Top 9 Thuốc Trị Sổ Mũi, Nghẹt Mũi Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Hadocolcen, Vingen, Clorpheniramin, Theralene,… là những loại thuốc trị sổ mũi được sử dụng phổ biến. Tùy thuộc vào từng tình trạng mà người bệnh sẽ được chỉ định loại thuốc phù hợp, đạt được kết quả điều trị tốt nhất và hạn chế phát sinh tác dụng phụ.

Tổng hợp 9 thuốc trị sổ mũi, nghẹt mũi an toàn, hiệu quả

Sổ mũi thực chất là một biểu hiện phổ biến của các bệnh lý đường hô hấp trên hoặc khi tiếp xúc với các dị nguyên như bụi bẩn, không khí lạnh, phấn hoa, hóa chất,… Tình trạng này nhận biết thông qua dịch mũi tiết ra nhiều hơn so với bình thường, lỏng, trong suốt hoặc đặc, màu vàng, xanh chảy ra mũi trước hoặc xuống cổ họng.

thuốc trị sổ mũi
Các loại thuốc trị sổ mũi được chỉ định tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát

Trong một số trường hợp, chảy nước mũi có lẫn với máu và gây nghẹt mũi hoặc không. Nhìn chung thì triệu chứng này ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu là dấu hiệu của bệnh lý cần được thăm khám sớm để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng nề, ảnh hưởng đường hô hấp trên.

Các loại thuốc trị sổ mũi sẽ được chỉ định tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thời gian bùng phát triệu chứng và mức độ chảy nước mũi. Hiện nay có nhiều loại thuốc giúp kiểm soát tình trạng sổ mũi như thuốc uống, xịt mũi, nhỏ mũi,… Để khắc phục tốt triệu chứng, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Dưới đây là một số loại thuốc trị sổ mũi:

Thuốc Clorpheniramin

Clorpheniramin thuộc nhóm thuốc kháng histamin thường được chỉ định trong trường hợp bị sổ mũi do dị ứng. Thành phần trong thuốc phát huy tác dụng theo cơ chế đối kháng với histamin – chất trung gian trong phản ứng dị ứng. Từ đó làm giảm tình trạng kích ứng, dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân như phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất,…

Thuốc được bào chế ở dạng viên uống với hàm lượng 4mg và nằm trong nhóm thuốc kê đơn. Do đó, người bệnh chỉ sử dụng thuốc sau khi thăm khám và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài thành phần chính là hoạt chất Clorpheniramin, thuốc còn chứa một số tác dược khác như lactose, dicalci phosphat, magnesi stearat,…

Thuốc Clorpheniramin
Thuốc Clorpheniramin có tác dụng tốt trong kiểm soát tình trạng sổ mũi do nhiều nguyên nhân

Theo đó, thuốc được dùng trong những trường hợp sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, ho, ngứa cổ họng,… do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra. Tùy thuộc vào từng độ tuổi và đối tượng sẽ được chỉ định liều dùng phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ có thể xem xét kết hợp với một số loại thuốc điều trị khác để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Liều dùng tham khảo:

  • Trẻ dưới 12 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 2 viên
  • Trẻ trên 12 tuổi và người trưởng thành: Ngày uống 4 lần, mỗi lần uống 1 viên

Chống chỉ định:

  • Không dùng thuốc cho người có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với clopheniramin maleat cũng như các thành phần khác trong thuốc
  • Chống chỉ  định với người gặp các vấn đề về dạ dày
  • Trường hợp đang điều trị hoặc có tiền sử bệnh glaucom góc hẹp không được chỉ định dùng thuốc
  • Không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi
  • Người bị tắc cổ bàng quang, tắc môn vị tá tràng không dùng thuốc

Tác dụng phụ:

  • Buồn ngủ
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Khô đắng miệng
  • Nếu dùng quá liều có thể gây co giật, rối loạn tâm thần, động kinh hoặc thậm chí là ngừng thở

