Huyết Áp Cao
Huyết áp cao hay còn gọi là tăng huyết áp là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu hiện nay. Tình trạng này còn được mệnh danh là ‘’kẻ sát nhân thầm lặng’’ bởi không có triệu chứng và dấu hiệu rõ rệt. Vậy làm thế nào để có thể nhận biết, điều trị cũng như kiểm soát tình trạng này tốt nhất. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm lời giải chi tiết.
Huyết áp cao là gì?
Huyết áp cao tiếng anh là high blood pressure là tình trạng bệnh xảy ra khi áp lực máu tác động lên thành mạch tăng cao so với mức bình thường. Ở giai đoạn nhẹ, bạn có thể không phát hiện ra triệu chứng của bệnh trong rất nhiều năm. Tuy nhiên tình trạng này nếu để kéo dài có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim, mạch máu, não, mắt,...
Các loại cao huyết áp thường gặp chủ yếu gồm có:
- Cao huyết áp vô căn: Là tình trạng tăng xông không có nguyên nhân cụ thể. Trường hợp này chiếm đến 90% ca bệnh hiện nay.
- Cao huyết áp thứ phát: Là tình trạng huyết áp gia tăng do liên quan đến một số bệnh lý nền như thận, động mạch, van tim và một số bệnh nội tiết.
- Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Là tình trạng chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương vẫn ở mức bình thường.
- Cao huyết áp khi mang thai: Là tình trạng gia tăng áp lực máu lên thành mạch trong thời kỳ thai sản và tiền sản. Tình trạng này nếu không khắc phục sớm có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Theo các chuyên gia, huyết áp cao có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên thường gặp nhất là những người cao tuổi hoặc có tiền sử bệnh lý từ gia đình. Khi mắc huyết áp cao, áp suất máu lưu thông lên thành thành mạch rất lớn do đó sẽ gây ra sức ép tới mô và khiến mạch máu lâu ngày bị tổn thương nghiêm trọng.
Huyết áp cao là bao nhiêu?
Như đã đề cập ở trên, huyết áp cao là do áp lực của máu lên thành mạch vượt quá mức quy định. Do đó để xác định huyết áp cao từ bao nhiêu người ta thường dựa vào 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Cụ thể:
- Huyết áp tâm thu: Là chỉ số đo được khi tim co bóp tống máu đi. Chỉ số này thường có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch đang bị tim đẩy đến các cơ quan khác trong cơ thể.
- Huyết áp tâm trương: Là chỉ số đo được vào giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim. Chỉ số này thường sẽ có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực đẩy máu từ tim.
Để xác định huyết áp cao từ bao nhiêu, hàng loạt các hướng dẫn điều trị của những quốc gia, hiệp hội và các nhà khoa học tim mạch hàng đầu đã ra đời. Theo cập nhật mới nhất của Hiệp hội tim mạch Châu u (ESC) năm 2018 thì tùy vào mức độ nghiêm trọng, huyết áp cao sẽ được xác định bởi các chỉ số sau:
- Huyết áp bình thường: Xác định từ 120/80 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 1: Xác định từ 140/90 mmHg;
- Tăng huyết áp độ 2: Xác định từ 160/100 mmHg;
- Tăng huyết áp độ 3: Xác định từ 180/110mmHg;
- Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu khoảng 140 mmHg trở lên và huyết áp tâm trương dưới 90mmHg
- Tiền tăng huyết áp: Xảy ra khi huyết áp tâm thu lớn hơn khoảng 120 - 139mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 80-89mmHg.
Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, khi chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương đạt dưới 120/80 mmHg thì được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì đây được gọi là tình trạng cao huyết áp.
Dấu hiệu để nhận biết huyết áp cao là gì? Khi nào cần gặp bác sĩ
Theo các chuyên gia, đa phần các triệu chứng của cao huyết áp đều khá mờ nhạt và hầu hết các bệnh nhân đều không thể nhận thấy bất kỳ dấu hiệu của bệnh cho đến khi chúng tiến triển nghiêm trọng. Chính bởi lẽ mà nhiều nhà khoa học đã mệnh danh căn bệnh này là ‘‘kẻ giết người thầm lặng’’ có thể tước đi tính mạng bệnh nhân chỉ trong vài cái chớp mắt.
