Viêm Lợi Sưng Má
Viêm lợi sưng má là bệnh lý răng miệng gây ra đau nhức, mất thẩm mỹ đồng thời khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn, bất tiện khi sinh hoạt hàng ngày. Vậy tình trạng này bắt nguồn từ đâu, nó có nguy hiểm không, cần làm gì để đẩy lùi tình trạng hiệu quả nhất?
Viêm lợi sưng má là gì? Biểu hiện bệnh ra sao?
Viêm lợi sưng má xuất hiện do vi khuẩn gây hại tấn công, gây viêm nhiễm, lâu ngày dẫn tới hiện tượng sưng má. Tình trạng này thường đi kèm với các triệu chứng như đau nhức, người bệnh gặp khó khăn khi mở miệng, ăn uống hay nói chuyện.
Để nhận biết bản thân có phải đang bị viêm nướu sưng má hay không, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu điển hình như sau:
- Sưng lợi chảy máu chân răng, khi ấn vào thấy đau.
- Khoang miệng có mùi hôi khó chịu dù bạn đã đánh răng mỗi ngày.
- Răng có thể tách khỏi nướu, thậm chí có thể xuất hiện mủ trên nướu trong một số trường hợp nghiêm trọng.
Viêm lợi sưng mặt có gây ra nguy hiểm cho người bệnh?
Thực tế, căn bệnh này không đe dọa tới tính mạng của người bệnh nhưng lại có thể gây ra nhiều rắc rối nhất định cho người bệnh. Một số trường hợp ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể gặp các biến chứng như sau:
- Gây viêm tủy răng: Nếu tình trạng viêm lợi không được điều trị dứt điểm, vi khuẩn gây bệnh có thể lan rộng sang các khu vực khác như tủy răng, dẫn tới viêm tuỷ. Khi đó, người bệnh sẽ bị đau nhức thường xuyên hơn với mức độ nghiêm trọng hơn.
- Gây mất răng: Viêm lợi tràm trọng, vi khuẩn ăn sâu vào tủy răng có thể khiến răng bị tổn thương, không còn chắc chắn. Một số trường hợp còn có thể bị tách lợi khỏi răng do lợi không còn đủ khả năng ôm lấy chân răng. Trong trường hợp lợi bị tụt sâu, răng có thể bị lung lay và mất răng.
- Khó khăn trong sinh hoạt: Người bị viêm lợi sưng má thường gặp những cơn đau nhức khó chịu, gây ra nhiều khó khăn, bất tiện trong việc ăn uống. Nếu tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi toàn thân, sốt cao,...
Bởi những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh tới sinh hoạt, cuộc sống, bạn không nên chủ quan khi bị viêm lợi sưng má. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp nhất.
Nguyên nhân gây ra viêm lợi sưng má là gì?
Bị viêm lợi sưng má do đâu là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này, trong đó, một số nguyên nhân chính phải kể tới:
- Vệ sinh răng miệng không sạch: Khi không vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ, các mảnh thức ăn sẽ bám lại ở răng, kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tấn công. Chúng sản xuất ra enzyme phá hủy liên kết giữa các biểu mô và răng, từ đó gây viêm nhiễm.
- Ăn uống thiếu chất: Việc bổ sung không đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể khiến sức khỏe răng miệng suy giảm, vi khuẩn gây bệnh dễ tấn công và gây ra các bệnh răng miệng như viêm lợi trùm có mủ, viêm nha chu cấp, viêm nướu sưng má.
- Khô miệng: Khô miệng có thể bắt nguồn do việc sử dụng thuốc trầm cảm, thuốc lợi tiểu hay Histamin hoặc một số bệnh lý khác. Tình trạng nước bọt không tiết đủ khiến lượng axit trong miệng không ổn định, từ đó vi khuẩn có điều kiện phát triển, sinh sôi nhanh hơn và gây ra bệnh.
- Sức đề kháng kém: Hệ miễn dịch không tốt, cơ thể khó chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Điều này góp phần gây ra các bệnh viêm nhiễm răng miệng.
Bị viêm lợi sưng má chữa thế nào?
Viêm lợi sưng mặt là bệnh hoàn toàn có thể khắc phục, điều trị nếu phát hiện sớm. Một số giải pháp cho căn bệnh này phải kể tới:
Áp dụng mẹo dân gian tại nhà
Các phương pháp dân gian chữa viêm lợi sưng má sử dụng nguyên liệu tự nhiên, lành tính, dễ thực hiện nên được rất nhiều người lựa chọn. Cụ thể:
- Dùng gừng và tỏi: Tỏi có tính kháng khuẩn, chống viêm tốt nên cũng có thể sử dụng chữa viêm lợi sưng mặt. Người bệnh dùng 1 củ tỏi đập dập, đắp vào khu vực bị viêm nhiễm. Mỗi ngày áp dụng cách này 2 - 3 lần để giảm sưng đau, viêm nhiễm.
- Dùng hạt táo: Bạn sử dụng 1 - hạt táo đốt trên lửa thành than rồi nghiền thành bột. Sử dụng bột hạt táo đắp lên khu vực vị viêm lợi mỗi ngày 1 - 2 lần, liên tục trong 1 tuần để thu được kết quả tốt nhất.
- Dùng chanh: Phương pháp này rất đơn giản lại mang tới hiệu quả cao. Người bệnh chỉ cần dùng nước cốt chanh nhỏ lên khu vực bị viêm lợi. Lượng axit trong chanh sẽ giúp ức chế vi khuẩn hoạt động và giảm cảm giác đau nhức, ê buốt.
Các mẹo dân gian chữa viêm lợi tiết kiệm chi phí, thực hiện đơn giản. Tuy nhiên, chỉ phù hợp với các trường hợp nhẹ, mới bị. Nếu viêm lợi kéo dài, áp dụng các biện pháp này mà không thu được hiệu quả như mong muốn, bạn cần ngừng sử dụng và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất.
Sử dụng thuốc Tây y chữa sưng lợi sưng má
Đây là biện pháp điều trị viêm lợi sưng má giúp mang tới hiệu quả cao, nhanh chóng. Một số loại thuốc Tây thường được dùng cho trường hợp này phải kể tới:
- Nhóm thuốc kháng sinh: Là nhóm thuốc hiệu quả nhanh, được kê đơn nhằm đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh và giảm các triệu chứng của bệnh. Thông thường, các loại kháng sinh sẽ được kết hợp với metronidazol để gia tăng hiệu quả.
- Nhóm thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm được kê đơn chủ yếu là loại chứa chymotrypsin hoặc corticoid. Những loại thuốc này sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng viêm nhiễm.
- Nhóm thuốc giảm đau: Đây là thuốc chứa thành phần paracetamol được kê đơn nhằm giảm các triệu chứng đau nhức khó chịu do bệnh gây ra.
Sử dụng thuốc Tây giúp mang lại hiệu quả cao nhưng cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, không được tự mua thuốc về dùng bởi việc dùng không đúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng gan, thận, đau dạ dày,...
Xem thêm: TOP 14 Loại Thuốc Chữa Viêm Lợi Được Sử Dụng Phổ Biến Nhất
Áp dụng một số bài thuốc Đông y chữa viêm lợi
Người bị viêm lợi sưng má cũng có thể tham khảo các bài thuốc Đông y giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Các bài thuốc này sử dụng thảo dược tự nhiên nên an toàn, lành tính với đa phần người bệnh. Trong đó, một số bài thuốc tiêu biểu phải kể tới:
- Bài thuốc với hoa mộc: Sử dụng 11g hoa mộc, 8g vỏ cây hoa đại, 10g lá nhãn, 8g lá lốt cùng 200ml rượu trắng đun sôi từ 5 - 10 phút. Sau khi sôi, tắt bếp, để nguội rồi dùng phần nước thu được thoa đều vào khu vực bị sưng lợi, viêm nhiễm.
- Dùng rau má và hương nhu: Với bài thuốc này, người bệnh chuẩn bị 24g rau má, 18g hương nhu, 10g hoàng liên, 12g chi tử, 10g hoàng cầm, 12g đương quy, 6g đan sâm, 12g cam thảo. Mang các vị thảo dược này sắc cùng 3 bát nước. Sắc thuốc cho tới khi cạn còn 1 bát thì dừng. Dùng bát thuốc thu được uống 3 lần/ngày, uống sau ăn 30 phút.
- Bài thuốc dùng rau rệu: Dùng 50g rau rệu, 30g lá đinh lăng, 30g lá chè xanh, 30g đinh lăng. Đem đun sôi các nguyên liệu với nước rồi lọc bỏ bã rồi dùng nước uống trong ngày.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần đảm bảo sử dụng thảo được “chuẩn”, mua từ các đơn vị cung cấp uy tín. Khi sử dụng thuốc Đông y, tác dụng thường chậm hơn nên người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới thấy hiệu quả.
Lưu ý khi bị viêm lợi sưng má
Bên cạnh việc áp dụng đúng phương pháp điều trị thì phòng viêm nướu cũng là điều quan trọng mà người bệnh cần chú ý. Để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và ngăn ngừa biến chứng, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Mỗi ngày nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ít nhất 2 lần vào sáng và tốt. Có thể kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước muối sinh lý để tăng hiệu quả làm sạch.
- Người bệnh cần bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nên lựa chọn các món ăn lành mạnh, giàu vitamin, chất xơ, để cải thiện sức đề kháng, giúp răng chắc khỏe hơn.
- Hạn chế các món ăn cay, nóng, nhiều đường, chất kích thích,... bởi chúng có hại cho sức khỏe răng miệng và cả sức khoẻ tổng thể.
- Nên khám nha khoa định kỳ từ 3 - 6 tháng để phát hiện sớm các vấn đề bất thường của khoang miệng.
Xem thêm: Viêm Lợi Có Ăn Được Thịt Gà Không? Bệnh Nhân Nên Ăn Và Kiêng Gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!