Thuốc Hadocolcen

Thuốc Hadocolcen được sản xuất tại Việt Nam bởi Công ty dược phẩm Hà Tây. Theo thông tin từ nhà sản xuất thì dược phẩm dùng được cho cả trẻ em và người trưởng thành. Ở mỗi đối tượng sẽ có liều lượng và thời gian dùng thuốc khác nhau. Thuốc được bào chế ở dạng viên uống tiện lợi với các thành phần chính giúp khắc phục tình trạng chảy nước mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau.

thuốc trị sổ mũi
Thuốc Hadocolcen có tác dụng giảm chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, đau đầu, ho khan,…

Thuốc có thành phần chính như Acetaminophen, Phenylpropanolamine, Chlorpheniramine,… giúp cải thiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, giảm đau, hạ sốt nhờ vào cơ chế co mạch máu. Bên cạnh đó, thuốc còn làm giảm tình trạng ho khan, ho kéo dài. Chính vì vậy, thuốc được sử dụng trong điều trị cảm cúm, sốt, viêm mũi dị ứng và đau nhức xương khớp.

Liều dùng tham khảo:

  • Trẻ em: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần uống 1/2 viên
  • Người trưởng thành: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần uống 1 – 2 viên

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng cho những trường hợp bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc
  • Người bị cao huyết áp, suy gan và cường giáp không được chỉ định dùng thuốc
  • Trường hợp bị phì đại tuyến tiền liệt, rối loạn niệu quản, bí tiểu,… không sử dụng Hadocolcen.

Tác dụng phụ:

  • Nổi mề đay, phát ban
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Khô miệng
  • Buồn ngủ, kém tập trung

Thuốc xịt mũi Otrivin

Một loại thuốc xịt mũi khắc phục tình trạng sổ mũi được nhiều người bệnh sử dụng là thuốc xịt mũi Otrivin. Thuốc có thành phần chính là Xylometazoline ở nồng độ 0.1%, 0.05% phù hợp cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người trưởng thành. Tuy nhiên, vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đạt được kết quả tốt nhất.

Hoạt chất trong thuốc hoạt động theo cơ chế co mạch và chống sung huyết. Nhờ đó mà các biểu hiện chảy nước mũi, ngạt mũi do các bệnh đường hô hấp trên được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp làm loãng dịch tiết mũi, hỗ trợ đào thải chúng ra ngoài dễ dàng, làm giảm tình trạng kích ứng dị ứng. Trong một số trường hợp, thuốc xịt mũi Otrivin còn được sử dụng trong nội soi mũi.

Thuốc xịt mũi Otrivin
Otrivin là loại thuốc xịt mũi được sử dụng phổ biến giúp khắc phục tình trạng sổ mũi

Thuốc được sản xuất bởi Công ty NOVARTIS, được kiểm định nghiêm ngặt về an toàn, chất lượng cũng như khuyến cáo đầy đủ. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý, nguyên nhân gây ra triệu chứng chảy nước mũi mà bác sĩ sẽ chỉ định liều nhỏ mũi phù hợp.

Liều dùng – Cách sử dụng:

  • Trẻ sơ sinh – 6 tuổi: Mỗi ngày xịt 3 lần, mỗi lần xịt 1 nhát vào mỗi bên mũi và dùng ở nồng độ 0.05%
  • Trẻ em trên 6 tuổi và người lớn: Ngày xịt 4 lần, mỗi bên mũi xịt 1 nhát và sử dụng ở nồng độ 0.1%

Chống chỉ định:

  • Không dùng thuốc trong trường hợp dị ứng với Xylometazoline hydrochloride
  • Không sử dụng thuốc xịt nếu đã từng mổ bộc lộ màng cứng qua mũi, cắt tuyến yên thông qua đường xương khớp
  • Người bị viêm mũi khô, suy gan, glaucoma góc đóng không được chỉ định dùng thuốc

Tác dụng phụ:

  • Khô mũi
  • Nóng rát cổ
  • Buồn nôn
  • Đau đầu

Thuốc Sinuflex D

Thuốc Sinuflex D là một trong những loại thuốc viêm mũi dị ứng, cảm cúm, viêm kết mạc dị ứng gây ra các triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, sốt, ho khan, đau rát cổ họng. Đây là dược phẩm của Công ty Roussel Việt Nam và được kiểm định lâm sàng về an toàn, chất lượng trước khi đưa vào sử dụng.

