5 Thuốc Chữa Suy Thận Tốt Nhất Hiện Nay và Lưu Ý Khi Dùng
Thuốc điều trị suy thận có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng và phát sinh biến chứng. Phương pháp trị bệnh này có rất nhiều ưu điểm như tiện dụng và hiệu quả tức thì. Bài viết dưới đây là tổng hợp các loại thuốc chữa suy thận tốt nhất hiện nay và lưu ý khi dùng bạn có thể tham khảo.
Các loại thuốc chữa suy thận tốt nhất hiện nay
Suy thận là hiện tượng chức năng thận bị suy giảm và gây ra các triệu chứng như yếu sinh lý, tiểu đêm nhiều, rụng tóc,… Một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp là tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đạm, sử dụng canh hầm chứa purin thường xuyên, không bổ sung đủ nước cho cơ thể, thói quen nhịn tiểu,… Khi mắc phải bệnh lý này, sức khỏe của bạn sẽ bị suy giảm đáng kể và ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh suy thận là một trong những phương pháp điều trị được áp dụng khá phổ biến hiện nay.
Hiện tại, y học vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh lý này. Các loại thuốc được kê đơn chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng và giúp thận hoạt động tốt hơn. Vì thế, bạn cần thăm khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh. Dựa vào đó bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định riêng phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể. Dưới đây là thông tin về các loại thuốc chữa suy thận tốt nhất hiện nay và lưu ý khi dùng bạn có thể tham khảo:
1. Thuốc giảm cholesterol điều trị suy thận
Bệnh nhân bị suy thận thường có chỉ số cholesterol cao hơn bình thường. Điều này đã tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch và tạo cơ hội cho nhiều bệnh lý nguy hiểm khác khởi phát. Khi làm kiểm tra, nếu thấy chỉ số cholesterol của người bệnh ở mức cao, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc giảm cholesterol nhóm statin. Công dụng chính của thuốc là làm giảm Cholesterol toàn phần và LDL lên đến 45%. Đồng thời, làm tăng nhẹ chỉ số HDL.
Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là ức chế cạnh tranh Hydroxyl Methylglutaryl Coenzym Reductase để ngăn chặn biến đổi Mevalonat trong gan (Mevalonat được xem là tiền chất Cholesterol gây mất cân bằng trong cơ thể). Từ đó, chỉ số cholesterol xấu bên trong cơ thể sẽ trở về mức bình thường. Các loại thuốc làm hạ cholesterol thuộc nhóm statin được sử dụng phổ biến hiện nay là Simvastatin, Lovastatin, Fluvastatin, Atorvastatin….
2. Thuốc kiểm soát chỉ số huyết áp
Khi bị suy thận, chức năng đào thải độc tố và lọc máu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lúc này, nước thừa và cặn bã sẽ tăng cường tích tụ bên trong cơ thể. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến chỉ số huyết áp của người bệnh bị tăng cao. Để có thể đưa chỉ số huyết áp của người bệnh về mức bình thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc nhóm Angiotensin II hoặc Angiotensin – Enzyme (ACE).
Các loại thuốc này thuộc nhóm thuốc chuyển đổi có tác dụng cân bằng huyết áp và tăng cường chức năng thận. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế thận sản sinh ra hormone Angiotensin II gây tăng huyết áp và co động mạch. Sau khi dùng thuốc, nồng độ hormone Angiotensin II trong cơ thể sẽ giảm xuống, làm giãn nở mạch máu và giảm chỉ số huyết áp. Các loại thuốc ức chế Angiotensin II được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh suy thận là Azilsarta, Telmisartan, Candesartan, Irbesartan, Eprosartan,…
3. Thuốc cải thiện thiếu máu và tăng hồng cầu
Thiếu máu và thiếu hồng cầu là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị suy thận. Ở trường hợp này, bác sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc Erythropoietin Hormone để cải thiện. Tác dụng chính của thuốc là kích thích cơ thể tăng sinh tế bào hồng cầu. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn thêm sắt để hỗ trợ.
Cơ chế hoạt động của thuốc Erythropoietin trong điều trị thiếu máu ở bệnh nhân bị suy thận là tái tổ hợp Alpha và Beta Erythropoietin. Từ đó, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hồng cầu hơn, giúp cải thiện triệu chứng thiếu máu và ngăn chặn bệnh suy thận tiếp tục tiến triển nặng.
Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị thuốc Erythropoietin cho bệnh nhân bị suy thận kèm theo thiếu máu hoặc bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo. Thuốc Erythropoietin thường được kê đơn là Darbepoetin alpha – Aranesp, Mircera,…. Dựa vào mức độ thiếu máu ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc sao cho phù hợp. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc Erythropoietin điều trị bệnh thiếu máu cho những người bị cao huyết áp.
4. Thuốc điều trị suy thận và giảm ứ đọng dịch
Ứ đọng dịch là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân bị suy thận. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do khả năng lọc và đào thải độc tố của thận bị suy giảm. Lúc này, chất lỏng dư thừa sẽ dần tích tụ lại bên trong cơ thể và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu người bệnh có triệu chứng ứ đọng dịch, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thuốc lợi tiểu và giảm phù để điều trị, thường dùng là Furosemide.
Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là kích thích cơ thể tiểu tiện nhiều lần để đào thải độc tố và muối dư thừa ra bên ngoài. Đồng thời, cải thiện nhanh chóng tình trạng phù nề tay chân do bệnh gây ra. Dược tính trong thuốc còn có khả năng tăng cường chức năng thận, làm hạ chỉ số huyết áp và ngăn ngừa biến chứng đau tim do suy thận.
