10 Thuốc Trị Viêm Họng Mãn Tính Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Bác sĩ kê đơn thuốc trị viêm họng mãn tính dựa trên kết quả chẩn đoán, mức độ viêm, tổn thương niêm mạc họng và các yếu tố khác. Mỗi người bệnh sẽ có phác đồ điều trị tương ứng. Việc dùng thuốc tân dược thường có kết quả nhanh, tuy nhiên người dùng cũng cần thận trọng một vài tác dụng phụ có thể gặp phải.

Dùng thuốc trị viêm họng mãn tính có hiệu quả?

Viêm họng mãn tính gây ra các triệu chứng kéo dài như ho, khan tiếng, khó chịu cổ họng, nuốt khó, mệt mỏi, các biểu hiện toàn thân,… Nguyên nhân gây viêm họng mãn tính có liên quan đến tình trạng viêm cấp không được kiểm soát.

Dùng thuốc trị viêm họng mãn tính có hiệu quả?
Sử dụng thuốc trị viêm họng mãn tính

Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài như khói bụi, ô nhiễm nước, môi trường,… hay do dị ứng, trào ngược dạ dày, ung thư vòm họng ảnh hưởng khiến cơ thể gặp phải các triệu chứng khó chịu. Trường hợp viêm họng mãn tính không được kiểm soát, các rủi ro biến chứng có thể xảy ra.

Sử dụng thuốc trị viêm họng là giải pháp được sử dụng phổ biến. Mục tiêu kiểm soát các triệu chứng người bệnh đang gặp phải. Tuy nhiên bác sĩ cần dựa vào kết quả chẩn đoán để xây dựng phác đồ điều trị cho phù hợp.

Thuốc trị viêm họng mãn tính được kê đơn gồm các thuốc trị triệu chứng ho, chống viêm, thuốc giảm đau, kết hợp với các nhóm thuốc điều trị bệnh lý đường hô hấp hoặc các vấn đề khác. Bác sĩ sẽ cân chỉnh liều lượng dùng thuốc để có sự lựa chọn phù hợp.

Thuốc tân dược mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên bạn đọc cũng thận trọng trước các phản ứng phụ khi dùng. Trường hợp thuốc gây nhiều tác dụng phụ, bạn nên thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc và liều dùng sao cho phù hợp hơn.

Thuốc trị viêm họng mãn tính thường dùng

Dùng thuốc trị viêm họng mãn tính mang lại hiệu quả nhanh, kiểm soát các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên sau thời gian dùng thuốc khả năng bệnh tái phát cũng khá cao. Do đó, bạn đọc cần kết hợp chăm sóc, phòng bệnh đúng cách.

Tùy mỗi trường hợp, thuốc sẽ được bác sĩ lựa chọn sao cho phù hợp, an toàn nhất cho người bệnh. Dưới đây là một số thuốc thường có mặt trong các đơn thuốc của bệnh nhân viêm họng mãn tính, bạn đọc tham khảo:

1. Thuốc kháng sinh Roxithromycin

Roxithromycin chứa thành phần chính là Roxithromycin 150mg, bên cạnh các tá dược vừa đủ. Thuốc thuộc nhóm Macrolid phổ rộng, tác dụng tiêu diệt, ức chế hoạt động của các khuẩn gram dương và một vài khuẩn gram âm.

Roxithromycin
Roxithromycin

Chỉ định:

  • Sử dụng Roxithromycin cho trường hợp mắc bệnh hô hấp như viêm họng mãn tính, ngoài ra còn có tác dụng chữa viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm amidan các cấp độ.
  • Thuốc dùng trong điều trị các vấn đề nhiễm khuẩn da và mô mềm. Chẳng hạn các tình trạng chốc lở, bị viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, côn trùng cắn, viêm nang và nhiều chứng bệnh về da khác.
  • Dùng thuốc cho trường hợp bệnh về răng miệng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường sinh dục.