Các thành phần chính có trong thuốc bao gồm Phenylephrine, Paracetamol, Loratadine cùng một số tác dược vừa đủ giúp giảm đau ở mức độ vừa và nhẹ, mang lại hiệu quả trong làm giảm cơn sốt thông qua việc tác động đến vùng dưới đồi. Bên cạnh đó, Phenylephrin còn giúp co mạch, phù hợp với những trường hợp bị xung huyết niêm mạch do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra.

Thuốc Sinuflex D
Thuốc Sinuflex D được dùng trong điều trị viêm mũi, cảm cúm gây sổ mũi, nghẹt mũi

Ngoài ra, thành phần Loratadine có tác dụng đối kháng với histamin H1 giúp hạn chế phản ứng dị ứng, giảm phù nề, tiết dịch mũi, xung huyết. Nhờ đó mà cải thiện các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau nhức mũi, ngứa mũi do một số bệnh đường hô hấp trên gây ra.

Liều dùng tham khảo:

  • Trẻ trên 12 tuổi và người trưởng thành: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần uống 1 viên
  • Liều dùng tối đa không quá 8 viên/ ngày

Chống chỉ định:

  • Người bị nghiện rượu, suy thận, gan không được chỉ định dùng thuốc
  • Không sử dụng nếu có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc
  • Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi trừ khi có chỉ định của bác sĩ
  • Trường hợp bị thiếu máu, glôcôm góc đóng chống chỉ định với thuốc Sinuflex D
  • Chống chỉ định với trường hợp bị thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Dị ứng, phát ban, nổi mề đay
  • Đau đầu
  • Tim đập nhanh
  • Chóng mặt
  • Khô miệng và mũi
  • Tim đập nhanh
  • Nếu dùng thuốc lâu ngày có thể gây ngộ độc thận

Thuốc trị sổ mũi Vingen

Thuốc Vingen được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc (Vinphaco) Việt Nam. Dược phẩm được chỉ định trong điều trị đau đầu, cảm cúm, sốt, ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng và nhiều nguyên nhân khác gây ra. Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong điều trị đau nhức xương khớp.

Thuốc Vingen
Thuốc Vingen cải thiện triệu chứng sổ mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau

Thành phần:

  • Chlorpheniramin maleat: Hoạt chất này có tác dụng kháng histamin H1, nhờ đó làm giảm các triệu chứng dị ứng, kích ứng gây ra.
  • Paracetamol: Thành phần này được dùng trong thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt ở mức độ vừa và nhẹ.
  • Ngoài ra, thuốc còn chứa một số loại tá dược vừa đủ hỗ trợ cải thiện tình trạng sổ mũi cũng như các biểu hiện đi kèm.

Mặc dù thường được chỉ định trong điều trị sổ mũi nhưng thuốc Vingen có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, khô miệng, kém tập trung, buồn ngủ hoặc xảy ra tình trạng kích thích trong trường hợp dùng thuốc ngắt quãng. Do đó, nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần thông báo với bác sĩ để được xử lý đúng cách.

Liều dùng tham khảo:

  • Thuốc được vào chế ở dạng viên nén, uống cùng với nước lọc
  • Trẻ em: Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Người trưởng thành: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần uống 1 – 2 viên

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ đang cho con bú không sử dụng thuốc, trường hợp có thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn
  • Chống chỉ định thuốc Vingen cho trẻ dưới 12 tuổi
  • Không dùng cho người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong thuốc
  • Tắc môn vị tá tràng, loét dạ dày chít
  • Tắc cổ bàng quang
  • Lên cơn hen cấp
  • Glocom góc hẹp
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Gặp các vấn đề về gan, thận, tim, phổi
  • Người bị thiếu máu
  • Trường hợp bị glucose – 6 – phosphat dehydro-genase không được sử dụng thuốc

Thuốc Coldacmin Flu

Được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang với thành phần chính là Clorpheniramin maleat và Paracetamol, thuốc Coldacmin Flu được chỉ định phổ biến trong điều trị sổ mũi, nghẹt mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng giảm đau, hạ sốt ở mức độ vừa và nhẹ.