Tuy nhiên trong một số trường hợp người bệnh vẫn có thể nhận biết căn bệnh này qua các dấu hiệu như:
- Đau đầu: Huyết áp cao, áp lực máu lên thành mạch lớn sẽ khiến các mạch máu bị xơ vừa, lâu ngày hình thành lên cục máu đông gây tắc nghẽn động mạnh làm thiếu máu lên não. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể gây ra đau đầu nghiêm trọng.
- Chảy máu mũi: Cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp ở những bệnh nhân cao huyết áp giai đoạn đầu. Khi huyết áp của bạn tăng cao và đột ngột chảy máu mũi thì bạn nên khi khám để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.
- Thấy xuất hiện vệt máu trong mắt: Tình trạng xuất huyết kết mạc là dấu hiệu thường gặp của những bệnh nhân cao huyết áp lâu năm. Lúc này các mạch máu trong cơ thể đã bị tổn thương nghiêm trọng nên quá trình vận chuyển máu đến các cơ quan gặp khó khăn và bị tắc nghẽn hình thành nên các vệt máu.
- Tê và ngứa râm ran ở các chi: Là dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ do huyết áp cao gây ra. Khi bị tăng huyết áp liên tục và không được kiểm soát thì các hệ thần kinh và mạch máu ở các chi sẽ bị ảnh hưởng và tê liệt.
- Nôn và buồn nôn: Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo cao huyết áp. Tuy nhiên triệu chứng này còn có thể liên quan đến một số bệnh lý khác. Do đó bạn nên kiểm chứng với những biển hiện khác như nhìn không không rõ, mắt mờ, chóng mặt.
- Chóng mặt: Chóng mặt, choáng váng cũng là dấu hiệu cảnh báo cao huyết áp mà bạn không nên bỏ qua. Bởi triệu chứng này thường xuất hiện khi bệnh đã có biến chứng và nguy cơ đột quỵ là rất cao.
Hiện Việt Nam có khoảng 12 triệu ca huyết áp cao mỗi năm và điều đáng ngạc nhiên là gần 50% số đó không biết mình mắc bệnh. Do đó ngay khi có các triệu chứng như tầm nhìn suy giảm, đau đầu dữ dội, khó thở, tức ngực bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra. Những biểu hiện trên có thể liên quan đến biến chứng hoặc do tác dụng phụ của thuốc tuy nhiên chúng đều rất nguy hiểm.
Tại sao huyết áp cao? Những nguyên nhân dẫn đến bệnh này
Hầu hết các trường hợp cao huyết áp đều không rõ nguyên nhân, chiếm khoảng 95% ca bệnh. Số còn lại được xác định là do các bệnh lý liên quan đến thận, tim mạch, sử dụng thuốc tránh thai, thuốc cảm, hoặc do tăng xông với thuốc. Cụ thể các nguyên nhân chính gây ra bệnh gồm:
- Các bệnh lý về thận: Viêm cầu thận, viêm thận mãn tính, hẹp động mạch thận là một trong những yếu tố khiến gia tăng áp lực máu lên thành mạch dẫn đến cao huyết áp.
- Các bệnh nội tiết: Theo các chuyên gia tình trạng u tủy thượng thận, cường giáp hoặc hội chứng Cushing nếu để kéo dài có thể khiến mạch máu bị tổn thương, áp lực vận chuyển máu từ tim đến các chi gia tăng đáng kể.
- Các bệnh lý về tim mạch: Hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ hoặc xơ vữa động mạch đều là những căn bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển máu và làm gia tăng áp lực lên thành mạch do mạch máu yếu đi.
- Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai hoặc các loại thuốc cường giao cảm, điều trị hen suyễn cũng có khả năng khiến bạn bị huyết áp cao.
Ngoài những nguyên nhân chính kể trên thì huyết áp cao còn có thể bùng phát do một số yếu tố sau:
- Tuổi tác: Khi tuổi càng cao thì nguy cơ bị cao huyết áp cũng càng tăng đặc biệt là chỉ số huyết áp tâm thu. Lúc này áp lực máu sẽ khiến các động mạch trở nên cứng và gây xơ vữa động mạch. Lâu ngày quá trình vận chuyển máu gặp nhiều khó khăn và dẫn đến cao huyết áp.
- Do tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình bạn có người bị cao huyết áp thì khả năng bạn mắc căn bệnh này là rất cao. Vì các báo cáo cho thấy, căn bệnh này có khuynh hướng di truyền theo gia đình.