Chống chỉ định:

  • Không dùng Roxithromycin nếu bạn bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Trường hợp đang sử dụng hợp chất gây co mạch không nên dùng kết hợp cùng với Roxithromycin.
  • Không sử dụng thuốc cho người mắc bệnh tim đang dùng Terfenadine hoặc Astemizole để điều trị.
  • Thuốc Roxithromycin không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Liều dùng:

  • Người lớn dùng mỗi ngày 2 viên, dùng mỗi lần 1 viên.
  • Trẻ em sử dụng dựa theo cân nặng, độ tuổi, mỗi ngày dùng từ 5mg –  8mg/kg, chia thuốc thành 2 lần sử dụng.
  • Đối tượng đang mắc bệnh lý khác cần tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng với liều lượng phù hợp.

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: Buồn nôn, nôn, cảm giác thượng vị bị đau rát, tiêu chảy.
  • Ít gặp: Phát ban, nổi mề đay, co thắt, ban xuất huyết, nhất là nguy cơ sốc phản vệ, hoa mắt, đau đầu, giảm thị giác, dị cảm,…
  • Hiếm gặp: Các vấn đề tại gan như gan ứ mật, triệu chứng viêm tụy, tăng enzym huyết thanh,…

Thông báo với bác sĩ nếu triệu chứng bất thường xảy ra thường xuyên.

2. Thuốc kháng sinh Penicillin

Penicillin là thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị bệnh liên quan đến nhiễm trùng, trong đó có viêm họng mãn tính. Ngoài ra, Penicillin còn được kê đơn trong nhiều trường hợp khác.

Penicillin
Penicillin

Chỉ định:

  • Dùng thuốc cho người mắc bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan,…
  • Chỉ định dùng thuốc cho đối tượng bị côn trùng cắn, nhiễm phế cầu.
  • Penicillin dùng cho các trường hợp viêm đa khớp, thấp khớp, co giật, loãng xương

Chống chỉ định:

  • Thận trọng khi sử dụng đối với phụ nữ mang thai, cho con bú, chỉ dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không dùng nếu cơ địa người bệnh dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Thận trọng đối với bệnh nhân bị tim, gan, thận, bệnh về hệ tạo máu.

Liều dùng:

  • Người lớn sử dụng 250mg-500mg dùng cách 6-8 tiếng một lần.
  • Trẻ em sử dụng theo hướng dẫn, trẻ từ 12-17 tuổi dùng 125mg-250mg cách nhau 6-8 tiếng, dùng không quá 10 ngày.

Tác dụng phụ:

  • Người dùng có thể bị dị ứng da khi sử dụng Penicillin, phản ứng nổi mề đay, phát ban.
  • Một số trường hợp bị nôn, nôn mửa, khó chịu dạ dày, đen lưỡi.
  • Tiêu chảy, đi ngoài ra nước, kèm máu, có đau bụng hoặc không, sốt kèm theo.
  • Sốc phản vệ, co giật,… và các biểu hiện nặng khác.
  • Thông báo để bác sĩ xử lý sớm.

3. Thuốc long đờm Bromhexin

Bromhexin có trong đơn thuốc trị viêm họng mãn tính. Theo đó, Bromhexin có tác dụng long đờm, giảm độ đặc quánh của đờm, giúp chúng được loại bỏ ra ngoài dễ dàng.

Bromhexin
Bromhexin

Chỉ định:

  • Viêm phế quản cấp và mãn tính.
  • Viêm họng mãn tính.
  • Nhiễm khuẩn dường hô hấp.

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng cho người bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong Bromhexin.
  • Thận trọng với đối tượng bị hen, suy gan, thận nặng, người cao tuổi, cơ thể suy nhược.
  • Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Liều dùng:

  • Trẻ em từ 2-5 tuổi sử dụng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4mg.
  • Trẻ em từ 5-12 tuổi sử dụng mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 4mg.
  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn sử dụng mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần 8mg-12mg.