Các thành phần trong thuốc có tác dụng làm giãn mạch, tăng tuần hoàn máu ngoại biên, từ đó cải thiện tình trạng nóng, sốt. Hơn nữa, Clorpheniramin maleat còn có khả năng làm giảm tình trạng kích ứng, dị ứng gây ra các biểu hiện như chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, ho khan, ngứa cổ họng,…

thuốc trị sổ mũi
Thuốc Coldacmin Flu không chỉ kiểm soát biểu hiện chảy nước mũi mà còn giúp hạ sốt, giảm đau

Coldacmin Flu nằm trong nhóm thuốc kê đơn, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể dùng thuốc mà không cần kê đơn như đau nhức xương khớp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, cảm cúm, viêm màng nhầy xuất tiết,… Nhưng người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Liều dùng tham khảo:

  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Chỉ dùng thuốc khi có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Trẻ trên 12 tuổi và người trưởng thành: Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên

Chống chỉ định:

  • Chống chỉ định với trường hợp có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc
  • Phụ nữ đang cho con bú, trẻ sơ sinh được khuyến cáo không dùng thuốc Coldacmin Flu
  • Không dùng thuốc cho bệnh nhân thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase
  • Trường hợp bị loét dạ dày chít hẹp, tắc cổ bàng quang, tắc môn vị – tá tràng, glaucom góc hẹp không được dùng thuốc
  • Đang lên cơn hen cấp chống chỉ định thuốc Coldacmin Flu

Tác dụng phụ:

  • Nôn mửa
  • Khô miệng
  • Phát ban
  • Bí tiểu
  • Rối loạn điều tiết
  • Đổ mồ hôi
  • Buồn ngủ, kém tập trung
  • Phá hủy tế bào gan nếu dùng trong thời gian dài ở liều cao

Thuốc Theralene

Theralene thuộc nhóm thuốc kháng histamin được bào chế ở dạng siro phù hợp với trẻ em và người lớn bị sổ mũi, nghẹt mũi. Dược phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi TNHH dược phẩm Aventis Srl Việt Nam. Thành phần chính Alimemazine có trong thuốc tác dụng đối kháng histamin – chất trung gian trong phản ứng dị ứng.

Thuốc Theralene
Thuốc Theralene thuộc nhóm thuốc kháng histamin dùng trong điều trị sổ mũi

Nhờ đó, các triệu chứng như chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi, ho khan, phát ban, bổi mề đay được cải thiện đáng kể. Thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa, kéo dài dai dẳng, viêm xoang mãn tính và một số tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp làm giảm cơn co thắt dạ dày, giảm tình trạng mất ngủ, khó ngủ, dị ứng da ở trẻ nhỏ, buồn nôn, nôn mửa.

Đối với trường hợp bị sổ mũi có thể tham khảo liều dùng như sau:

  • Trẻ em trên 3 tuổi: Ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần uống 4 – 8ml
  • Người trưởng thành: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần uống 16ml
  • Người cao tuổi: Ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần uống 16ml

Chống chỉ định: 

  • Không sử dụng thuốc nếu có tiền sử dị ứng với nhóm thuốc kháng histamin
  • Chống chỉ định thuốc với trẻ em dưới 2 tuổi
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn
  • Người bị khó tiểu, bí tiểu, tăng nhãn áp, mất bạch cầu hạt cùng với các phenothiazin không được chỉ định dùng thuốc

Tác dụng phụ:

  • Nổi mẩn đỏ trên da
  • Giảm tiểu cầu, bạch cầu
  • Sốc phản vệ
  • Chảy máu nướu răng, chảy máu cam
  • Co giật

Hapacol CS Day

Hapacol CS Day là thuốc điều trị sổ mũi ở dạng viên nén dài thuộc Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG. Thuốc đang được chỉ định phổ biến vì chứa các hoạt chất an toàn, mang lại hiệu quả cao trong kiểm soát các triệu chứng do cảm cúm, viêm mũi dị ứng, dị ứng thời tiết, viêm xoang gây ra.

