Hụt Hơi Khi Leo Cầu Thang Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?

Triệu chứng khó thở hụt hơi khi leo cầu thang thường xuất hiện bất ngờ, khiến nhiều người hoang mang, lo lắng vì không biết nguyên do từ đâu. Vậy đây là hiện tượng gì? Có phải là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm hay không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để có lời giải đáp hữu ích.

Nguyên nhân gây thở hụt hơi khi leo cầu thang

Thở hụt hơi (Shortness of Breath) còn được gọi là hiện tượng khó thở hay “đói không khí”. Đây là một vấn đề về hô hấp xuất hiện khá phổ biến. Trung bình cứ 4 người đến khám bệnh về hô hấp thì có tới 1 người mắc chứng khó thở. Triệu chứng này khiến cho người bệnh thường xuyên ở trong tình trạng thiếu oxy, mệt mỏi, tức ngực, hô hấp khó khăn, hơi thở đứt quãng.

Thở hụt hơi là triệu chứng không hiếm gặp nhưng lại khiến nhiều người lo lắng
Thở hụt hơi là triệu chứng không hiếm gặp nhưng lại khiến nhiều người lo lắng

Tình trạng thở hụt hơi, không thể hô hấp bình thường có thể xuất hiện với cường độ từ nhẹ đến nặng, từ tạm thời đến kéo dài. Việc chẩn đoán và điều trị triệu chứng này cần phải xác định đúng nguyên nhân.

Hiện tượng hụt hơi khi leo cầu thang trong tùy trường hợp có thể khởi phát do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý

Các nguyên nhân sinh lý gây hụt hơi khi leo cầu thang thường bao gồm:

  • Có thói quen chạy bộ thường xuyên: Nếu đã tập luyện sức bền bằng chạy bộ thì chắc chắn bạn đã quen sử dụng sợi co rút chậm và chúng dựa vào quá trình chuyển hóa hiếu khí. Tuy nhiên, leo lên cầu thang là loại vận động ngắn và mạnh, nó đòi hỏi sự trao đổi chất kỵ khí và tạo ra CO2, H2 cùng hydro. Đây là thứ mà các vận động viên có sức bền nhạy cảm hơn những người bình thường khác. Đó cũng là lý do tại sao họ thường khó khăn khi theo cầu thang và dễ bị hụt hơi.
  • Cơ bắp bị mỏi: Sợi cơ được chia làm 2 loại bao gồm cơ co rút chậm và cơ co rút nhanh. Nếu bạn chạy bộ thường xuyên, bạn có thể chịu đựng khi chạy đường dài nhờ các sợi co giật chậm, ít bị mệt mỏi hơn tuy nhiên lại không có nhiều sức mạnh. Ngược lại, khi đi bộ lên cầu thang, bạn cần các cơ co giật nhanh để tiến hành những chuyển động nhưng sẽ mệt mỏi nhanh hơn, dẫn đến thở hụt hơi.
  • Chưa khởi động: Khi bắt đầu leo cầu thang cũng là lúc chúng ta nhanh chóng chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang hoạt động thể chất mạnh mà hoàn toàn không khởi động trước. Do đó cơ thể cần phải làm việc nặng hơn để có nhiều oxy cung cấp đến các cơ chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Lúc này nhịp tim sẽ tăng lên và dẫn đến hiện tượng thở dốc, thở hụt hơi khi leo cầu thang.
Do không khởi động trước nên chúng ta rất dễ bị thở hụt hơi khi leo cầu thang
Do không khởi động trước nên chúng ta rất dễ bị thở hụt hơi khi leo cầu thang

Nguyên nhân bệnh lý

Nếu bạn bị hụt hơi khi leo cầu thang và khỏi ngay sau khi nghỉ ngơi thì đây cũng không phải vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu triệu chứng trên còn đi kèm với hiện tượng bất thường khác thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ. Bởi vì đây hoàn toàn có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang không tốt.

Tình trạng thở hụt hơi nếu khởi phát do nguyên nhân bệnh lý thường đi kèm các triệu chứng như sau:

  • Có cảm giác ngột ngạt hoặc ngạt thở.
  • Thở gấp.
  • Tức ngực.
  • Thở nhanh, nông.
  • Tim đập nhanh.
  • Thở khò khè.
  • Ho.

Hụt hơi khi leo cầu thang là dấu hiệu của bệnh gì?