Tác dụng phụ:

  • Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy, đau thượn vị, khô miệng.
  • Men gan tăng, đầu nhức, ra nhiều mồ hôi.
  • Nổi mề đay, phát ban trên da.

4. Thuốc long đờm Acetylcystein

Acetylcystein có thể được kết hợp dùng trong điều trị bệnh viêm họng mãn tính có biểu hiện ho có đờm kéo dài. Thuốc không cần kê đơn, có thể tìm mua và sử dụng thuốc ở các nhà thuốc.

Thuốc trị viêm họng mãn tính
Acetylcystein

Tuy nhiên, việc dùng Acetylcystein cũng cần thận trọng, không lạm dụng, dùng tùy tiện, kết hợp thuốc bừa bãi. Hiện nay, Acetylcystein có nhiều dạng bào chế thích hợp với các đối tượng người dùng khác nhau.

Chỉ định: Điều trị chứng bệnh hô hấp gây đờm nhớt, thuốc giúp long đờm, tống đờm ra ngoài thông qua các cơn ho hoặc các biện pháp cơ học khác.

Chống chỉ định:

  • Không dùng Acetylcystein cho người bị quá mẫn với thành phần thuốc.
  • Không sử dụng thuốc chung với các thuốc ho, thuốc giảm bài tiết đờm để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
  • Thận trọng với trường hợp bệnh nhân đang trị hen suyễn, đang dùng thuốc điều trị bệnh khác. Nên tham khảo bác sĩ để có cách chữa trị phù hợp nhất.

Liều dùng:

  • Trẻ dưới 2 tuổi dùng theo chỉ định của bác sĩ, mỗi ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần dùng 5mg.
  • Trẻ em từ 2-7 tuổi dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần dùng 200mg.
  • Trẻ trên 7 tuổi và người lớn dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần dùng 200mg.

Tác dụng phụ:

  • Buồn non, đỏ mặt, tăng nhịp tim.
  • Buồn ngủ, nhức đầu, ù tai, viêm miệng, phát ban, mày đay.
  • Co thắt phế quản, suy ho hấp, sốc phản vệ, rét run.

5. Thuốc kháng viêm Lysozyme

Bên cạnh các loại được kê trong đơn thuốc trị viêm họng mãn tính được giới thiệu kể trên, Lysozyme cũng là một trong số đó. Thuốc thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid, giảm đau, hạ sốt, điều trị các vấn đề hô hấp, xương khớp.

Thuốc trị viêm họng mãn tính
Lysozyme

Chỉ định:

  • Dùng cho người đang bị viêm họng mãn có đờm nhớt trong cổ họng.
  • Tình trạng viêm xoang chảy dịch xuống cổ họng dẫn đến viêm nhiễm, tích tụ chất nhầy.
  • Chảy máu trong khi tiểu phẫu hoặc trường hợp khó thở.

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng Lysozyme cho đối tượng dị ứng thuốc.
  • Không dùng thuốc tùy tiện cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú.
  • Thận trọng trước khi sử dụng cho bệnh nhân đang mắc phải các bệnh lý khác.

Liều dùng:

  • Người lớn sử dụng mỗi ngày 2-3 liều, mỗi lần 90mg.
  • Trẻ em dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tác dụng phụ:

  • Phát ban, nổi mề đay.
  • Tiêu chảy, chán ăn, tiêu hóa kém.
  • Ợ hơi, buồn nôn, nôn.

6. Thuốc kháng viêm Alphachymotrypsin

Alphachymotrypsin một loại thuốc kháng viêm dạng men được dùng trong nhiều trường hợp. Bác sĩ sẽ khám và chỉ định dùng thuốc trị viêm họng mãn tính trong đó có thể có Alphachymotrypsin.

