Hụt Hơi Khi Mang Thai
Tình trạng hụt hơi khi mang thai thường xuất hiện phổ biến khi bà bầu bước vào giai đoạn tam nguyệt cá thứ 3. Điều này sẽ khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, nặng nhọc, căng thẳng và lo lắng nhiều hơn. Chính vì vậy, tìm ra nguyên nhân, cách khắc phục và cải thiện vấn đề này là vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp mẹ bầu có được thai kỳ khỏe mạnh cùng tâm lý thoải mái nhất.
Tình trạng hụt hơi khi mang thai là gì?
Hụt hơi khi mang thai là tình trạng xảy ra khá phổ biến, nó có thể bắt gặp ở bất cứ mẹ bầu nào, đặc biệt là những ai đang bước vào các tháng cuối của thai kỳ. Hụt hơi sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở, hơi thở ngắn, dồn dập và gấp gáp hơn.
Trên thực tế, khi mang thai, lượng oxy mà cơ thể cần sẽ tăng lên khoảng 20% so với bình thường, chính vì vậy mà thai phụ cảm thấy khó thở, hụt hơi là điều không hề khó hiểu. Đa số các trường hợp gặp phải vấn đề này đều không cần điều trị hoặc can thiệp y tế, mà chỉ cần áp dụng một số bài tập thở hoặc vận động phù hợp để tăng cường quá trình hô hấp.
Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp thai phụ khi bị hụt hơi là do các nguyên nhân về bệnh lý hoặc là dấu hiệu bất thường của thai nhi. Khi này chúng ta cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành thăm khám và nhận được sự tư vấn, trợ giúp của bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây ra hụt hơi khi mang thai
Mang thai bị hụt hơi, khó thở gây ra do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến như:
- Yếu tố đầu tiên dẫn tới việc bà bầu có triệu chứng hụt hơi, khó thở khi mang thai là do chọn sai kích thước quần áo hoặc do trọng lượng cơ thể tăng lên nhanh chóng, khiến quần áo bó sát vào cơ thể gây ra khó thở. Trong quá trình mang thai, em bé cũng cần được cung cấp oxi từ mẹ để duy trì hô hấp, vì vậy cơ thể mẹ lúc này cũng cần lượng oxi nhiều hơn bình thường, thở nhanh khi này là một cách để lấy oxi vào cho cơ thể.
- Khi mang thai hormone progesterone gia tăng rất mạnh, điều này sẽ khiến cho cơ thể phụ nữ cảm thấy khó thở do hormone bị rối loạn, nó tác động trực tiếp tới phổi và kích thích trung tâm hô hấp tại não.
- Giai đoạn mang thai, tử cung sẽ lớn dần theo từng ngày, khiến các cơ hoành bị chèn ép liên tục. Trong khi đó, cơ hoành lại là một cơ quan đặc biệt quan trọng, có nhiệm vụ phối hợp cùng phổi để đưa oxi vào phổi. Khi bị tử cung chèn ép thì khả năng mở rộng của cơ hoành bị hạn chế đi rất nhiều, gây nên chứng khó thở, hụt hơi liên tục, đặc biệt là đối với những người mới mang thai lần đầu tiên.
- Thiếu máu là tình trạng thường xuyên gặp ở các thai phụ, điều này cũng là nguyên nhân dẫn tới hụt hơi. Nếu nó diễn ra liên tục mà không có biện pháp điều trị thích hợp và kịp thời sẽ khiến cho vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn, cảm giác hụt hơi xảy ra trong suốt thai kỳ mà không có dấu hiệu tiến triển tốt. Bên cạnh đó, thai phụ còn kèm theo các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, chóng mặt, choáng váng…
Xem thêm: Hụt Hơi Khi Leo Cầu Thang Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
Hụt hơi khi mang thai có nguy hiểm, ảnh hưởng tới thai nhi không?
Rất nhiều người mẹ khi mang thai lần đầu tiên cảm thấy vô cùng lo lắng khi xuất hiện các triệu chứng hụt hơi, khó thở, vì sợ gây ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, như đã đề cập tới ở trên, đây là hiện tượng khá bình thường, có thẻ gặp ở bất cứ phụ nữ nào khi đang có thai.
Chính vì vậy, nếu hụt hơi, khó thở không đi kèm với bất cứ triệu chứng đáng lo ngại nào khác thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng, bản thân không hề có vấn đề gì và con vẫn đang phải triển rất bình thường. Thay vào đó, hãy thường xuyên tập hít thở sâu và đều, nhằm giúp bé được cung cấp đủ lượng oxi cần thiết để duy trì sự sống.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, hụt hơi kèm theo các dấu hiệu bất thường là do mẹ bầu đang mắc phải một số bệnh lý, điều này sẽ gây ra ít nhiều ảnh hưởng tới thai nhi. Cụ thể:
- Bệnh hen suyễn: Tình trạng khó thở, nói chuyện bị hụt hơi khi mang thai sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi mẹ bầu bị bệnh hen suyễn.