Hầu hết các trường hợp khó thở, thở hụt hơi do leo cầu thang khỏi phát do các bệnh lý của phổi, tim, huyết áp và thiếu máu.

Bệnh phổi

Với thắc mắc khó thở kèm hụt hơi là dấu hiệu bệnh gì, thì các bệnh về phổi cũng là lời giải đáp thỏa đáng. Trong đó phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và bệnh viêm phổi.

Với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đường thở của người bệnh sẽ bị thu hẹp lại hoặc xảy ra hiện tượng co thắt dẫn tới tình trạng hụt hơi, khó thở tức ngực. Lúc này, triệu chứng khó thở, hụt hơi có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi và nhất là khi leo cầu thang hay vận động mạnh. Ngoài triệu chứng trên, khi bị viêm phổi, người bệnh còn đối mặt với hàng loạt các dấu hiệu khác như: Ho liên tục, ho có đờm, thở khò khè, nặng tức ngực.

Người mắc bệnh phổi thường xuyên có cảm giác khó thở, thở hụt hơi
Người mắc bệnh phổi thường xuyên có cảm giác khó thở, thở hụt hơi

Với bệnh viêm phổi, nguyên nhân gây khởi phát bệnh là do các loại virus, vi khuẩn xâm nhập, tấn công và gây nhiễm trùng phổi. Sau khi các tác nhân này đi được vào cơ thể khoảng từ vài ngày đến 1 tuần, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng bất thường, trong đó điển hình nhất là khó thở, thở hụt hơi.

Triệu chứng thở hụt hơi khi leo cầu thang thường do phổi bị viêm nhiễm khiến các túi khí ở phổi bị lấp đầy. Điều này làm cho đường thở sưng to và việc hô hấp trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, thở hụt hơi, bệnh nhân viêm phổi còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như: Ho, sốt, nôn mửa, bồn chồn, đau đầu, mệt mỏi, ăn không ngon,…

Bệnh về tim

Nếu cảm thấy hụt hơi sau khi leo cầu thang, bạn nên chú ý tới sức khỏe tim. Nguyên nhân thường do tắc nghẽn phổi dẫn đến khó thở – một trong những dấu hiệu rất phổ biến và là dấu hiệu sớm của suy tim.

Khi cơ tim trở nên yếu hơn sẽ không bơm máu hiệu quả. Điều này hoàn toàn có thể ảnh hưởng xấu đến các cơ quan quan trọng khác và chức năng của chúng. Trong đó, thận phản ứng bằng cách tích trữ dịch và muối trong cơ thể gây sưng phù tay, chân, mắt cá, bàn chân, phổi,….

Bên cạnh đó, khi tim bị giảm khả năng bơm máu thì cơ thể cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động hô hấp. Ngoài biểu hiện thở hụt hơi, khó thở, người bệnh còn dễ bị đau tức ngực, đau tim,… Các trường hợp này đều cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị sớm, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

Thiếu máu

Khó thở, thở hụt hơi thường xuyên khi vận động mạnh hoặc leo cầu thang là biểu hiện của bệnh gì? Câu trả lời cho thắc mắc này cũng có thể là do bệnh thiếu máu. Đây là bệnh lý xuất hiện phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là với những người có chu kỳ kinh nguyệt xảy ra.

Người bị thiếu máu dễ bị thở hụt hơi khi leo cầu thang hơn các đối tượng khác
Người bị thiếu máu dễ bị thở hụt hơi khi leo cầu thang hơn các đối tượng khác

Khi thiếu máu, người bệnh sẽ không có đủ tế bào hồng cầu mang oxy cho cơ thể. Điều này có thể khiến cơ thể cảm thấy khó thở, thở hụt hơi, yếu người, mệt mỏi và chóng mặt, nhất là khi leo cầu thang hay vận động mạnh.

Huyết áp thấp

Mặc dù ít phổ biến hơn bệnh huyết áp cao nhưng huyết áp thấp hoàn toàn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe đáng chú ý. Điển hình nhất chính là triệu chứng khó thở, thở hụt hơi khi leo cầu thang. Bên cạnh đó, bệnh cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng chóng mặt và ngất xỉu.