Thuốc trị viêm họng mãn tính
Alphachymotrypsin

Chỉ định:

  • Sử dụng Alphachymotrypsin cho người bị sưng đỏ, có dấu hiệu nhiễm trùng do áp xe, người phẫu thuật, chấn thương và cần điều trị loét.
  • Điều trị viêm họng mãn tính, hen suyễn, bệnh viêm phế quản phổi và các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp khác.
  • Thuốc còn có dạng bào chế kem bôi ngoài da cho trường hợp bị đau, sưng viêm ngoài da,…

Chống chỉ định:

  • Không dùng cho trường hợp dị ứng Alphachymotrypsin.
  • Thận trọng với những trường hợp như phụ nữ đang có thai, đang cho con bú, người gặp bệnh mãn tính thể nặng khác.

Liều dùng:

  • Người trưởng thành ngày dùng 3-4 lần, mỗi lần uống 2 viên.
  • Tùy từng trường hợp liều dùng tham khảo này sẽ được điều chỉnh tương ứng.

Tác dụng phụ:

  • Chóng mặt, buồn nôn, đau đầu.
  • Nổi mề đay, dị ứng ngứa ngáy ngoài da.
  • Tăng nhãn áp, đau mắt, mờ mắt, thường xuyên chảy nước mắt sống.
  • Chảy máu cam, rối loạn đông máu.

7. Thuốc giảm ho Dextromethorphan

Dextromethorphan cũng là một trong những loại thuốc trị viêm họng mãn tính được kê đơn. Thuốc có công dụng ức chế ho, giảm triệu chứng khó chịu xảy ra ở đừng hô hấp.

Thuốc trị viêm họng mãn tính
Dextromethorphan

Chỉ định:

  • Điều trị ho cho các bệnh hô hấp trong đó có viêm họng mãn tính.
  • Cải thiện trào ngược dạ dày thực quản.
  • Trường hợp bệnh nhân bị suy tim.

Chống chỉ định:

  • Không dùng cho đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong Dextromethorphan.
  • Thận trọng khi dùng, tránh gây tương tác thuốc nếu bạn đang dùng thuốc đặc trị bệnh.
  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ, tuyệt đối không sử dụng một cách bừa bãi.

Liều dùng:

  • Sử dụng cho trẻ nhỏ hơn 12 tuổi mỗi lần 10mg, cách nhau 4 tiếng. Không lạm dụng quá 60mg mỗi ngày.
  • Trẻ nhỏ nhỏ hơn 6 tuổi dùng mỗi 4 tiếng đồng hồ 5mg, sử dụng tối đa không quá 30mg mỗi ngày.
  • Người lớn sử dụng mỗi 4 tiếng 10-20mg, hoặc có thể dùng lượng gấp đối khi cần thiết, sử dụng mỗi ngày không quá 120mg.

Tác dụng phụ:

  • Buồn ngủ, chóng mặt khi đứng dậy, buôn nôn và nôn.
  • Người có cảm giác bồn chồn, lo lắng, chóng mặt thường xuyên.
  • Tiêu hóa kém, cơ thể mệ mỏi.

8. Thuốc giảm đau hạ sốt Paracetamol

Paracetamol đã quá quen thuộc trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Thuốc có tác dụng chính là giảm đau hạ sốt, được dùng cho nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như tình trạng viêm họng mãn tính gây sốt cao, đau rát cổ họng khó chịu.

Thuốc trị viêm họng mãn tính
Paracetamol

Chỉ định:

  • Paracetamol có thể được thêm vào đơn thuốc trị viêm họng hạt mãn tính nếu người bệnh có dấu hiệu sốt cao.
  • Paracetamol chỉ định cho người bị đau răng, đau nhức dây thần kinh kéo theo sốt, đau khớp, cơ.

Chống chỉ đinh:

  • Không dùng cho đối tượng quá mẫn với thành phần của thuốc.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trường hợp bệnh nhân bị suy gan, suy thận, nghiện rượu.
  • Tham khảo nếu muốn dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú.

Liều dùng: Mỗi dạng bào chế có cách sử dụng khác nhau, tương ứng với liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh.

