Tổng Hợp 4 Loại Thuốc Trị Thận Yếu Tốt Nhất Và Được Tin Dùng
Thận yếu là bệnh lý xảy ra ngày càng phổ biến, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Dùng thuốc điều trị thận yếu là phương pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, người bệnh cần dùng thuốc đúng cách để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe.
Các loại thuốc trị thận yếu tốt nhất
Thận yếu là tình trạng suy giảm chức năng thận, khiến chức năng lọc máu và bài tiết chất cặn bã tại thận bị rối loạn. Chuyên gia cho biết, bệnh lý này thường hình thành từ nhiều năm tháng với các triệu chứng điển hình như đi tiểu nhiều, nước tiểu ít và có màu lạ, hơi thở có mùi amoniac, đau đầu mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, đau lưng,… Các triệu chứng này đã khiến người bệnh gặp rất nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu không có biện pháp khắc phục đúng cách, chức năng thận sẽ ngày càng suy giảm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tạo cơ hội cho nhiều bệnh lý khác khởi phát.
Để cải thiện bệnh lý thận yếu cùng với các vấn đề liên quan, bạn có thể sử dụng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc dùng thuốc Tây y trị bệnh mang lại hiệu quả rất nhanh chóng, giúp tăng cường chức năng thận và cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc trị bệnh tại nhà. Nếu dùng sai cách sẽ không mang lại hiệu quả, phát sinh tác dụng phụ và ảnh hưởng xấu đến thận. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị bệnh thận yếu bằng các nhóm thuốc sau đây:
1. Thuốc lợi tiểu điều trị thận yếu
Thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid là một trong những loại thuốc thường được chỉ định để điều trị bệnh thận yếu. Đây là thuốc lợi tiểu nhận được đánh giá rất tốt từ giới chuyên môn và được dùng khá phổ biến hiện nay. Thành phần dược tính trong thuốc sau khi được cơ thể hấp thụ sẽ tác động trực tiếp lên thận. Nếu sử dụng thông qua đường tiêm, thuốc chỉ có tác dụng gây lợi tiểu cho bên thận được tiêm.
Cơ chế hoạt động của thuốc là tái hấp thụ Na+ và CL- rồi từ từ đào thải chúng ra bên ngoài cơ thể. Vì thế, loại thuốc này còn được gọi là thuốc thải trừ muối và thuộc nhóm thuốc lợi tiểu có tác dụng ở mức trung bình. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc lợi tiểu Thiazid để điều trị bệnh thận yếu cho những trường hợp có triệu chứng tăng huyết áp hoặc gặp một số vấn đề về tim mạch khác. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để điều trị chứng rối loạn chức năng thận, khắc phục nhanh chóng triệu chứng phù nề do ứ nước trong cơ thể, bệnh nhân bị tăng calci niệu không rõ nguyên nhân.
Các loại thuốc lợi tiểu Thiazid thường dùng là Furosemide, Hydrochlorothiazide, Indapamide, Metolazone,… Một số tác dụng phụ có thể gặp phải nếu bạn sử dụng thuốc lợi tiểu Thiazid ở liều cao là rối loạn điện giải, mất nước, đi tiểu liên tục, nước tiểu có màu vàng bất thường, đau đầu,…
2. Thuốc chống thiếu máu
Khi chức năng thận bị suy giảm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lọc máu. Lúc này, máu trong cơ thể sẽ không đủ để cung cấp cho các cơ quan nội tạng khác, khiến chúng bị suy giảm chức năng và rối loạn hoạt động. Ngoài ra, bệnh nhân thận yếu còn có nguy cơ bị thiếu máu nghiêm trọng rất cao. Vì thế, việc sử dụng thuốc chống thiếu máu là điều rất cần thiết trong quá trình điều trị bệnh thận yếu. Thường dùng nhất là Erythropoietin và viên uống bổ sung sắt. Bác sĩ sẽ đưa ra liều dùng phù hợp với mức độ thiếu máu ở từng trường hợp cụ thể.
3. Thuốc cân bằng acid uric
Thuốc cân bằng acid uric cũng thường được kê đơn điều trị cho những bệnh nhân bị thận yếu. Tác dụng chính của thuốc là duy trì nồng độ acid uric trong máu ở mức ổn định, phòng tránh tình trạng mất nước và mất cân bằng điện giải. Các loại thuốc được dùng phổ biến là:
- Benzbromaron: Thuốc có tác dụng hỗ trợ bài tiết acid uric qua thận và phòng ngừa tăng acid uric huyết, điều này sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh gout. Tuy nhiên, người bệnh cần phải cẩn trọng khi sử dụng thuốc để tránh bị nhiễm độc gan và sỏi thận. Ngoài ra, thuốc còn gây ra một số tác dụng phụ khác như đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn,…
- Allopurinol: Loại thuốc này thường kê đơn điều trị cho những bệnh nhân bị tăng acid uric thứ phát và nguyên phát. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình sản xuất acid uric trong nước tiểu và máu, giảm lắng đọng urat tại thận và máu. Ngoài ra, thuốc còn được kê đơn điều trị cho bệnh nhân đang điều trị ung thư bị tăng acid uric trong thời gian hóa trị.