Cơn huyết áp thấp có thể khởi phát do mất nước, nhiễm trùng, mang thai hoặc do một số loại thuốc, bệnh lý gây ra. Để kiểm soát tốt tình trạng bệnh, tốt nhất, bạn có thể bổ sung các thực phẩm tốt như nho, hạnh nhân, thịt nạc, gan động vật. Bên cạnh đó việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng vô cùng cần thiết.

Cách khắc phục triệu chứng hụt hơi khi leo cầu thang

Để khắc phục triệu chứng thở hụt hơi khi leo cầu thang trước hết bạn cần tìm tới bác sĩ có chuyên môn để được thăm khám và tư vấn. Nếu hiện tượng này khởi phát do nguyên nhân bệnh lý thì tùy mức độ nặng, nhẹ của bệnh mà bạn có thể nhập viện hoặc điều trị tích cực tại nhà.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị chứng hụt hơi khi leo cầu thang thường bao gồm:

  • Phục hồi chức năng phổi

Nếu bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các vấn đề về phổi khác, người bệnh cần được chăm sóc bởi các bác sĩ chuyên khoa phổi. Có thể lúc này người bệnh cần thở oxy để hoặc tiến hành liệu trình “Phục hồi chức năng phổi”. Hiểu một cách đơn giản nhất thì đây chính là chương trình “tập thể dục cho phổi”. Theo đó các chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn về kỹ thuật thở nhằm giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn.

Việc phục hồi chức năng phổi là cần thiết nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về hồ hấp
Việc phục hồi chức năng phổi là cần thiết nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về hồ hấp
  • Phục hồi chức năng tim

Nếu nguyên nhân dẫn tới tình trạng thở hụt hơi khi leo cầu thang có liên quan đến tim mạch thì bạn cần phục hồi chức năng tim. Bởi lúc này, tim của bạn đã quá yếu, không thể bơm đủ lượng máu cần thiết để mang oxy cung cấp cho các bộ phận trong cơ thể. Việc phục hồi chức năng tim trong trường hợp này có thể giúp bạn kiểm soát hiệu quả chứng suy tim và các bệnh lý tim mạch khác. Trong những trường hợp suy tim nghiêm trọng, bác sĩ thường chỉ định bạn dùng máy bơm nhân tạo để thực hiện nhiệm vụ bơm máu thay cho tim bị suy yếu.

  • Thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý

Nếu đang thừa cân – béo phì và lười vận động bạn hãy hướng đến thực đơn ăn uống lành mạnh hơn và tập thể dục đều đặn. Đây đều là các biện pháp nhằm đưa cân nặng trở về giới hạn bình thường và giúp việc hô hấp trở nên dễ dàng hơn. Trong trường hợp bạn đang bị một bệnh lý mạn tính, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn kỹ càng về chế độ dinh dưỡng – vận động phù hợp.

Phòng tránh thở hụt hơi khi leo cầu thang bằng cách nào?

Để ngăn ngừa tình trạng khó thở, thở hụt hơi khi leo cầu thang, các chuyên gia bạn cần điều chỉnh lối sống và tập luyện các thói quen có lợi như:

  • Không hút thuốc lá: Thuốc lá chính là tác nhân chủ yếu gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe, trong đó có các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và các hóa chất độc hại: Sự ô nhiễm không khí hay các hóa chất độc hại cũng có thể là tác nhân dẫn đến các vấn đề về hô hấp. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tránh xa môi trường này và tập thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra đường để lọc các chất gây kích ứng phổi.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Việc sở hữu một cân nặng lý tưởng sẽ giúp bạn tránh được một số vấn đề sức khỏe ở đường hô hấp, tim mạch và huyết áp. Đây chính là những tác nhân thường làm khởi phát triệu chứng thở hụt hơi.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Việc thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề bất thường, nhất là bệnh liên quan đến tim mạch, hô hấp,..

Khó thở, thở hụt hơi khi leo cầu thang có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý liên quan đến phổi, huyết áp và tim mạch. Vì vậy nếu như bạn không may gặp phải tình trạng này thì cần đến ngay bệnh viện uy tín để thăm khám. Ngoài ra, việc xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống hợp lý cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về hô hấp một cách đáng kể.

BẠN ĐỌC QUAN TÂM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hụt Hơi Khi Hát Là Vì Sao Và Các Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất?

Hụt Hơi Khi Hát: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Như chúng ta cũng biết hơi thở là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc đảm bảo nội lực của giọng hát.…
Chia sẻ
Bỏ qua