Hapacol CS Day
Hapacol CS Day có tác dụng tốt trong điều trị sổ mũi, sốt, sung huyết mũi

Thuốc có thành phần chính là phenylephrin HCl 5mg và paracetamol 650mg giúp làm giảm thân nhiệt, giảm đau, hạ sốt ở mức độ nhẹ và vừa. Song song với đó là cơ chế tác động lên thụ thể alpha 1-adrenergic làm co mạch. Nhờ đó cải thiện tình trạng xung huyết mũi và hốc xoang do bệnh lý gây ra.

Ngoài tác dụng điều trị chảy nước mũi, thuốc còn có tác dụng cải thiện tình trạng nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi, đau họng, ho khan, sốt, đau đầu, ớn lạnh,… Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc

Liều dùng tham khảo:

  • Trẻ trên 12 tuổi và người trưởng thành: Uống 1 viên x 2 – 3 lần/ ngày
  • Hoặc dùng thuốc theo chỉ  dẫn của bác sĩ chuyên môn

Chống chỉ định:

  • Chống chỉ định cho trẻ em dưới 12 tuổi
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú chỉ dùng thuốc khi có chỉ dẫn từ bác sĩ
  • Không dùng thuốc cho người bị thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase
  • Thuốc không được chỉ định cho người bị các bệnh về tim, tăng huyết áp, cường giáp ở mức độ nặng, xơ cứng động mạch,…

Tác dụng phụ:

  • Phản ứng quá mẫn
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Ngộ độc thận
  • Thiếu máu
  • Phát ban, nổi mề đay
  • Bồn chồn, khó ngủ, tim đập nhanh
  • Tăng huyết áp
  • Xuất hiện ảo giác

Thuốc trị sổ mũi Aerius

Để cải thiện tình trạng chảy nước mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là phản ứng dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc Aerius. Dược phẩm được bào chế ở dạng viên nén và siro phù hợp với nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau. Vì thuộc nhóm thuốc kháng histamin thế hệ mới nên Aerius có những công dụng vượt trội.

thuốc trị sổ mũi Aerius
Thuốc Aerius trị sổ mũi được bào chế ở nhiều dạng phù hợp với nhiều đối tượng

Desloratadin là thành phần chính có trong thuốc, tác dụng cải thiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho khan, ngứa cổ họng cho cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang kéo dài hoặc một số bệnh về đường hô hấp trên gây ra. Tùy thuộc vào đối tượng mà liều dùng cũng như thời gian dùng thuốc sẽ khác nhau.

Liều dùng tham khảo:

  • Trẻ từ 6 tháng – 11 tháng tuổi: Ngày uống 1 lần, mỗi lần uống 2ml (1mg)
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: Ngày uống 1 lần, mỗi lần uống 2.5ml (1.25mg)
  • Trẻ từ 6 – 11 tuổi: Ngày uống 1 lần, mỗi lần uống 5ml (2.5mg)
  • Trẻ trên 12 tuổi và người trưởng thành: Ngày uống 1 lần, mỗi lần uống 10ml (5mg)

Chống chỉ định: 

  • Trường hợp bị dị ứng với Desloratadin không được chỉ định dùng thuốc
  • Chống chỉ định với người không hấp thu glucose
  • Người bị động kinh, suy thận không được sử dụng thuốc

Tác dụng phụ:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Khô miệng
  • Đau đầu
  • Nổi mề đay
  • Tim đập nhanh, bồn chồn
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Chóng mặt
  • Đau dạ dày

Dùng thuốc trị sổ mũi cần lưu ý gì?