  • Người lớn dùng từ 325mg-650mg mỗi 4-6 tiếng  một lần.
  • Trẻ em cần dùng theo phác đồ, dựa trên cân nặng, tình trạng sức khỏe có liều dùng an toàn.

Tác dụng phụ:

  • Gây nước tiểu có màu sậm, đi ngoài phân có màu lạ.
  • Phát ban, nổi mẩn trên da, bị sưng môi, sưng mặt, khó thở.

9. Viên ngậm Hexylresorcinol

Ngoài sử dụng các thuốc trị viêm họng mãn tính kể trên, nhằm hỗ trợ bệnh nhân cải thiện và xoa dịu cảm giác đau rát cổ họng khó chịu có thể sử dụng viên kẹo ngậm Hexylresorcinol.

Sản phẩm có thể mua tại các nhà thuốc, đây là loại viên ngậm hỗ trợ điều trị bệnh không cần kê đơn. Công dụng chính là giúp giảm đau tạm thời các triệu chứng ở cổ họng, miệng.

Thuốc trị viêm họng mãn tính
Viên ngậm Hexylresorcinol

Chỉ định: Dùng cho người đang gặp vấn đề đường hô hấp, đau rát cổ họng.

Chống chỉ định: Không dùng Hexylresorcinol cho đối tượng bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong viên ngậm.

Liều dùng:

  • Sử dụng cho trẻ trên 6 tuổi và người lớn mỗi 2 giờ/ lần.
  • Dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự ý cho trẻ ngậm kẹo có thể dẫn đến rủi ro hốc cổ, nghẹt thở.
  • Mỗi ngày người dùng ngậm không quá 10 viên kẹo.

Tác dụng phụ:

  • Chóng mặt, co giật, lo lắng.
  • Nôn mửa, sung huyết, bí tiểu.
  • Bị rung nhĩ, tăng các rủi ro mắc bệnh phổi, động mạch vành.

10. Viên ngậm Dequalinium Chloride

Dequalinium Chloride là viên ngậm được kê đơn kết hợp với các thuốc trị viêm họng mãn tính khác. Viên ngậm chứa hoạt chất Dequalinium dùng trong điều trị các bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.

Chỉ định:

  • Nhiễm trùng cổ họng, miệng như chứng viêm họng mãn tính.
  • Các dạng bào chế khác chứa Dequalinium Chloride dành cho bệnh nhân viêm nhiễm âm đạo, vùng kín.

Chống chỉ định:

  • Không dùng cho người đang bị loét biểu mô âm đạo hay portio.
  • Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Thận trọng đối với phụ nữ mang thai, trẻ em, người đang cho con bú.
  • Liều dùng: Ngậm mỗi 2-3 giờ 1 viên, không ngậm quá 8 viên mỗi ngày.

Tác dụng phụ:

  • Kích ứng, nổi mề đay, phát ban.
  • Nóng rát, ngứa ngáy cổ họng.
  • Sốt kèm theo trong một vài trường hợp.

Các thuốc trị viêm họng mãn tính được gợi ý trong bài viết. Bệnh nhân sẽ được thăm khám trước khi chỉ định thuốc điều trị tương ứng. Bạn đọc tham khảo và nên chủ động thăm khám bác sĩ để có phương pháp khắc phục viêm họng mãn tính phù hợp.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm họng mãn tính

Thuốc trị viêm họng mãn tính thông thường được bác sĩ kê đơn kết hợp các loại để mang lại hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân. Việc sử dụng riêng từng thuốc cũng có tác dụng tốt, tuy nhiên một số triệu chứng, nguyên nhân không được loại bỏ hoàn toàn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm họng mãn tính
Sử dụng thuốc trị viêm họng mãn tính có tác dụng nhanh chóng

Trước khi đưa ra phương án điều trị cho người bệnh, bác sĩ sẽ chẩn đoán, kiểm tra cẩn thận. Không tùy tiện dùng thuốc bừa bãi nếu bạn không biết tình trạng sức khỏe, nguyên nhân và mức độ tổn thương đường hô hấp do viêm họng mãn tính gây ra.