- Thuốc phân hủy acid uric: Thuốc có tác dụng hỗ trợ đào thải acid uric ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu để hạn chế gây áp lực lên thận.
4. Thuốc điều hòa huyết áp
Ngoài chức năng lọc máu, thận còn có vai trò điều hòa và ổn định chỉ số huyết áp. Khi chức năng thận bị suy giảm cũng sẽ gây ra tình trạng tăng huyết áp bất thường và để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Để phòng ngừa tình trạng này, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc điều hòa huyết áp. Các loại thuốc được dùng phổ biến là:
- Atenolol: Atenolol là dẫn xuất của benzenacetamid. Đây là thuốc chống tăng huyết áp thuộc nhóm chẹn chọn lọc trên thụ thể giao cảm Atenolol. Thuốc mang lại hiệu quả khá tốt với những trường hợp bị suy thận nhẹ và cần phải cẩn trọng khi sử dụng cho bệnh nhân bị suy thận nặng.
- Amlodipin: Amlodipin là dẫn xuất của dihydropyridin. Tác dụng chính của thuốc là chẹn calci qua màng tế bào, làm giãn cơ trơn xung quanh động mạch ngoại biên và mang lại hiệu quả chống tăng huyết áp. Thuốc thường được kê đơn cho những người bị tăng huyết áp và điều trị dự phòng ở người bị đau thắt ngực ổn định.
- Felodipin: Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị và phòng ngừa tăng huyết áp cấp ở những bệnh nhân bị thận yếu. Tuy nhiên, thuốc không được khuyến cáo sử dụng cho những người bị đau thắt ngực không ổn định, suy tim mất bù, hẹp động mạch chủ,…
Hầu hết các loại thuốc điều hòa huyết áp đều gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế, người bệnh cần phải cẩn trọng khi sử dụng và tuân thủ theo đúng chỉ định mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra.
Lưu ý khi dùng thuốc trị thận yếu
Ngoài việc dùng thuốc Tây y điều trị bệnh thận yếu, bạn cũng cần chú ý điều chỉnh lại lối sống hàng ngày và thói quen ăn uống sao cho phù hợp, giúp quá trình điều trị bệnh có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Một số điều mà bạn cần lưu ý khi điều trị bệnh thận yếu là:
- Dùng thuốc điều trị thận yếu cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không tự ý mua thuốc về dùng tại nhà để trị bệnh, tránh tình trạng dùng sai cách hoặc quá liều.
- Cần quan sát kỹ các biểu hiện của cơ thể trong suốt quá trình dùng thuốc điều trị bệnh. Nếu thấy xuất hiện triệu chứng bất thường hoặc tác dụng phụ, cần ngừng dùng thuốc và báo cho bác sĩ chuyên khoa để được thay đổi loại thuốc điều trị khác phù hợp hơn.
- Khi bị thận yếu, bạn chỉ nên uống nước lọc và cung cấp đủ 2 – 2.5 lít nước cho cơ thể mỗi ngày. Nên chia lượng nước thành nhiều lần khi uống để tránh gây áp lực cho thận. Tuyệt đối không được nhịn tiểu để tránh gây ảnh hưởng xấu đến thận cũng như các cơ quan khác trên cơ thể.
- Thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn và chất kích thích. Thay vào đó bạn nên tăng cường tiêu thụ các nhóm thực phẩm giàu acid omega-3, đồ ăn loãng và nước ép trái cây.
- Trong suốt quá trình điều trị bệnh, cần duy trì lối sống tích cực giúp việc điều trị có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Ví dụ như luôn lạc quan và giữ tinh thần thoải mái, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không thức khuya, hạn chế tình trạng mất ngủ …
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra mức độ đáp ứng điều trị của cơ thể. Cách này còn giúp bạn sớm phát hiện bất thường để có thể đưa ra biện pháp can thiệp sao cho phù hợp.
Trên đây là thông tin về các loại thuốc điều trị bệnh thận yếu mang lại hiệu quả tốt và được sử dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo. Việc dùng thuốc trị bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng dễ phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe. Vì thế, bạn nên dùng thuốc trị bệnh một cách khoa học và phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, bạn cũng nên áp dụng thêm một số phương pháp hỗ trợ điều trị khác giúp quá trình phục hồi chức năng thận có thể diễn ra một cách tốt nhất.
Bạn đọc quan tâm: