Viêm Nướu Hoại Tử Lở Loét

Viêm nướu hoại tử lở loét gây nên những cơn đau khó chịu và mùi hơi thở, đồng thời người bệnh cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong ăn uống. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh và nhận biết qua những dấu hiệu nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời và sớm có giải pháp điều trị kịp thời.

Bệnh viêm nướu hoại tử lở loét là gì? Dấu hiệu nhận biết

Viêm nướu lợi hoại tử lở loét là một bệnh lý về răng miệng khởi phát đột ngột do tình trạng nhiễm trùng nướu răng gây ra. Bệnh hình thành chủ yếu do vi khuẩn trong khoang miệng tích tụ lâu ngày tạo nên các ổ viêm, lâu dần sẽ làm hoại tử nướu lợi và xương hàm.

Khi bị viêm nướu lợi lở loét nặng người bệnh có thể bị sốt và đau mỏi toàn thân
Khi bị viêm nướu lợi lở loét nặng người bệnh có thể bị sốt và đau mỏi toàn thân

Bệnh viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính được đánh giá là nguy hiểm hơn so với chứng viêm nướu thông thường khác. Mọi người có thể nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu sau:

  • Nướu lợi bị sưng đau, vùng tổn thương có một lớp màu trắng, nếu nhìn kỹ sẽ thấy đường viền ban đỏ giữa vùng hoại tử và vùng  da lành.
  • Nướu răng sưng viêm sẽ nhạy cảm hơn bình thường và dễ bị chảy máu khi va chạm hoặc tự nhiên rỉ máu ở vùng hoại tử.
  • Nước bọt tiết ra nhiều, xuất hiện chứng hôi miệng nặng khó chịu
  • Một số trường hợp bị nặng có thể nổi hạch dưới hàm, sốt cao kèm theo cảm giác đau mỏi toàn thân.

Khi nhận thấy các dấu hiệu trên, người bệnh nên kiểm tra kỹ lại tình trạng răng miệng, vệ sinh sạch sẽ và đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Những nguyên nhân gây bệnh viêm nướu hoại tử lở loét

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên viêm loét hoại tử miệng nhưng chủ yếu là do vệ sinh răng miệng không sạch. Vi khuẩn và thức ăn tích tụ và hình thành mảng bám trên răng, đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, tấn công nướu lợi gây viêm nhiễm.

Ăn đồ cay nóng là một trong những nguyên nhân gây bệnh
Ăn đồ cay nóng là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Ngoài ra, viêm nướu lợi hoại tử lở loét còn hình thành do một số nguyên nhân khác như:

  • Người bị sâu răng lâu ngày và chưa được điều trị dứt điểm.
  • Sử dụng nhiều đồ ăn cứng, cay nóng, thức uống có cồn, đồ ngọt.
  • Do nội tiết tố thay đổi đặc biệt là ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, sau khi sinh hoặc trong kỳ kinh nguyệt.
  • Người sử dụng các loại kháng sinh như Histamin, thuốc chống trầm cảm,… gây khô miệng cũng có thể gây nên lở loét nướu răng.
  • Cơ thể bị thiếu dưỡng chất như Vitamin A, C, B, D, Canxi…
  • Ngoài ra, nhóm người có hệ miễn dịch kém điển hình là người bị nhiễm HIV có tiền sử viêm lợi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Viêm lợi lở loét hoại tử cấp kéo dài có thể khiến ổ răng, các dây chằng bị tổn thương và tiêu biến làm cho răng lung lay, chân răng thưa hơn. Không những thế, nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách người bệnh có thể bị mất răng vĩnh viễn và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Do đó, khi bị viêm nướu lợi lở loét, người bệnh nên đi thăm khám sớm, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Cách chữa trị viêm nướu hoại tử lở loét bằng mẹo dân gian

Trường hợp bị viêm lợi loét hoại tử cấp nhẹ, người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý, súc miệng nhiều lần mỗi ngày kết hợp với vệ sinh răng miệng đúng cách. Bên cạnh đó, để nhanh chóng làm giảm triệu chứng đau nhức, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian, cụ thể:

Sử dụng mật ong

Trong mật ong có chứa nhiều chất kháng  khuẩn, kháng viêm giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng hiệu quả. Do đó, người bị viêm nướu hoại tử lở loét có thể dùng mật ong để làm giảm sưng đau ngay tại nhà.