- Béo phì, thừa cân: Ở những người béo phì và thừa cân nguy cơ bị huyết áp cao tăng gấp 2-6 lần so với những người bình thường. Lý do là bởi ở những người này có sự tăng lên về thể tích máu, tăng insulin từ đó khiến tăng khả năng tái hấp thụ natri của thận, hoạt hóa hệ thần kinh giao cao và kích thích mô mỡ tiết ra hormon của hệ RAA gây cao huyết áp.
- Chế độ dinh dưỡng: Việc ăn quá nhiều muối có thể khiến nguy cơ bị cao huyết áp tăng hẳn so với những người ăn nhạt. Bên cạnh đó các nghiên cứu còn chỉ ra những bệnh nhân cao huyết áp thường nhạy cảm với rượu bia. Do đó việc sử dụng đồ uống có còn quá nhiều sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Lười vận động: Những người ngồi 1 chỗ quá lâu có thể tăng nguy cơ béo phì và cũng khiến áp lực máu lên thành mạch tăng cao gây gia tăng nguy cơ bị huyết áp.
- Giới tính: Theo số liệu thống kê thì nam giới có nguy cơ bị bệnh cao hơn nữ giới. Tuy nhiên con số này cũng sẽ thay đổi tùy theo tuổi tác và chủng tộc.
Huyết áp cao có gây nguy hiểm đến tính mạng không?
Huyết áp cao có nguy hiểm không là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh. Theo các chuyên gia, bệnh cao huyết áp là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu hiện nay. Nó có thể gây tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể như tim, não, mắt, động mạch, thận và nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể gây đột quỵ, thậm chí là tử vong. Cụ thể một số biến chứng nguy hiểm mà huyết áp có thể gây ra gồm:
- Suy tim: Một trong những biến chứng nghiêm trọng mà người bệnh cao huyết áp có thể gặp phải là suy tim. Lý do là bởi khi thành mạch chịu quá nhiều áp lực, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để đẩy máu đến các cơ quan. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ khiến chức năng của tim dần bị suy giảm, hoạt động bơm máu sẽ diễn ra yếu hơn. Lâu ngày người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng suy tim, chân tay sưng phù, cảm giác khó thở.
- Động mạch vành bị tổn thương: Như đã phân tích, huyết áp cao xảy ra khi áp lực máu lên thành mạch vượt quá ngưỡng quy định. Do vậy tình trạng thường kéo theo hệ lụy là động mạch vành bị tổn thương. Lâu ngày còn có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, xơ cứng mạch máu, gây đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
- Đột quỵ: Giống như trái tim, não bộ cũng cần nuôi dưỡng bằng máu để hoạt động và tồn tại. Tuy nhiên khi bị cao huyết áp quá trình vận chuyển máu đến não sẽ gặp nhiều gián đoạn, mạch máu cung cấp đến não bị chặn và phá vỡ. Điều này đồng nghĩa với việc não bộ bị tê liệt và chết dần. Theo các chuyên gia ngay cả khi bạn bị cao huyết áp nhẹ thì nguy cơ đột quỵ vẫn có thể xảy ra. Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của cao huyết áp, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
- Tổn thương thận: Thận hoạt động một phần phụ thuộc vào các mạch máu khỏe mạnh. Tuy nhiên khi huyết áp cao, mạch máu dẫn đến thận cũng sẽ bị ảnh hưởng. Màng lọc của thận vốn rất mỏng manh khi chịu thêm áp lực từ huyết áp dâng lên sẽ khiến chúng bị phá vỡ, làm hỏng màng lọc, hẹp động mạch và gây suy thận.
- Các bệnh về mắt: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, huyết áp tăng cao có thể khiến mắt bạn gặp nhiều vấn đề. Đầu tiên là mờ mắt sau đó là xuất hiện các bệnh lý về võng mạc và nguy hiểm nhất mù vĩnh viễn. Lý giải biến chứng này các chuyên gia cho biết khi huyết áp tăng cao các mạch máu nuôi dưỡng cơ thể đều bị ảnh hưởng, kể cá mạch máu đến mắt. Tình trạng này ban đầu sẽ khiến mắt bị khô, mờ do động mạch bị thu hẹp. Tuy nhiên nếu không được khắc phục và điều trị kịp thời thì xuất huyết võng mạc xảy ra và tầm nhìn sẽ bị mất đi.
- Ảnh hưởng đến giấc ngủ: Tăng huyết áp và giấc ngủ của bạn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị cao huyết áp thường có nguy cơ ngưng thở khi ngủ là rất lớn. Ngược lại việc ngưng thở khi ngủ nếu trở nên nghiêm trọng sẽ khiến căn bệnh cao huyết áp tiến triển xấu hơn.
- Suy giảm trí nhớ: Khi động mạch bị thu hẹp hoặc bị chặn có thể hạn chế lưu lượng máu đến não dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ, mất khả năng học hỏi.
Tăng huyết áp là căn bệnh nguy hiểm tuy nhiên vẫn còn 1 số ít bệnh nhân chưa lường trước được những biến chứng có thể xảy ra, dẫn đến chủ quan trong việc phòng tránh và điều trị. Do đó để khắc phục tình trạng này, ngay khi cơ thể có biểu hiện lạ người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thực hiện các phương pháp chẩn đoán phù hợp.
Gợi ý các cách chẩn đoán bệnh hiệu quả
Cao huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng do đó cách duy nhất để biết mình có bị bệnh hay không là dựa vào phép đo huyết áp.
Các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh ngồi nghỉ trên ghế khoảng 5 phút, chân đặt trên sàn, có tựa lưng. Sau đó dùng 1 băng đo huyết áp có kích thước phù hợp để che phủ bắp tay. Nhân viên y tế sẽ bơm hơi cho đến khi áp lực trong băng lớn hơn huyết áp tâm thu dự kiến thì từ từ thả khí và nghe động mạch cánh tay. Áp lực tại thời điểm nghe thấy tiếng đập đầu tiên chính là là huyết áp tâm thu. Áp lực mà tại đó không nghe thấy bất kỳ tiếng đập nào gọi là huyết áp tâm trương. Nếu huyết áp tâm thu từ 140mmHG trở lên và huyết áp tâm trương từ 99mmHG trở lên bạn sẽ được chẩn đoán là cao huyết áp.
Ngoài ra để chính xác hơn bạn sĩ còn có thể cho bạn thực hiện một số xét nghiệm dưới đây để xác định nguyên nhân và đánh giá mức độ tổn thương của những cơ quan trong cơ thể:
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Điện tâm đồ.
- Siêu âm tim và thận.
- Kiểm tra cholesterol và một vài xét nghiệm máu khác.
Cách điều trị cao huyết áp hiệu quả mà đơn giản
Tăng huyết áp là bệnh lý mãn tính nên cần được theo dõi thường xuyên và điều trị đúng cách. Dưới đây là những phương pháp giúp hỗ trợ cải thiện căn bệnh này:
Theo y học hiện đại
Tùy theo từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bạn có thể được chỉ định dùng thuốc Tây hoặc các loại thực phẩm chức năng khác để hỗ trợ.
1. Thuốc Tây
Các loại thuốc thường được chỉ định điều trị cao huyết áp gồm có:
- Thuốc lợi tiểu Hydrochlorothiazide, Indapamid
- Thuốc ức chế men chuyển: Benazeprill, Captopril, Lisinopril.
- Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II: Candesartan, Irbesartan, Losartan
- Thuốc dùng để giãn mạch: Hydralazin, Minoxidil,..
Để việc sử dụng các loại thuốc Tây đạt hiệu quả người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, duy trì sử dụng lâu dài và kết hợp thêm các loại thực phẩm chức năng khác.
2. Viên uống giúp cải thiện huyết áp cao
Việc sử dụng thuốc Tây tuy đem đến hiệu quả nhanh chóng nhưng nếu sử dụng lâu dài có thể gây nhiều tác dụng phụ với cơ thể. Do đó bạn có thể tham khảo một số viên uống chức năng dưới đây:
Viên uống điều hòa huyết áp Maya Yomeijyo
Viên uống Maya Yomeijyo sản xuất dựa trên công thức độc quyền được chứng minh là có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ thành mạch, giảm sự tích tự của cholesterol, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, tai biến.
- Thành phần chính của viên uống là hỗn hợp độc quyền được chiết xuất từ cam thảo, đại hoàng, cà rốt và nhiều thảo dược quý khác. Ngoài ra sản phẩm không chứa chất bảo quản, tạo màu, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản nên được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
- Không chỉ có tác dụng ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giúp máu lưu thông tốt hơn viên uống này còn có khả năng giảm chứng đau đầu, mất ngủ, khó thở, tim đập nhanh và khắc phục các biến chứng do huyết áp cao hiệu quả.
- Để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn nên dùng từ 3-5 viên mỗi ngày, chia làm 2-3 lần uống. Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi không nên dùng sản phẩm. Người đang điều trị bệnh hoặc sử dụng thuốc tim, hen suyễn, chống mất ngủ nên hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Sản phẩm này hiện đang được bán tại các tiệm thuốc với giá 850.000đ/ lọ 170 viên.
