Hắc Lào Ở Trẻ Sơ Sinh
Hắc lào ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ và khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Đặc điểm chung của căn bệnh này đó là gây ra những vết ban đỏ hình tròn to như đồng xu, khiến cho trẻ cảm thấy đau rát và ngứa ngáy. Khi những cơn đau ngứa hành hạ, trẻ sẽ quấy khóc, chán ăn, chậm lớn. Nếu không phát hiện từ sớm, bệnh có thể lây lan và gây ra những biến chứng khó lường. Bài viết dưới đây sẽ cùng cha mẹ tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Hắc lào ở trẻ sơ sinh là gì?
Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Đây là một căn bệnh da liễu thường xuất hiện ở những trẻ dưới 3 tuổi với tác nhân gây bệnh là vi nấm thuộc nhóm dermatophytes. Chúng tấn công vào làn da nhạy cảm của trẻ và nhanh chóng phát triển, lây lan sang những vùng da lân cận.
Hắc lào không phải là một loại bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên nó lại khiến cho trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu. Khi bị hắc lào, trẻ sẽ có dấu hiệu ngứa ngáy, đau rát, khó chịu, hay cào gãi và quấy khóc. Nếu cha mẹ không can thiệp ngay từ sớm có thể khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn. Nguy cơ biến chứng cao và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị bệnh hắc lào
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hắc lào ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần nắm rõ để giúp điều trị bệnh được hiệu quả hơn.
- Do yếu tố cơ địa: Cơ địa nhạy cảm, dễ bị sự tấn công của các tác nhân bên ngoài chính là lý do khiến trẻ dễ bị mắc phải các bệnh da liễu. Vì thế ngay cả khi trẻ đã lớn hoặc bước vào tuổi trưởng thành, chỉ cần gặp phải tác nhân thuận lợi cũng sẽ ngay lập tức phát bệnh.
- Do di truyền: Nếu trong gia đình có ông bà cha mẹ từng có tiền sử mắc phải bệnh hắc lào hoặc các bệnh da liễu khác thì đứa trẻ sinh ra cũng sẽ có nguy cao bị di truyền căn bệnh này.
- Vệ sinh kém: Làn da của trẻ rất mỏng manh lại dễ xuất hiện các vết thương. Nếu không vệ sinh đúng cách và tắm rửa sạch sẽ, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
- Hệ miễn dịch kém: Hệ miễn dịch kém cũng khiến cơ thể không đủ khả năng chống chọi lại với vi khuẩn, virus và nấm. Những đứa trẻ có sức đề kháng yếu không chỉ dễ gặp phải các bệnh da liễu mà còn dễ bị nhiều bệnh về đường hô hấp.
- Do lây nhiễm từ người khác: Mầm bệnh hắc lào hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người bình thường. Vì vậy bạn cần chú để trẻ tránh xa những người đang bị nhiễm bệnh hắc lào nói riêng và các bệnh da liễu nói chung.
- Thời tiết nóng bức: Khi thời tiết nóng bức, trẻ sẽ dễ bị toát mồ hôi, điều này sẽ tạo điều kiện cho vi nấm phát triển và làm tổ tại các vùng có nếp gấp như khuỷu chân, bẹn, mông, khuỷu tay,... Do đó cha mẹ có thể thấy vào mùa hè trẻ dễ bị hắc lào hơn so với mùa đông.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lác đồng tiền ở trẻ sơ sinh
Các dấu hiệu bị hắc lào ở trẻ em không giống như với người lớn. Hơn nữa bản thân trẻ cũng không xác định rõ các vấn đề đang gặp phải là gì. Vì vậy cha mẹ cần hết sức chú ý tới những triệu chứng điển hình dưới đây của trẻ:
- Những ngày đầu khi mới phát bệnh, vùng da của trẻ bị ửng đỏ, xung quanh nổi viền rõ ràng, xuất hiện kèm theo những nốt mụn trắng.
- Các nốt ban đỏ đóng thành vảy mỏng, khô ráp.
- Sau khoảng 1 tuần, lớp vảy trở nên sần sùi và khô ráp.
- Trẻ bị ngứa ngáy, gãi ngứa và quấy khóc. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ dễ lây lan sang những vùng da lành khác.
- Một số vùng da trên cơ thể trẻ dễ bị hắc lào nhất đó là má, cằm, trán, háng.
Điều trị bệnh hắc lào ở trẻ
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh hắc lào ở trẻ phổ biến được rất nhiều cha mẹ áp dụng, bạn có thể tham khảo:
Thuốc Tây y trị hắc lào
Khi trẻ sơ sinh bị hắc lào, trước tiên cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị theo đúng lộ trình. Một số loại thuốc được sử dụng như sau:
- Thuốc bôi ngoài da: Căn cứ vào mức độ tổn thương của da, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da có chứa các thành phần hoạt chất như: Miconazole, Clotrimazole, Lamisil, Terbinafine. Những loại thuốc này sẽ có tác dụng giúp làm giảm nhanh các triệu chứng do bệnh hắc lào gây ra. Tuy nhiên cần dùng thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn. Bởi da của trẻ rất mỏng, có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ.
- Thuốc theo đường uống: Nếu các loại thuốc bôi ngoài da không mang lại hiệu quả như mong muốn. Bác sĩ có thể cho trẻ dùng một số loại thuốc theo đường uống. Một số loại thuốc được Bộ Y Tế cấp phép sử dụng để điều trị hắc lào cho trẻ sơ sinh đó là: Itraconazole, Griseofulvin, Terbinafin. Tuy nhiên những thuốc này đều có nguy cơ gây ra tác dụng phụ cho trẻ nên chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Xà bông và dầu gội diệt khuẩn: Bác sĩ chuyên khoa có thể kê thêm cho bé một số loại xà bông, dầu gội đầu có khả năng diệt nấm. Thành phần chính của những sản phẩm này đó là các hoạt chất kháng nấm, an toàn, lành tính, giúp trẻ giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy khó chịu trên da.