- Bệnh cơ tim chu sản: Đây là một dạng của bệnh suy tim, thường xảy ra trong giai đoạn mang thai hoặc sau sinh. Khi mắc bệnh này, thai phụ sẽ kèm theo các triệu chứng như sưng phù mắt cá chân, mệt mỏi, khó thở, hạ huyết áp…
- Bệnh thuyên tắc phổi: Là bệnh lý xảy ra khi các cục máu đông bị mắc kẹt lại trong động mạch phổi, từ đó làm ảnh hưởng tới quá trình hít thở của mẹ bầu. Nếu không được khắc phục kịp thời, nó có thể khiến thai phụ cảm thấy khó thở nhiều, ho, đau tức ngực…
- Tăng tích nước trong cơ thể: Khi mang thai, đa phần chị em đều gặp tình trạng tăng tích nước trong cơ thể, từ đó gây phù nề. Lúc này thai phụ có thể bị khó thở, hụt hơi, xoang mũi…
- Thiếu máu: Khi mang thai, cơ thể cần nhiều sắt hơn bình thường để có thể sản xuất đủ tế bào hầu cầu đi nuôi dưỡng thai nhi và các cơ quan khác. Lúc này cơ thể bà bầu sẽ phải làm việc nhiều hơn mức bình để lấy đủ lượng oxi cần thiết.
Khi nào thai phụ cần đi khám bác sĩ nếu bị hụt hơi?
Dù là biểu hiện khá bình thường khi mang thai, thế nhưng thai phụ cần lập tức đi khám bác sĩ ngay nếu phát hiện mình có một trong những biểu hiện sau đây:
- Bị ho nhiều, ho liên tục và dài ngày, kèm theo các cơn sốt, ớn lạnh.
- Nhịp thở nhanh, dồn dập và kéo dài.
- Cảm thấy bị đau nhiều ở ngực hoặc các cơ quan khác mỗi khi thở.
- Thai phụ có sắc da xanh xao, ốm yếu, da tại môi và các đầu ngón tay, ngón chân có màu xanh nhẹ.
- Đặc biệt, nếu thấy khó thở, hụt hơi khi ngủ kèm theo vùng da ở chân chuyển sang màu đỏ và sưng to, bạn cần tới bệnh viện ngay lập tức, bởi đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm tới tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
Thông tin hữu ích: Hụt Hơi Khi Hát Là Vì Sao?
Cần làm gì khi trong thai kỳ bị hụt hơi, khó thở?
Thông thường, việc hụt hơi khi mang thai sẽ không ảnh hưởng xấu tới mẹ hay thai nhi. Tuy nhiên, để giảm thiểu tình trạng này, giúp mẹ bầu thoải mái về cả thể chất và tâm lý, chúng ta có thể áp dụng một trong những cách sau đây
- Nên chọn những loại quần áo có kích thước rộng hơn cơ thể để khi mặc lên không có cảm giác khó chịu, bó sát vào cơ thể và gây khó thở. Ngoài ra, việc mặc quần áo rộng cũng khiến mẹ bầu có giấc ngủ ngon, dễ dàng vận động hơn.
- Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, khoa học, sắp xếp thời gian làm việc ít đi, thay vào đó tăng thời gian nghỉ ngơi và tập luyện các bài tập nâng cao sức khỏe.
- Nên đi lại, di chuyển một cách nhẹ nhàng, tránh làm các công việc nặng nhọc, phải dùng nhiều sức khiến hụt hơi, cơ thể mệt mỏi.
- Nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như sắt, vitamin, canxi, axit folic… Những chất này đều rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
- Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, không dùng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá… Đồng thời nên tham khảo các thực đơn dinh dưỡng dành riêng cho bà bầu từ chuyên gia dinh dưỡng.
- Tập ngồi với tư thế thẳng, đẩy cho vai về phía sau để giúp không khí dễ dàng lưu thông vào phổi hơn, khi đó phổi cũng được mở rộng, đặc biệt là cơ hoành không còn bị chèn ép nhiều.
- Khi đứng, mẹ bầu cũng nên giữ thẳng vùng lưng, vì mỗi khi con người khi đứng triệu chứng hụt hơi, khó thở rất dễ tái diễn.
- Khi ngủ nên kê thêm một chiếc gối nhỏ hoặc chăn mỏng ở phần thân trên, nhằm giảm thiểu áp lực mà thai nhi chèn ép lên phổi.
- Nên thường xuyên tập luyện các bài thể dục dành riêng cho bà bầu và phù hợp với từng giai đoạn như đi bộ, yoga, bơi lội, các bài tập nhẹ nhàng với tay và chân… Điều này sẽ giúp chị em kiểm soát hơi thở một cách tốt hơn.
- Thai phụ cũng nên thăm khám thai định kỳ và thường xuyên theo như lịch khám của bác sĩ. Nó sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời các dấu hiệu tiềm ẩn, nguy cơ gây hại tới sức khỏe của cả mẹ và bé, từ đó có phương án khắc phục hiệu quả hơn.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách khắc phục tình trạng hụt hơi khi mang thai. Đây là giai đoạn khá nhạy cảm, vì vậy chị em nên thường xuyên theo dõi các biểu hiện của cơ thể, đồng thời thăm khám thường xuyên để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!