Hụt Hơi Khi Hát: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Như chúng ta cũng biết hơi thở là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc đảm bảo nội lực của giọng hát. Chúng giúp hỗ trợ cho âm thanh bay cao và bay xa hơn. Việc kiểm soát hơi thở vào, hơi thở đi ra rất quan trọng vì nếu không điều khiển được, rất dễ dẫn tới việc bị hụt hơi hoặc lấy hơi mệt. Vậy hụt hơi khi hát là do đâu và cách khắc phục như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây của Dr Vitamin để có câu trả lời chi tiết nhất.
Nguyên nhân gây hụt hơi khi hát?
Nguyên nhân gây hụt hơi khi hát được chia thành 2 loại là việc lấy hơi – hít vào và việc đẩy hơi – thở ra. Cụ thể:
Lấy hơi sai cách
Có rất nhiều trường hợp lấy hơi ở phần trên cơ thể, cụ thể hơn là lấy hơi ngực. Biểu hiện của quá trình lấy hơi sai cách chính là vai sẽ nhướng lên, ngực sẽ phình to và cảm giác rất dễ mệt. Điều này giống như bạn chơi thể thao mà bị đuối dẫn tới phải hít thở gấp gáp.
Vậy tại sao lấy hơi ngực lại gây hụt hơi khi hát? Nguyên nhân được cho là, lồng ngực của chúng ta chỉ có xương và các bộ phận nội tạng, các cơ bám và khung xương nên rất chắc. Vì thế các cơ quan này không thể co giãn rộng và lớn được.
Việc chúng ta cố gắng để lấy càng nhiều hơi và nén ở ngực thì dễ dẫn tới hiện tượng tức ngực, ép tim cho nên lúc này bạn chỉ có thể “phù” ra là hết hơi. Để biết cách lấy hơi đúng cách, các bạn có thể xem các hướng dẫn trên mạng hoặc tham khảo các khóa học bên ngoài từ các chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm.
Hạ thấp thanh quản
Hạ thấp thanh quản thường dùng cho các kiểu hát classic do chúng giúp âm thanh của người hát phát ra ồm ồm nghe rền vang hơn. Khi bạn thử hát hay nói một câu ồm ồm thì sẽ có cảm giác hơi thở đi ra nhiều hơn cũng như mệt hơn. Kỹ thuật trên đòi hỏi người hát phải có một nền tảng thể lực tốt cũng như có thể điều khiển tốt làn hơi của mình.
Vì thế, để có thể hạ thấp thanh quản tốt và tránh trường hợp bị hụt hơi khi đang hát thì nên tìm hiểu chi tiết trước khi sử dụng kỹ thuật này.
Điều tiết hơi thở không hợp lý khi hụt hơi khi hát
Có rất nhiều bài hát cần tới sự nhỏ nhẹ như thì thầm. Các bạn sẽ hát theo cách sử dụng nhiều hơi đi kèm với âm thanh phát ra của bạn. Điều này rất tốt khi bạn làm cho bài hát của mình có chất riêng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng cách hát này cho cả bài thì nên có một sự tính toán kỹ lưỡng.
Trường hợp chưa có kinh nghiệm để cân bằng hơi thở trong suốt bài hát thì rất dễ gây ra hiện tượng hụt hơi hơn là việc hát với âm thanh rõ ràng.
Khẩu hình, âm lượng khi hát
Một nguyên nhân khác khiến chúng ta bị hụt hơi khi hát chính là do mở miệng hết cỡ và tống hơi mạnh khi hát lên nốt cao. Chính việc này đã làm dẫn tới hiện tượng âm thanh không đều hay còn gọi là “thậm thụt âm thanh” và đương nhiên, chúng sẽ gây tốn hơi hơn bình thường.
4 cách khắc phục tình trạng đang hát thì bị hụt hơi
Bên trên là một số lỗi thường gặp dẫn tới tình trạng hụt hơi khi đang hát. Vậy làm cách nào để khắc phục hiệu quả tình trạng trên. Dưới đây là là 4 cách giúp bạn có một giọng hát khỏe và dẻo dai hơn. Cụ thể:
Sử dụng hơi bụng
Cấu tạo cơ hoành ở bụng giúp chúng ta có thể lấy hơi dày và nén hơi được lâu. Vì thế, việc tập lấy hơi ở bụng rất quan trọng. Các bạn chỉ cần đặt tay lên bụng, hít thật sâu vào. Chú ý vai, ngực giữ ở nguyên vị trí và bắt đầu thả hơi ra từ từ và nhẹ nhàng. Hãy tập thường xuyên để việc sử dụng hơi bụng trở thành thói quen khi hát.
Phân bổ hơi thở và kỹ thuật hợp lý
Một làn hơi đi ra đều đặn khi hát vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi hát note cao. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là bạn sẽ push hơi ra thật nhiều mà ngược lại bạn phải giữ được làn hơi thật đều đặn. Để có được âm thanh với âm lượng vừa đủ bạn nên sử dụng giọng pha – mix voice khi lên nốt cao để giữ gìn thanh quản khỏi bị khàn tiếng hay tổn thương.
Mở rộng khẩu hình để tránh hụt hơi khi hát
Để tránh hụt hơi khi hát, bạn nên mở rộng khẩu hình nhưng không nên mở to miệng. Không nên mở miệng theo chiều ngang vì chúng sẽ làm âm thanh bị chói và méo. Thay vào đó, bạn hãy tập mở miệng theo chiều rộng, giống như bạn đang cố bặm môi và tập ngáp nhưng cố gắng không ngáp vậy.
Khi phát âm, bạn cố gắng mở to vòm miệng để hơi từ bụng cộng hưởng trong khoang miệng, tạo nên tiếng vang. Sử dụng vòm cộng minh sẽ giúp các bạn không phải cố gắng lên giọng bằng dây thanh quản, đỡ bị khản tiếng.
Bên cạnh đó, nếu dùng vòm cộng minh, các bạn cố gắng phát âm to, tròn chữ, chậm và vang. Sau đó thay đổi độ cao, phát âm từ các âm trầm cho tới âm bổng.
Giữ cho thanh quản thật thoải mái
Các bạn cần giữ cho thanh quản thư giãn, đừng cố tạo ra âm thanh khác biệt. Âm thanh hay nhất chính là giọng nói của chính bạn. Vì thế thư giãn thanh quản và xem việc hát như bạn đang nói chuyện với mọi người vậy. Điều này sẽ giúp cho bạn không phải cố gắng để lấy quá nhiều hơi bị bị hụt hơi khi đang hát.
Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục khi bị hụt hơi khi hát hoặc nói chuyện bị hụt hơi. Mong rằng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ có thêm hiểu biết để có được giọng hát khỏe và sáng hơn.
Bình luận (1)
Dạ em hát hay bị đâm hơi &khi giọng lên cao thì bị hụt