Điều trị bệnh hắc lào bằng một số mẹo dân gian
Ngoài việc điều trị bằng thuốc Tây y, cha mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để chữa bệnh hắc lào cho trẻ. Những nguyên liệu tự nhiên như củ riềng, rau răm, chuối xanh, dầu dừa, tỏi... đều có tác dụng cải thiện tình trạng viêm nhiễm ngứa ngáy do bệnh hắc lào gây ra. Một số phương pháp chữa bệnh cha mẹ có thể tham khảo như:
- Chuối xanh: Nhựa chuối xanh có tác dụng giúp làm dịu tình trạng ngứa ngáy, đau rát do bệnh hắc lào gây ra. Vì vậy cha mẹ có thể dùng 1 quả chuối tiêu xanh, cắt thành nhiều lát mỏng và đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh của trẻ. Sau khoảng 10-15 phút bạn dùng nước ấm rửa lại.
- Rau răm: Rau răm có vị cay, tính nóng, có tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh hắc lào. Bạn chuẩn bị một nắm rau răm, rửa sạch và giã nát, đắp trực tiếp lên vùng da bị hắc lào của trẻ. Khoảng 10 phút sau bạn bỏ ra và rửa lại với nước ấm.
- Củ riềng: Củ riềng có khả năng kháng viêm, giải độc, diệt khuẩn hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 củ riềng tươi, rửa sạch giã nát và vắt lấy nước cốt. Sau đó thoa nước riềng lên vùng da bị hắc lào. Sau khoảng 10 phút bạn dùng nước ấm rửa lại cho trẻ.
- Đu đủ: Đu đủ cũng có tác dụng giúp điều trị bệnh lác đồng tiền ở trẻ em và ngăn không cho bệnh tái phát. Bạn chỉ cần dùng dao cắt đu đủ thành những lát mỏng, rửa sạch vùng da bị bệnh của trẻ rồi đắp đu đủ lên. Sau khoảng 30 phút bạn lấy ra và rửa sạch da lại cho bé.
- Nha đam: Nha đam có đặc tính chống viêm và sát khuẩn hiệu quả. Cha mẹ gọt sạch lớp vỏ bên ngoài, dùng dao nạo lấy phần thịt nha đam và đem xay nhuyễn. Sau đó đắp nha đam đắp lên trên vùng da bị hắc lào của trẻ. Sau khoảng 10 đến 15 phút thì rửa lại với nước sạch.
Những mẹo điều trị dân gian này thực hiện rất đơn giản và mang lại hiệu quả tích cực, giúp ngăn ngừa bệnh lây lan sang những vùng da lành khác. Tuy nhiên cha mẹ vẫn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Chăm sóc cho trẻ tại nhà
Song song với việc dùng thuốc, để quá trình điều trị bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh diễn ra hiệu quả, nhanh chóng, ngăn ngừa tái phát, cha mẹ cần chăm sóc bé theo những hướng dẫn sau:
- Thường xuyên dưỡng ẩm cho trẻ bằng các loại kem dưỡng ẩm do bác sĩ chuyên khoa cung cấp.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng để bé nhanh khỏe mạnh.
- Đối với những trẻ lớn hơn, cha mẹ nên tránh cho trẻ sử dụng những thực phẩm có thể gây dị ứng như tôm, cua, cá, mực, thịt gà, trứng, thức uống có ga.
- Đối với trẻ sơ sinh đã ăn dặm, cha mẹ không nên cho trẻ ăn những đồ ăn hải sản Nếu mẹ đang cho con bú cũng cần hạn chế các loại đồ ăn này.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại xà phòng, sữa tắm, hóa chất, mỹ phẩm dễ gây dị ứng. Bởi thành phần chính của những thứ này đều là hóa chất, nếu không cẩn thận có thể khiến các vết thương ngày càng lan rộng.
Phòng ngừa bệnh hắc lào ở trẻ hiệu quả
Hắc lào là căn bệnh có thể lây nhiễm từ người sang người. Vì thế việc phòng tránh bệnh ở trẻ là điều cần thiết. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cha mẹ nên nắm rõ:
- Luôn giữ cho da của bé được khô thoáng, tránh mồ hôi, ẩm ướt.
- Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, không tắm bằng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
- Nên dùng loại xà phòng tắm chất lượng, dịu nhẹ, không gây kích ứng da.
- Không cho trẻ dùng chung khăn mặt, khăn tắm với người lớn.
- Cho trẻ mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
- Để trẻ tránh xa những người bị hắc lào hoặc các bệnh da liễu khác như: Vảy nến, chàm, tổ đỉa, lang ben, zona,...
- Cắt móng tay, móng chân thường xuyên để bé không cào gãi mạnh gây nhiễm trùng, lở loét da.
- Cho trẻ vui chơi ở những khu vực sạch sẽ, không có khói bụi hoặc nguồn nước bẩn, tránh để trẻ tiếp xúc với lông chó mèo.
- Cho trẻ ăn uống đủ chất, nếu trẻ vẫn bú mẹ nên cho trẻ tích cực bú sữa mẹ. Bởi đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh. Hy vọng chia sẻ này của DrVitamin sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Từ đó có thể chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh cho trẻ. Tránh để bệnh tái phát nhiều lần, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của các bé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!