Viên uống ổn định huyết áp cá trích Sardine Peptide
Sardine Peptide là viên uống giúp ổn định huyết áp nổi tiếng của Nhật Bản. Với thành phần chiết xuất chủ yếu từ cá trích giàu omega sản phẩm có khả năng điều hòa hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh cao huyết áp, tim mạch rất tốt.
- Mỗi viên uống có chứa Peptide chiết xuất từ cá trích và các thành phần quan trọng khác như protein, carbohydrate, Vitamin B1, B2, B6, B12, … Bên cạnh đó sản phẩm không chứa bất kỳ chất bảo quản, chất tạo màu hay hương liệu tổng hợp nào nên khá an toàn, lành tính.
- Viên uống ổn định huyết áp Sardine Peptide có tác dụng tăng độ đàn hồi thành mạch, ổn định huyết áp. Ngoài ra sản phẩm còn đóng vai trò rất tốt trong việc hoàn thiện chức năng của mắt, góp phần phát triển cho hệ thần kinh, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Sản phẩm được bán với giá 3.500.000đ/ lọ 300 viên. Để đạt được kết quả tốt nhất bạn nên dùng 6-12 viên/ ngày.
Cải thiện bằng những mẹo vặt dân gian
Bên cạnh các phương pháp y học hiện đại thì huyết áp cao còn có thể cải thiện bằng các mẹo vặt dân gian. Dưới đây là một số gợi ý hiệu quả dành cho bạn:
Cần tây kết hợp với mật ong
Chiết xuất từ cần tây có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và tâm trương rất tốt. Loại cây này có chứa apigenin giúp giãn thành mạch, giảm áp lực lên mạch máu. Do đó thường được dùng để cải thiện huyết áp cao cũng như xơ vữa động mạch.
Nguyên liệu: Cần tây và 1 ít mật ong.
Cách làm:
- Cần tây rửa sạch, bỏ rễ, đem thái nhỏ rồi xay nhuyễn, chắt lấy nước.
- Pha thêm một chút mật ong rồi chia ra 3 phần, mỗi phần khoảng 40ml.
- Hâm nóng trước khi uống để đạt kết quả tốt nhất.
Sử dụng dừa cạn
Dừa cạn chứa một lượng lớn Alkaloid nên có tác dụng hạ đường huyết, lợi tiểu và rất tốt cho người huyết áp cao. Bạn có thể dùng thảo dược này để cải thiện huyết áp cao theo 2 cách sau:
- Cách 1: Lấy khoảng 20g dừa cạn khô dùng cả thân và lá. Đem sắc với 500ml nước cho đến khi cô cạn còn 1 nửa. Chắt nước rồi uống hết trong ngày cho đến khi huyết áp ổn định là được.
- Cách 2: Chuẩn bị dừa cạn, trạch lan mỗi thứ 16g; nga truật, hương phụ mỗi thứ 12g; chỉ xác 8g, tô mộc 20g. Sao vàng dừa cạn rồi đem sắc chung với các vị còn lại trong 4 bát nước. Cô cạn cho đến khi còn khoảng 1 bát thì bắc ra uống hết trong ngày.
Vừng kết hợp với trứng gà giúp cải thiện huyết áp
Vừng kết hợp với trứng gà là một trong những cách có khả năng cải thiện huyết áp cao và lưu thông khí huyết rất tốt.
Nguyên liệu: 1 quả trứng gà, vừng, giấm ăn, mật ong.
Cách làm:
- Giã vừng rồi trộn đều với trứng, thêm 1 chút giấm cùng mật ong vào đánh đều rồi nấu chín.
- Làm ăn mỗi ngày cho đến khi huyết áp ổn định và duy trì ở mức cho phép.
Những phương pháp cải thiện huyết áp khác
Cùng với thuốc, thực phẩm chức năng và mẹo chữa tại nhà, bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm những phương pháp cải thiện huyết áp dưới đây:
- Thuốc Đông y: Trong Đông y huyết áp cao chia thành 4 thể tương ứng với can dương vượng, can thận âm hư, thể đàm thấp và tâm tỳ hư. Tùy vào từng thể mà các thầy thuốc sẽ gia giảm liều lượng cho phù hợp giúp tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh, cải thiện triệu chứng và phòng nguy cơ tai biến. Một số vị thuốc thường được dùng để điều trị huyết áp cao gồm: đan bì, mẫu lệ, hoài sơn, ngưu tất,...
