhạy cảm. Duy trì đều đặn 1 – 2 tháng sẽ thấy không còn tình trạng ê buốt, đau nhức.
Giá bán tham khảo: Khoảng 325.000 VNĐ/tuýp gel 35ml.
3. Thuốc trị ê buốt răng dạng bôi Vecni-flour
Enamel Pro Varnish CLEAR Vecni-flour là thuốc trị ê buốt răng và ngừa sâu răng dạng gel bôi. Sản phẩm thuộc nhóm thuốc OTC không kê đơn nhập khẩu từ Mỹ.
Thành phần lành tính gồm Nà 5% và TCP nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thuốc có 2 dòng xanh và đỏ, được chỉ định dùng cho cả trẻ nhỏ trên 2 tuổi và người lớn, tuy nhiên cần chỉ định của nha sĩ.
Thành phần: NaF 5% (22.600ppm) và Calcium phosphate (TCP).
Công dụng:
- Thuốc cung cấp lượng lớn Flour kết hợp công thức ACP tạo ra một màng bảo vệ trong suốt để giảm 73% tình trạng ê buốt, hiệu quả tức thì.
- Ngoài ra, Vecni-flour còn có khả năng tái khoáng hóa men răng, giúp củng cố răng chắc khỏe hơn, hỗ trợ ngăn ngừa sâu răng và hôi miệng sâu răng hiệu quả.
Cách dùng:
- Mỗi tuýp thuốc sẽ đi kèm 1 cọ quét chuyên dụng để thoa gel. Lấy một lượng vừa đủ để thoa trực tiếp lên răng, để khô 2 phút và không ăn uống sau 4 tiếng tiếp theo. Thời điểm thoa thuốc tốt nhất là buổi đếm trước khi đi ngủ
- Liệu trình dùng thuốc thường kéo dài tối thiểu 6 tháng và được khuyên dùng lại sau 3 – 4 tháng.
Giá bán tham khảo: Khoảng 70.000 – 80.000 VNĐ/hộp.
4. Emoform Gel phòng chống ê buốt răng
Đây là dòng sản phẩm chăm sóc răng miệng, phòng chống và cải thiện ê buốt răng nổi tiếng của Công ty Dr Wild & Co.AG xuất xứ Thụy Sỹ. Emoform có tác dụng cải thiện rõ rệt triệu chứng ê buốt chân răng, chống viêm sưng và hạn chế tình trạng viêm nướu hoại tử lở loét, đồng thời phòng ngừa sâu răng.
Thành phần: Stannous Fluoride, Glycerin, Propylene Glycol, Sodium Saccharin, PEG-40 Hydrogenated Castor Oil…
Công dụng:
- Giảm tình trạng ê buốt ở khu vực răng, nướu nhạy cảm, đồng thời tái khoáng sinh lý men răng để dứt điểm nguyên nhân gây ê buốt răng miệng.
- Chống viêm, kháng khuẩn, hạn chế sưng viêm và hỗ trợ điều trị các bệnh lý nha khoa như: Viêm lợi sưng má, mòn cổ chân răng, sâu răng…
- Cải thiện màu men răng, ngăn ngừa sâu răng.
Cách dùng:
- Sau khi vệ sinh sạch sẽ răng miệng, dùng tay sạch hoặc tăm bông để lấy một lượng gel vừa đủ thoa đều lên răng và khu vực nướu lợi bị ê buốt. Đợi khoảng 1 phút cho gel ngấm vào răng thì nhổ đi hoặc dùng bông gòn khô lau sạch gel thừa.
- Sau khi dùng Emoform, bạn không cần súc miệng lại bằng nước.
- Sử dụng gel đều đặn khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày, liên tục ít nhất 5 ngày để đạt hiệu quả tốt.
Giá bán tham khảo: Khoảng 200.000 VNĐ/tuýp 75ml.
5. Nhóm thuốc giảm đau Paracetamol, nhóm thuốc Aspirin và các loại thuốc kháng sinh
Trong một số trường hợp đau buốt nặng, dược sĩ, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau chứa Paracetamol, thuốc thuộc nhóm Aspirin hoặc các loại thuốc kháng sinh, chống viêm tại chỗ.
Biệt dược: Amoxicillin, Doxycyclin, Tetracyclin, Spiramycin,…
Công dụng:
- Giảm đau, giảm ê buốt tại chỗ.
- Chống viêm, kháng khuẩn.
Cách dùng: Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Giá bán tham khảo: Tùy thuộc loại thuốc, biệt dược và đơn vị phân phối.
Lưu ý khi mua và sử dụng thuốc trị ê buốt răng
Để đảm bảo an toàn sức khỏe và mang lại hiệu quả cao nhất, khi mua, sử dụng các sản phẩm thuốc chữa ê buốt răng thì bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây:
- Nên mua các sản phẩm hỗ trợ, thuốc trị ê buốt răng tại các cơ sở, địa chỉ cung cấp uy tín để đảm bảo nguồn gốc chính hãng, chất lượng an toàn.
- Khi sử dụng các loại thuốc tây y dạng uống, thuốc bôi không kê đơn để giảm ê buốt và đau nhức răng, bệnh nhân cần được chỉ định bởi nha sĩ, dược sĩ và tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng, liều lượng, liệu trình dùng để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.
- Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ hoặc thuốc giảm ê buốt, bạn có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng hoặc sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin, khoáng chất, chăm sóc sức khỏe răng miệng từ bên trong.
- Nên kết hợp sử dụng cùng các sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng hỗ trợ bảo vệ răng, nướu và cải thiện triệu chứng ê buốt để đạt hiệu quả cao nhất.
- Không nên đánh răng quá kỹ, chà xát mạnh gây tổn thương men răng và nướu. Nên chọn bàn chải phù hợp, mềm và dùng được cho răng nhạy cảm.
Trên đây đã tổng hợp 5 dòng sản phẩm hỗ trợ và thuốc trị ê buốt được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn tạm biệt những cơn ê buốt, đau nhức răng và bảo vệ hàm răng một cách tốt nhất.