Các loại thuốc Furosemide thường được bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh suy thận là Bumetanide, furosemide, torsemide…. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh để điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học giúp quá trình điều trị bệnh có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
5. Viên uống bổ sung vitamin D và canxi
Bệnh nhân suy thận thường gặp phải tình trạng thiếu hụt canxi và vitamin D, điều này đã tạo cơ hội cho các bệnh lý về xương khớp khởi phát. Nếu nồng độ canxi trong máu ở mức quá thấp còn kích thích cơ thể sản sinh ra hormone tuyến cận giáp, gây biến dạng xương và sưng khớp.
Vì thế, bác sĩ thường sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng thêm thực phẩm chức năng bổ sung canxi và vitamin D cho cơ thể để tăng cường sức khỏe hệ xương khớp, ngăn ngừa biến chứng tại các cơ quan này. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm thuốc gắn phospho để làm giảm phospho trong máu và tăng canxi.
Tuy nhiên, việc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung canxi và vitamin D chỉ nên áp dụng với những trường hợp bị thiếu hụt ở mức độ nặng. Nếu bị thiếu hụt nhẹ, bạn chỉ cần bổ sung bằng cách tiêu thụ nhiều nhóm thực phẩm có chứa các thành phần dưỡng chất này tron thực đơn ăn uống hàng ngày. Ví dụ như nho, tỏi, cải bắp,…
Lưu ý khi dùng thuốc chữa suy thận
Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh suy thận mang lại hiệu quả nhanh và khá tiện lợi nên được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, thành phần dược tính trong thuốc ở mức khá cao, nếu bạn quá lạm dụng hoặc sử dụng sai cách sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đồng thời, việc sử dụng thuốc Tây y trị bệnh cũng có rất nhiều nhược điểm như:
- Sử dụng thuốc Tây y kéo dài là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh suy thận. Vì thế, bạn nên dùng thuốc điều trị bệnh lý theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý tăng giảm liều lượng của thuốc hoặc dùng thuốc kéo dài.
- Thuốc Tây y không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh lý, tình trạng bệnh vẫn có thể tái phát trở lại sau khi bạn ngưng thuốc. Đồng thời, việc điều trị bệnh bằng thuốc Tây y cũng rất dễ gặp phải tình trạng kháng thuốc do cơ thể đã sinh ra các yếu tố để chống lại thuốc. Lúc này, để quá trình điều trị tiếp tục mang lại hiệu quả thì bạn cần phải thay đổi loại thuốc.
- Điều trị suy thận bằng thuốc Tây y cũng rất dễ gặp phải tác dụng phụ do thuốc có tác động mạnh và nhanh. Thường gặp là ngộ độc, dị ứng thuốc, sốc thuốc, mất cân bằng lợi khuẩn, dị ứng nổi mề đay…
- Thuốc Tây y chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng suy thận. Nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh không đáp ứng tốt với thuốc điều trị mà còn gây ra biến chứng nghiêm trọng hơn.
Để hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh rủi ro khi dùng thuốc Tây y điều trị bệnh suy thận thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Thăm khám chuyên khoa xác định chính xác mức độ bệnh trạng để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị chuyên sâu. Cần thông báo cho bác sĩ về các bệnh lý nền đang mắc phải hoặc tiền sử bệnh lý trước khi dùng thuốc trị suy thận.
- Đọc kỹ thông tin các loại thuốc trước khi sử dụng để trị bệnh, tránh tình trạng dùng sai thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
- Tuân thủ theo đúng chỉ định dùng thuốc mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Không tự ý thay đổi liều lượng, loại thuốc cũng như thời gian dùng thuốc để trị bệnh.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị suy thận. Không tự ý mua thuốc về dùng để trị bệnh tại nhà, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi và em bé.
- Trong quá trình điều trị bệnh suy thận, không tự ý sử dụng thêm các loại thuốc điều trị bệnh khác như kháng sinh, thuốc điều trị ung thư, kháng sinh, thuốc hạ sốt,… Thành phần dược tính trong các loại thuốc này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thận và kích thích khởi phát bệnh suy thận cấp, khiến bệnh suy thận trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh, cần ngừng dùng thuốc và báo cho bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý.
- Tiến hành tái khám sau khi đã hết thuốc để kiểm tra mức độ đáp ứng điều trị của cơ thể. Dựa vào đó bác sĩ sẽ điều chỉnh lại đơn thuốc điều trị cho phù hợp.
- Ngoài dùng thuốc, bệnh nhân suy thận cũng nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống khoa học để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể và không gây áp lực lên thận. Người bệnh nên hạn chế dung nạp muối, thực phẩm giàu vitamin C, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu, đồ uống có cồn,… Thay vào đó hãy tăng cường bổ sung cho cơ thể nhóm thực phẩm giàu vitamin B, acid béo omega-3,…
- Hình thành lối sống tích cực trong suốt quá trình điều trị bệnh giúp nâng cao sức khỏe và tăng khả năng chống chọi lại với bệnh tật. Ví dụ như ngủ đúng giờ và đủ giấc, thường xuyên vận động, tránh căng thẳng stress, mất ngủ ,…
Bài viết trên đây là thông tin về các loại thuốc điều trị suy thận được sử dụng phổ biến hiện nay mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Dùng thuốc điều trị suy thận là giải pháp được áp dụng phổ biến hiện nay do có hiệu quả nhanh và có thể sử dụng cho cả những trường hợp bệnh nặng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc Tây y điều trị bệnh cần được tiến hành một cách cẩn thận để tránh gây phản tác dụng và tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Xem thêm: