TOP 2 Loại Thuốc Trị Thận Ứ Nước Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Thận ứ nước thường xảy ra do tắc nghẽn niệu quản khiến chúng bị giãn nở và sưng. Nếu không tiến hành điều trị đúng cách ngay từ sớm, bệnh sẽ phát sinh ra một số biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị đúng cách, an toàn và hiệu quả.

Thận ứ nước ở mức độ nhẹ có thể cải thiện bằng cách dùng thuốc Tây y
Thận ứ nước ở mức độ nhẹ có thể cải thiện bằng cách dùng thuốc Tây y

Các loại thuốc trị thận ứ nước

Thận ứ nước là hiện tượng nước tiểu được cơ thể bài tiết không di chuyển xuống bàng quang để đào thải ra ngoài. Lúc này, chúng sẽ ứ đọng tại thận khiến các tế bào thận bị giãn nở, sưng phù và tổn thương. Bệnh lý này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên thận với hai dạng chính là cấp tính và mãn tính. Một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp là thận có sỏi, bị trào ngược bàng quang, nghẽn đường tiết niệu, xuất hiện khối u ở ổ bụng hoặc phần chậu,..

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, thận ứ nước là một trong những bệnh lý khá nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ tạo cơ hội cho một số vấn đề sức khỏe khác khởi phát như viêm đường tiết niệu, viêm thận, suy thận, tăng huyết áp,… Hai phương pháp điều trị bệnh được áp dụng phổ biến trong y khoa là dùng thuốc Tây y và can thiệp ngoại khoa. Dựa vào mức độ tổn thương ở từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp.

Điều trị thận ứ nước bằng thuốc Tây y mang lại hiệu quả rất tích cực. Dược tính trong thuốc khi được cơ thể hấp thụ sẽ giải phóng và cải thiện chức năng thận. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc trị thận ứ nước được sử dụng phổ biến bạn có thể tham khảo:

1. Thuốc kháng sinh

Điều trị thận ứ nước có dấu hiệu nhiễm trùng bằng các loại kháng sinh
Điều trị thận ứ nước có dấu hiệu nhiễm trùng bằng các loại kháng sinh

Kháng sinh là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh thận ứ nước. Nhóm thuốc này thường được kê đơn với những trường hợp có dấu hiệu nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng thận. Bạn có thể nhận biết ra tình trạng nhiễm trùng thông qua các dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Đau buốt hoặc đau rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu có màu vàng nâu và đục
  • Dòng tiểu yếu và ngắt quãng
  • Đau thận lan rộng ra vùng lưng
  • Đau bàng quang kèm theo sốt

Mục đích của việc dùng kháng sinh trong điều trị thận ứ nước là giải quyết các ổ viêm nhiễm giúp dòng chảy diễn ra trơn tru hơn, hạn chế gây áp lực lên thận. Trường hợp nhiễm trùng thận nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ phát sinh ra các biến chứng như viêm bể thận, nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu,…

2. Thuốc cân bằng điện giải 

Thuốc cân bằng điện giải sẽ được bác sĩ bổ sung thêm vào đơn kê nhằm mục đích cân bằng nồng độ các chất trong máu, đặc biệt là natri và kali. Với những trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thuốc hạ huyết áp nhằm hạn chế tình trạng tăng huyết áp đột ngột dẫn đến đột quỵ.

Lưu ý khi dùng thuốc trị thận ứ nước

Thận ứ nước khiến chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng
Thận ứ nước khiến chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng

Dùng thuốc Tây y điều trị thận ứ nước mang lại hiệu quả nhanh chóng và tích cực nên được ưu tiên áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, dược tính trong thuốc ở mức khá cao, nếu bạn sử dụng không đúng cách sẽ phát sinh ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, trong suốt quá trình điều trị bệnh thận ứ nước bằng thuốc Tây y bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Không tự ý mua thuốc về dùng để trị bệnh tại nhà hoặc dùng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Tuân thủ theo đúng hướng dẫn dùng thuốc điều trị bệnh mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra.
  • Dùng thuốc Tây y trị bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau đầu, hoa mắt chóng mặt,… Nếu bị dị ứng hoặc gặp phải tác dụng phụ của thuốc, bạn cần đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được bác sĩ hướng dẫn xử lý đúng cách.
  • Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và có thể phát sinh rủi ro không mong muốn.
  • Hình thành thói quen ăn uống khoa học và phù hợp với tình trạng bệnh. Bổ sung đủ nước cho cơ thể để phòng ngừa tình trạng thận ứ nước tiếp tục diễn ra.
  • Loại bỏ các thói quen xấu gây ảnh hưởng không tốt đến thận như nhịn tiểu,… Thay vào đó hãy đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, tăng cường tập luyện thể dục thể thao, ngủ đúng giờ và đủ giấc, mất ngủ có thể khiến bệnh diễn tiến nghiêm trọng…
  • Tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ và điều trị bệnh theo phác đồ nếu có. Với những người đang mắc bệnh, cần tái khám và thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh để kiểm tra mức độ đáp ứng điều trị của cơ thể.