Mật ong giúp làm giảm sưng viêm chân răng hiệu quả
Mật ong giúp làm giảm sưng viêm chân răng hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Thấm mật ong vào tăm bông hoặc gạc sạch lau trực tiếp lên vùng bị tổn thương.
  • Đồng thời, pha mật ong với tinh dầu quế, hồi để làm nước súc miệng mỗi ngày.

Chữa viêm loét hoại tử miệng bằng rễ cây lá lốt

Lá lốt là một cây gia vị quen thuộc đồng thời cũng là một vị thuốc được lưu truyền trong dân gian. Sử dụng lá lốt đúng cách giúp làm giảm sưng đau và cải thiện đáng kể tình trạng lở loét nướu lợi bởi trong lá lốt có chứa một lượng lớn chất kháng khuẩn, kháng viêm.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm rễ cây lá lốt rửa sạch, cho vào cối giã nát cùng với vài hạt muối ăn.
  • Vắt lấy nước cốt và dùng tăm bông chấm vào chỗ nướu bị sưng đau đợi khoảng 5 - 10 phút, sau đó súc lại miệng bằng nước sạch, mỗi ngày thực hiện 2 - 3 lần.

Giảm đau nhức nướu răng bằng lá trầu không

Trầu không có vị cay, tính ấm có khả năng tiêu diệt vi khuẩn khoang miệng giúp người bệnh nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng đau nhức, ngứa vùng chân răng. Không những thế, dùng nước trầu không súc miệng còn giúp loại bỏ mùi hơi thở khó chịu khi bị viêm nướu răng.

Súc miệng bằng nước lá trầu không mỗi ngày để nhanh chóng loại bỏ viêm nướu
Súc miệng bằng nước lá trầu không mỗi ngày để nhanh chóng loại bỏ viêm nướu

Cách thực hiện: Lấy 2 - 3 lá trầu không vò nát sau đó cho vào nồi đun sôi, chắt lấy nước cốt để nguội và dùng để súc miệng nhiều lần trong ngày.

Điều trị viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính bằng thuốc Tây

Phương pháp điều trị bằng mẹo dân gian chỉ áp dụng cho những người bị viêm nướu nhẹ, trường hợp vết loét lớn, có ổ mủ kèm theo đau nhức người bệnh cần sử dụng các loại thuốc kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc chữa viêm lợi thường được kê đơn gồm có:

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Macrolid, Beta-lactam… giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, làm giảm rõ rệt các triệu chứng.
  • Thuốc kháng viêm không chứa chất gây nghiện: Diclophenac, Meloxicam, Ibuprofen… giảm sưng đau và tiêu viêm.
  • Nhóm thuốc có chứa chất gây nghiện: Dexamethason, Prednisolon điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau nhức ở nướu răng.
  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin giúp làm giảm triệu chứng đau nhức do viêm nướu gây ra.

Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng thuốc kèm theo các loại nước súc miệng có chứa chất kháng khuẩn như Chlorhexidin, Hexetidin, Zin gluconat giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám ra khỏi khoang miệng.

Bài thuốc Đông y an toàn chữa viêm nướu lở loét

Những bài thuốc Đông y được đánh giá rất cao bởi các nguyên liệu tự nhiên an toàn và không có nhiều tác dụng phụ như thuốc Tây y. Vì vậy, khi bị viêm nướu hoại tử lở loét người bệnh có thể đến các trung tâm Đông y để được thăm khám và bốc thuốc.

Một số bài thuốc Đông y cho người viêm nướu răng:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng rau rệu khô, rau má, lá đinh lăng, chè xanh rửa sạch, đun sôi với 1 lít nước. Đun khoảng 15 phút, tắt bếp sau đó chắt lấy nước cốt để uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Lấy 1 thang thuốc gồm có rễ cây xấu hổ, nam hoàng bá, rễ cỏ xước, bạch truật, trần bì cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước. Đun đến khi còn lại khoảng 1 bát, chắt lấy nước cốt uống trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Sử dụng lá rau má, hương nhu, hoàng liên, chi tử, hoàng cầm, đương quy và cam thảo cho vào ấm đun nhỏ lửa với 1 lít nước. Mỗi ngày sắc 3 lần, mỗi lần giữ lại 1 bát con uống vào các buổi sáng, trưa và tối.