Một số lưu ý khi dùng thuốc trị viêm họng mãn tính:

  • Tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, không lạm dụng thuốc, tự ý thay đổi liều lượng có thể khiến cơ thể bạn gặp phải các phản ứng bất lợi, ảnh hưởng kết quả điều trị và sức khỏe.
  • Chọn nơi bán thuốc có giấy phép rõ ràng, hàng đạt chẩn, còn hạn dùng không có dấu hiệu hư hỏng. Trường hợp nhận thấy thuốc bị oxy hóa, cũ kỹ không nên sử dụng. Dùng thuốc mới, chất lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe.
  • Thận trọng với những biểu hiện bất thường trong thời gian sử dụng thuốc. Trường hợp tác dụng phụ nặng nề, bạn nên thông báo với bác sĩ để được kiểm tra, theo dõi và xử lý sớm. Thuốc sẽ được điều chỉnh, thay thế để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  • Đặc biệt, bạn đọc không nên dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng mãn tính một cách tùy tiện. Việc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến nguy cơ nhờn thuốc, gây ảnh hưởng sức khỏe.
  • Kết hợp điều chỉnh thói quen hàng ngày, nạp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng. Xây dựng thói quen sống lành mạnh, khoa học giúp cơ thể sớm phụ hồi, loại bỏ dứt điểm các rủi ro.

Sử dụng thuốc trị viêm họng mãn tính theo hướng dẫn của bác sĩ mang lại hiệu quả tốt và an toàn. Bệnh nhân được khuyến cáo không tự ý thay đổi liều dùng, sử dụng thuốc một cách tùy ý để giảm nguy cơ nhờn thuốc, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Tham khảo thêm:

Top 7 Thuốc Ho Lá Thường Xuân Tốt Nhất, Hiệu Quả Nhanh

Thuốc ho được bào chế từ lá thường xuân có tác dụng rất tốt trong việc giảm ho nên được nhiều người ưu tiên lựa…
Thuốc ho Thái Lan chất lượng được tin dùng

Top 5 Thuốc Ho Của Thái Lan Chất Lượng, Được Tin Dùng

Bên cạnh các sản đến từ Anh, Mỹ, Pháp,... thuốc ho Thái Lan hiện cũng là sản phẩm được nhiều người quan tâm. Thuốc có…

Top 9 Loại Thuốc Ho Có Hiệu Quả Cao Và Chất Lượng Nhất

Thuốc ho được sử dụng trong các trường hợp như ho khan, ho có đờm, ho kéo dài do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên…

Top 8 Thuốc Viêm Họng Cho Bà Bầu Tốt, Bác Sĩ Chỉ Định Dùng

Thuốc viêm họng cho bà bầu thường là nhóm thuốc kê đơn được bác sĩ chỉ định. Bởi bệnh lý có thể xảy ra do…

Top 5 Loại Thuốc Ho Nhật Cho Bé An Toàn, Giảm Ho Nhanh

Thuốc ho Nhật dành cho bé luôn được giới chuyên môn đánh giá cao về hiêu quả cũng như chất lượng. Nếu bố mẹ cho…

9 Thuốc Ho Của Nhật Hiệu Quả, Được Người Dùng Đánh Giá Cao

Các loại thuốc ho của Nhật như Pabron S, Kaigen Cough Pills, Allegra FX,... có tác dụng cải thiện triệu chứng ho khan, ho có…

Trẻ Bị Viêm Họng Uống Thuốc Gì? Top 9 Loại Tốt Nhất Cho Bé

Trẻ bị viêm họng uống thuốc gì phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Điều quan trọng…

Top 8 Loại Siro Ho Cho Bé Hiệu Quả Và Tốt Nhất Hiện Nay

Siro trị ho là các sản phẩm có chứa hoạt chất giảm ho, thường được sử dụng kết hợp với một số loại thuốc chuyên…
Chia sẻ
Bỏ qua