Để phòng ngừa bệnh thận ứ nước và ngăn ngừa bệnh tiếp tục tiến triển nặng thì bạn cần nắm rõ các điều sau đây:

Bệnh nhân bị sỏi thận cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể mỗi ngày
Bệnh nhân bị sỏi thận cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể mỗi ngày
  • Nếu đang bị sỏi thận, bạn cần phải uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu và ngăn ngừa sự phát triển về kích thước của viên sỏi. Một số loại nước được ưu tiên sử dụng là nước đun sôi để nguội và nước có tác dụng lợi tiểu (nước râu ngô, nước mã đề,…)
  • Những người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không quan hệ tình dục bừa bãi, hãy sống theo chế độ một vợ một chồng, vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ, không tắm hoặc ngâm mình ở những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm,…
  • Phụ nữ cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nên vệ sinh từ trước ra sau để tránh gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ngược dòng hoặc hẹp đường tiết niệu. Tiến hành massage vùng bụng dưới giúp kích thích tuần hoàn máu và tăng cường chức năng đào thải của thận.
  • Nếu thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám tìm ra bệnh lý và hướng dẫn điều trị đúng cách. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa giúp nhanh chóng ổn định tình trạng bệnh.

Trên đây là thông tin về các loại thuốc điều trị thận ứ nước đang được sử dụng phổ biến trong y khoa bạn có thể tham khảo. Thận ứ nước khiến chức năng thận bị suy giảm đáng kể và tạo cơ hội cho nhiều bệnh lý khác khởi phát. Ngay khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách.

Cùng Chuyên Mục:

Tổng Hợp 4 Loại Thuốc Trị Thận Yếu Tốt Nhất Và Được Tin Dùng

Thận yếu là bệnh lý xảy ra ngày càng phổ biến, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống…

Các Loại Thuốc Điều Trị Hội Chứng Thận Hư Hiệu Quả Nhất

Dùng thuốc điều trị thận hư giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra và hạn chế tối đa…

Danh Sách 9 Thuốc Bổ Thận Âm Cho Hiệu Quả Tốt Nhất

Thuốc bổ thận âm được sử dụng để cân bằng âm - dương, giúp cải thiện sinh lý và ổn định sức khỏe tổng thể.…

Review 3 Thuốc Bổ Thận Của Pháp Chính Hãng, Chất Lượng

Các loại thuốc bổ thận Pháp chính hãng được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng có thể kể đến là Haubot, Manfo,...…

Top 7 Loại Thuốc Bổ Thận Của Mỹ Tốt Nhất Và Được Tin Dùng

Thuốc bổ thận của Mỹ là sản phẩm chăm sóc sức khỏe luôn được người tiêu dùng ưa chuộng và đánh giá cao về hiệu…

4 Thuốc Bổ Thận Cho Người Già Tốt Nhất và Lưu Ý Khi Dùng

Người già thường có chức năng thận suy yếu do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa tự nhiên. Ở trường hợp này, chuyên gia…

Top 5 Thuốc Bổ Thận Tốt Nhất Hiện Nay Và Lưu Ý Khi Dùng

Thuốc bổ thận là viên uống hỗ trợ cải thiện chức năng thận, sản phẩm được bày bán khá phổ biến trên thị trường hiện…

4 Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ Hiệu Quả Và Phổ Biến Ở Nước Ta

Thuốc điều trị sỏi thận có tác dụng bào mòn sỏi, hỗ trợ đào thải chúng ra ngoài, giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu…
Chia sẻ
Bỏ qua