- Các bài tập giảm huyết áp: Một số bài tập có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa và ổn định huyết áp. Do đó người bệnh có thể tận dụng và duy trì tại nhà. Tuy nhiên bạn cũng nên cân bằng cường độ luyện tập phù hợp tránh gây áp lực cho tim mạch và xương khớp.
Cao huyết áp ở người già nên ăn gì, kiêng gì?
Như đã biết, chế độ ăn uống không phù hợp là một trong những nguyên nhân gây ra huyết áp cao. Do đó để cải thiện tình trạng này người bệnh nên chủ động xây dựng cho mình một thực đơn thông minh. Cụ thể:
Những thực phẩm cần hạn chế
- Hạn chế ăn mặn: Đồ ăn mặn là thực phẩm đứng đầu trong danh sách những món ăn người cao huyết áp nên hạn chế. Theo các chuyên gia, việc ăn mặn ngoài gây áp lực cho thận còn khiến tim và huyết áp bị ảnh hưởng.
- Thịt nguội: Được chế biến sẵn nên thịt nguội là thức ăn rất dồi dào natri (muối). Loại thịt này thường được xử lý và ướp gia vị bảo quản. Do đó nếu ăn quá nhiều thành mạch của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho người huyết áp cao đặc biệt là những món thức ăn làm từ mỡ động vật. Chúng không những có nguy cơ tăng mắc các bệnh tim mạch mà còn ảnh hưởng đến hệ thống huyết áp.
- Nội tạng động vật: Nhóm thực phẩm này chứa hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa cao. Nên nếu ăn thường xuyên có thể làm tăng mỡ máu, mắc các bệnh tim mạch và huyết áp.
- Đường: Bệnh nhân cao huyết áp cũng cần hạn chế sử dụng đồ ngọt. Bởi chúng có thể gây tăng cân, béo phì khiến huyết áp tăng cao.
- Các chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá có thể làm mất đi tác dụng của thuốc hạ huyết áp và khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Ngoài ra nhóm thực phẩm này cũng khiến tim đập mạch, mạch máu co lại, kích thích hệ thần kinh giao cảm.
Những thực phẩm nên ăn
- Các loại rau xanh: Những loại rau xanh tốt cho người bệnh gồm có rau cải xoăn, củ cải xanh, rau diếp cá, rau chân vịt,... Thành phần của những thực phẩm này chứa rất nhiều Kali nên có thể cân bằng Natri trong cơ thể.
- Quả mọng: Người cao huyết áp nên bổ sung những loại quả mọng như việt quất, mâm xôi, dâu tây vào chế độ ăn hàng ngày. Những loại quả chứa rất nhiều Flavonoids nên giúp ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp hiệu quả.
- Yến mạch: Thực đơn của người huyết áp cao không thể thiếu yến mạch, loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và muối.
- Các loại hạt: Ngoài kali, các loại hạt còn chứa magie và khoáng chất có khả năng hạ huyết áp. Do đó bạn cũng nên bổ sung các loại hạt như hạt dẻ, óc chó, hạt bí, hướng dương vào thực đơn của mình.
- Dầu oliu: Nói đến thực phẩm dành cho người huyết áp cao không thể không nhắc đến dầu ô liu. Loại dầu này chứa polyphenol có khả năng chống viêm và giảm huyết áp rất tốt.
Cách phòng ngừa huyết áp cao hiệu quả
Huyết áp cao là căn bệnh rất nguy hiểm do đó cách tốt nhất để hạn chế những biến chứng của bệnh là chủ động phòng ngừa bằng những biện pháp sau:
- Xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học để kiểm soát huyết áp tốt. Theo đó người bệnh nên dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi điều độ, tránh lo lắng, làm việc quá sức.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao thường xuyên như đi bộ, đạp xe, bơi lội khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
- Cố gắng duy trì cân nặng ở mức hợp lý, trường hợp béo phì nên tích cực giảm cân để đạt được chỉ số lý tưởng.
- Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc khi phát hiện thấy cơ thể có những biểu hiện lạ cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ sớm.
- Tích cực điều trị các bệnh lý nền liên quan có khả năng gây cao huyết áp như thận, tim mạch, tiểu đường,...
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về các phương pháp điều trị huyết áp cao, tuyệt đối không bỏ dở giữa chừng hoặc tự động thay phương pháp khác.
Huyết áp cao là căn bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát nếu người bệnh tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống phù hợp. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!