Các loại thuốc điều trị sổ mũi sẽ được chỉ định dựa vào nguyên nhân khởi phát, các triệu chứng đi kèm và độ tuổi. Thuốc thường không được chỉ định trong thời gian dài vì có thể gây ra một số tác dụng phụ, rủi ro. Bên cạnh đó, trong quá trình dùng thuốc người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không tự ý dùng thuốc trị sổ mũi khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn hoặc tư vấn của nhân viên y tế. Bởi triệu chứng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu dùng thuốc không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khiến bệnh trở nên nặng nề hơn.
  • Nếu đang gặp các vấn đề về sức khỏe cũng như có tiền sử dị ứng thuốc, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
  • Một số loại thuốc trị sổ mũi có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, nếu các biểu hiện tiến triển nặng và kéo dài thì bạn cần trao đổi với bác sĩ để được thăm khám và xử lý đúng cách.
  • Trong thời gian dùng thuốc cần hạn chế bia rượu, thuốc lá, chất kích thích vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng nguy cơ ngộ độc gan, thận.
  • Dùng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian để đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Thông thường, thuốc trị sổ mũi không dùng liên tục trong 1 tuần.
  • Bên cạnh dùng thuốc thì người bệnh cần kết hợp các biện pháp chăm sóc khoa học để kiểm soát tốt triệu chứng và bệnh lý. Theo đó, cần giữ ấm cơ thể, thường xuyên vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý, hạn chế tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, chất gây kích ứng,…

Trên đây là các loại thuốc trị sổ mũi đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, đa số thuốc đều thuộc nhóm thuốc kê đơn. Do đó, trước khi sử dụng người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định loại thuốc phù hợp.

Tham khảo thêm:

Top 10 Loại Thuốc Trị Đau Họng Của Nhật An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Hiện nay, khá nhiều người tin tưởng và lựa chọn các loại thuốc trị đau họng của Nhật bởi đây là đất nước có nền…

Top 9 Loại Thuốc Ho Có Hiệu Quả Cao Và Chất Lượng Nhất

Thuốc ho được sử dụng trong các trường hợp như ho khan, ho có đờm, ho kéo dài do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên…
thuốc xoang hàn quốc

TOP 6 Loại Thuốc Xoang Hàn Quốc Được Ưa Chuộng Nhất [ĐIỂM DANH NGAY]

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc đặc trị viêm xoang đến từ các thương hiệu khác nhau, bao gồm những sản phẩm ngoại…
Lưu ý

Top 7 Thuốc Trị Ho Có Đờm Hiệu Quả Được Bác Sĩ Kê Đơn

Có rất nhiều loại thuốc trị ho có đờm được bán trên thị trường. Việc dùng thuốc cần được cân nhắc, chỉ nên dùng đối…
Lưu ý

7 Thuốc Ho Cho Phụ Nữ Cho Con Bú Hiệu Quả Và Lành Tính

Cân nhắc sử dụng thuốc ho cho phụ nữ cho con bú. Bởi, giai đoạn sau sinh cơ thể phụ nữ còn nhạy cảm, đồng…

7 Thuốc Điều Trị Nấm Thực Quản Hiệu Quả Được Bác Sĩ Kê Đơn

Thuốc điều trị nấm thực quản có tác dụng tiêu diệt nấm và ngăn ngừa không cho nấm lây lan. Dưới đây chúng tôi sẽ…

Top 8 Thuốc Ngậm Viêm Họng Của Đức Chất Lượng, Hiệu Quả

Thuốc ngậm viêm họng của Đức có tác dụng khá tốt trong việc cải thiện triệu chứng của bệnh viêm họng. Sản phẩm này có…

Top 7 Loại Thuốc Trị Bướu Cổ Tốt Nhất Và Lưu Ý Khi Dùng

Thuốc trị bướu cổ được chỉ định phụ thuộc vào kích thước bướu cổ, các dấu hiệu, triệu chứng và nguyên nhân cơ bản. Nếu…
Chia sẻ
Bỏ qua