Các vị thuốc Đông y lành tính giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm nướu hoại tử 
Các vị thuốc Đông y lành tính giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm nướu hoại tử

Phương pháp nha khoa hiện đại chữa viêm nướu hoại tử lở loét

Để loại bỏ tận gốc viêm nướu hoại tử lở loét, người bệnh nên điều trị bằng các phương pháp nha khoa hiện đại. Trước tiên bác sĩ sẽ thăm khám xác định nguyên nhân, chẩn đoán tình trạng và đưa ra phương án phù hợp nhất.

Một số thủ thuật chữa viêm nướu trong nha khoa hiện đại mang lại hiệu quả cao gồm có:

  • Lấy vôi răng: Loại bỏ hoàn toàn các mảng bám trên bề mặt răng, các mảng bám và cao răng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trú ẩn, sinh sôi, sau khi loại bỏ vôi răng, tình trạng viêm nướu sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Nạo ổ viêm: Trường hợp nướu bị viêm nhiễm nặng và hình thành ổ mủ, bác sĩ sẽ tiến hành nạo mủ, làm sạch gốc răng.
  • Ghép nướu: Khi bị viêm loét nặng, nướu bị tụt sâu về phía chân răng, bác sĩ sẽ tiến hành ghép nướu để phục hồi về trạng thái ban đầu.
  • Nhổ bỏ răng: Khi viêm nướu răng lở loét quá nặng,  lợi bị tụt, các mô xung quanh tổn thương sâu và không còn khả năng giữ được răng, người bệnh cần phải nhổ, trồng răng mới để đảm bảo xương hàm không bị tiêu biến.

Lưu ý cách phòng ngừa và chăm sóc khi bị viêm nướu hoại tử lở loét

Viêm nướu hoại tử lở loét khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và tốn kém chi phí điều trị. Để nhanh chóng loại bỏ tận gốc và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại, trong và sau khi điều trị mọi người cần lưu ý:

  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc Tây, dùng quá liều dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích trong thời gian điều trị, sau khi khỏi người bệnh cũng nên hạn chế để không bị tái phát.
  • Ăn nhiều rau xanh để cung cấp vitamin và chất xơ góp phần làm sạch mảng bám trên răng.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ ngọt hay các món ăn kích thích viêm như cơm nếp, thịt gà.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, súc miệng bằng nước muối nhiều lần.
  • Nên dùng chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn thừa còn nhét lại trong kẽ răng sau khi ăn.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm, chải nhẹ nhàng tránh làm nướu bị tổn thương khiến ổ viêm lây lan.
  • Trong quá trình điều trị, nếu có dấu hiệu gì bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn xử lý, tái khám định kỳ đúng lịch.

Ăn nhiều rau xanh là một cách phòng ngừa viêm nướu lợi hoại tử lở loét
Ăn nhiều rau xanh là một cách phòng ngừa viêm nướu lợi hoại tử lở loét

Trên đây là những thông tin quan trọng về viêm nướu hoại tử lở loét, bệnh rất dễ tái phát vì vậy mọi người không nên chủ quan. Khi nhận thấy các dấu hiệu đặc trưng của viêm nướu, tốt nhất bạn nên đi thăm khám để sớm phát hiện và điều trị kịp thời, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm về sau.

Câu hỏi thường gặp

Viêm Lợi Trùm Có Tự Khỏi Được Không?

Viêm lợi trùm có tự khỏi được không là vấn đề được nhiều độc giả quan tâm tìm hiểu thời gian gần đây. Được biết đây là tình trạng răng bị kẹt bên trong lợi khi mọc lên gây ra viêm nhiễm, khó chịu. Nếu không được điều trị kịp...

Viêm Lợi Có Ăn Được Thịt Gà Không?

Khi bị viêm lợi, nhiều người lựa chọn kiêng ăn thịt gà. Nhưng một số khác lại cho rằng ăn thịt gà sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm. Vậy thực chất, bị viêm lợi có ăn được thịt gà không? Trong bài viết dưới đây, Dr Vitamin sẽ giúp bạn...

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *