Mụn Bọc Ở Cằm
Mụn bọc ở cằm không những gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và giao tiếp của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa căn bệnh này. Để giúp bạn đọc sớm lấy lại làn da như ý muốn.
Mụn bọc ở cằm là gì?
Mụn bọc ở cằm là những nốt mụn lớn, nổi gồ ghề trên cằm. Loại mụn này thường bắt đầu với những biểu hiện mẩn đỏ, sưng tấy, cứng và màu đỏ hồng. Khi chạm vào mụn bọc ở cằm, người bệnh sẽ cảm thấy nhức và ngứa dữ dội.
Theo các chuyên gia, loại mụn này có thể xảy ra ở rất nhiều người. Tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng nhưng mụn trứng cá bọc lại ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mụn bọc ở cằm. Trong đó, sự rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính khiến loại mụn này làm tổ trên da mặt cằm. Bởi đây là vị trí có tuyến mồ hôi và bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn cả.
Nguyên nhân gây ra loại mụn này
Cằm và các vùng quanh cằm là vị trí mụn bọc thường xuyên xuất hiện. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là bởi những yếu tố sau:
- Rối loạn Hormone: Sự thay đổi đột ngột nồng độ Hormone trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến mụn bọc xuất hiện ở cằm. Tình trạng này thường xảy ra nhiều tuổi độ dậy thì, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Trang điểm quá dày: So với các vùng da khác trên mặt thì cằm thường nhạy cảm hơn cả. Vì vậy thói quen trang điểm thường xuyên và quá dày sẽ cản trở quá trình bài tiết bã nhờn của tuyến da trên cằm. Cùng với việc trang điểm dày, tẩy trang không kỹ cũng sẽ khiến cặn bã trang điểm tích tụ vào sâu lỗ chân lông. Gây viêm nhiễm, sưng tấy và hình thành nên bọc mủ.
- Vệ sinh da không sạch sẽ: Cũng là nguyên nhân phổ biến gây mụn bọc ở cằm và nhiều vị trí khác trên khuôn mặt. Da mặt không sạch sẽ sẽ khiến dầu thừa, bã nhờn và bụi bẩn tích tụ vào các nang lông. Lâu ngày sẽ tạo môi trường thuận lợi để các hại khuẩn sinh sôi và phát triển.
- Ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt: Các chuyên gia cho biết, chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng có thể là nguyên nhân gây ra mụn bọc ở cằm. Bởi nó có có tác động đến sự thay đổi nội tiết tố, khiến Progesterone tăng nhẹ. Điều này có thể làm làn da của một số chị em đẹp lên nhưng đa phần là tác nhân gây nổi mụn ở cằm.
- Căng thẳng kéo dài: Stress, căng thẳng kéo dài cũng sẽ khiến làn da của bạn trở nên xấu hơn. Nguyên nhân là bởi chúng tác động đến các hoạt động của lớp biểu bì trong da, khiến da nhạy cảm và dễ nổi mụn hơn.
- Ăn uống thiếu khoa học: Ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn sẽ khiến nguy cơ nổi mụn bọc ở cằm nhiều hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, thói quen làm việc quá sức, thường xuyên thức khuya, tiêu thụ rượu, bia, thuốc lá cũng là tác nhân khiến loại mụn này xuất hiện.
- Sử dụng mỹ phẩm: Việc sử dụng những loại mỹ phẩm không có nguồn gốc rõ ràng. Hoặc lạm dụng những loại kem dưỡng, sản phẩm làm đẹp không hợp với da cũng sẽ khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Chính vì thế, các hại khuẩn, nấm mốc sẽ có điều kiện xâm nhập và làm ổ trong nang lông.
Mụn bọc ở cằm có thực sự nguy hiểm?
Như đã đề cập ở trên so với các loại mụn khác thì mụn bọc ở cằm là một thể nặng. Vì vậy mức độ ảnh hưởng và nghiêm trọng của nó cũng sẽ nhiều hơn. Đặc biệt là khi các nốt mụn không được kiểm soát và có dấu hiệu viêm nhiễm, sưng to. Theo đó, mụn bọc sẽ đem đến cơn đau nhức nhối và khó chịu cho người bệnh.
Loại mụn này cũng rất dễ để lại sẹo sau quá trình điều trị, gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp.Đặc biệt nếu mụn bọc bị vỡ mà không được xử lý kịp thời thì vùng da cằm có thể sẽ bị nhiễm trùng, sưng đỏ. Và dễ phát sinh biến chứng mụn viêm nang. Đây là dạng mụn trứng cá khó điều trị dứt điểm đồng thời tốn rất nhiều tiền bạc cũng như thời gian và công sức.
Ngoài những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài thì mụn bọc ở cằm có khiến người bệnh luôn tự ti, mặc cảm về sự xấu xí mà các nốt mụn gây ra. Từ đó khiến không ít người bệnh bị stress, lo âu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Có nên nặn mụn bọc ở cằm không? Lưu ý khi nặn?
Theo các bác sĩ da liễu, mụn bọc ở cằm có thể nặn. Tuy nhiên nếu nặn không đúng cách, đúng thời điểm thì có thể ra rất nhiều rủi ro.Theo đó, người bệnh không nên nặn mụn khi chúng chưa chín cồi, se miệng và đẩy hết nhân mụn lên trên bề mặt da.Việc cố nặn mụn khi chúng còn ở sâu dưới lỗ chân lông sẽ khiến gia tăng nguy cơ để lại thâm sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.Ngoài ra việc nặn mụn bọc ở cằm còn phải được tiến hành đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Các bước xử lý mụn bọc ở cằm gồm:
- Làm sạch da mặt: Người bệnh nên tẩy trang và dùng sữa rửa mặt để loại bỏ hết bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết đang bít tắc ở lỗ chân lông. Nên lựa chọn những sản phẩm có tính tẩy rửa nhẹ, phù hợp với làn da nhạy cảm.
- Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn: Trước khi nặn mụn, người bệnh cần phải làm sạch tay và dụng cụ nặn mụn bằng cồn y tế, nước oxy già hoặc các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng khác.
- Xông hơi da mặt: Việc làm này sẽ giúp lỗ chân lông mở to, giảm cảm giác đau đớn trong quá trình nặn. Tuy nhiên khi xông hơi cho mặt, người bệnh nên để nhiệt độ thích hợp khoảng 40 độ C để tránh làm tổn thương đến da.
- Chích và nặn mụn: Sử dụng kim tiệt trùng nhẹ nhàng rạch đầu mụn. Ấn nhẹ từ mọi phía, đảm bảo dồn lực về phía trung tâm nhân mụn, nặn hết mủ và máu, tránh để lại sẹo.
- Chăm sóc da mặt: Sau khi nặn mụn bọc, người bệnh nên sử dụng các loại mặt nạ có thành phần kháng khuẩn để bảo vệ da và hỗ trợ phục hồi tổn thương.
Cách trị mụn bọc ở cằm hiệu quả và an toàn hiện nay
Làm sao để hết mụn bọc ở cằm là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh quan tâm. Tùy vào tình trạng của mụn mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh phương pháp điều trị khác nhau như dùng thuốc, áp dụng công nghệ cao, sử dụng liệu pháp thiên nhiên,...
Trị mụn bọc ở cằm theo Tây y
Đa số những trường hợp bị mụn bọc ở cằm đều được khuyến cáo là nên sử dụng thuốc. Đây được coi là giải pháp nhanh chóng và đơn giản nhất. Bởi các loại thuốc Tây sẽ giúp khắc phục tình trạng viêm nhiễm, sưng đỏ rất tốt. Từ đó giúp se cồi và loại bỏ nhân mụn hiệu quả.Một số loại thuốc Tây thường được chỉ định để điều trị mụn bọc ở cằm gồm:
Thuốc bôi tại chỗ:
- Retinoid: Đây là loại thuốc quen thuộc thường được chỉ định để trị mụn bọc ở cằm. Tác dụng của loại thuốc này là loại bỏ bã nhờn, tẩy tế bào chết và làm sạch lỗ chân lông.
- Benzoyl Peroxide, Salicylic Acid: Nhờ tác dụng loại bỏ dầu thừa, tẩy tế bào chết ở mức độ nhẹ các loại thuốc này cũng thường được kê đơn để chữa mụn bọc ở cằm.
- Kháng sinh tại chỗ: Một số loại kháng sinh tại chỗ như erythromycin, clindamycin, sulfacetamide có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn rất tốt.
Kháng sinh đường uống:
- Bên cạnh loại thuốc bôi, các bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định cho người bệnh các loại kháng sinh đường uống để làm chậm sự phát triển của các hại khuẩn gây mụn.
- Trong đó Doxycycline và Minocycline là 2 loại thuốc được dùng thông dụng hơn cả cho trường hợp bị mụn bọc ở cằm.
- Tuy nhiên nhóm thuốc này tuyệt đối không được dùng cho trẻ nhỏ dưới 9 tuổi và phụ nữ đang mang thai.
- Quá trình dùng cần đặc biệt lưu ý bởi những tác dụng phụ mà thuốc mang đến khá nghiêm trọng.
Isotretinoin đường uống:
- Isotretinoin là loại thuốc uống có đáp ứng tốt với những trường hợp mụn bọc ở cằm nghiêm trọng.
- Thuốc thường được chỉ định từ 1-2 lần/ ngày, dùng sau bữa ăn khoảng 30 phút.
- Tuy nhiên do có nhiều tác dụng phụ cho thận, dạ dày mà loại thuốc này chỉ được khuyên dùng trong khoảng 20 tuần.
Cách chữa mụn bọc ở cằm Đông y
Theo Đông y, mụn bọc ở cằm xuất hiện là do phủ tạng hoạt động kém, chức năng bài tiết của gan, thận bị ảnh hưởng. Lâu ngày khiến độc tố tích tụ trong da và sinh ra mụn.Do đó, các bài thuốc Đông y trị mụn ở cằm thường bắt nguồn từ việc loại bỏ nguyên nhân gây mụn từ sâu bên trong. Lấy việc cải thiện chức năng tạng phủ, tăng cường lưu thông khí huyết làm gốc của mọi vấn đề.Các bài thuốc Đông y khá an toàn, lành tính bởi phần lớn các dược liệu có nguồn gốc tự nhiên, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên sử dụng các bài thuốc Đông y lại cần thời gian điều trị lâu dài. Kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý mới có khả năng phục hồi nhanh.Một số bài thuốc Đông y trị mụn bọc ở cằm nhanh nhất mà người bệnh có thể tham khảo là:
- Bài thuốc 1: Sử dụng Hoàng bá, bạch bì, thượng thảo, đẳng sâm, cam thảo, nhót tây sắc với 500ml nước. Sau khi nước cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp, chắt nước uống làm 3 lần trong ngày.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị đại hoàng, trích đởm chi, hoàng cầm, vang nhuộm, kim ngân hoa, mã thuật sắc với 1 lít nước cho đến khi cô đặc thành cao lỏng. Dùng bông gòn thấm cao thuốc, thoa lên vùng da có mụn bọc. Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày để da hết mụn và láng mịn hơn.
Cách trị mụn bọc ở cằm tại nhà
Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể sử dụng một số giải pháp tự nhiên tại nhà để hỗ trợ khắc phục tình trạng mụn bọc ở cằm nhanh chóng. Đây đều là những cách làm đơn giản, dễ thực hiện và đặc biệt là lành tính, tiết kiệm.Dưới đây là một mẹo trị mụn bọc ở cằm người bệnh có thể tham khảo và áp dụng.
Cách chữa trị mụn bọc ở cằm bằng mật ong
Mật ong chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho quá trình làm đẹp và phục hồi làn da. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trong mật ong có chứa rất nhiều hoạt chất chống oxy hóa, hỗ trợ kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Bởi vậy dùng mật ong để trị mụn bọc tại nhà là cách làm phổ biến, được nhiều người áp dụng nhất hiện nay.Cách thực hiện:
- Lấy một ít mật ong nguyên chất, trộn đều với vài giọt nước cốt chanh để tạo thành phức hợp đặc nhuyễn.
- Rửa sạch mặt với nước, sau đó dùng khăn bông thấm khô nhẹ nhàng.
- Thao một lớp hỗn hợp mật ong với nước cốt chanh lên những nốt mụn bọc ở cằm. Ủ mặt trong khoảng 15 phút kết hợp với massage nhẹ nhàng.
- Rửa sạch mặt lại với nước ấm và thực hiện các bước dưỡng da bình thường.
- Áp dụng đều đặn 2-3 lần/ tuần để đẩy lùi mụn bọc hiệu quả.
- Đặc biệt với làn da nhanh cảm, người bệnh có thể chỉ cần sử dụng mật ong, không cần thêm nước cốt chanh.
Dùng tỏi
Được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, tỏi rất tốt cho quá trình trị mụn bọc ở cằm. Nguyên liệu này không những giúp làm sạch bã nhờn trên da, tiêu diệt các vi khuẩn ẩn nấp sâu trong nang lông mà còn hỗ trợ giảm sưng viêm rất tốt. Bên cạnh đó, tỏi còn được biết đến là dược liệu tăng lưu thông khí huyết, thúc đẩy tái tạo tế bào da hiệu quả.Cách thực hiện:
- Lấy 2-3 tép tỏi tươi, bóc vỏ, rửa thật sạch với nước.
- Xay hoặc giã nhuyễn tỏi để chắt lấy nước cốt.
- Pha thêm 1-2 giọt nước lọc để giảm tính nóng của tỏi.
- Sau khi vệ sinh da mặt sạch sẽ thì dùng tỏi bôi lên vùng da bị mụn ở cằm khoảng 10-15 phút.
- Rửa sạch mặt lại với nước ấm và thực hiện các bước dưỡng ẩm như thường ngày.
- Thực hiện 2-3 lần/ tuần, người bệnh sẽ thấy tình trạng mụn bọc ở cằm giảm rõ rệt.
Sử dụng nghệ
Là nguyên liệu làm đẹp quen thuộc của nhiều chị em Việt. Nghệ có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và làm sạch da rất tốt. Bên cạnh đó, nhờ chứa curcumin nên nghệ còn giúp tái tạo, phục hồi tổn thương và ngăn ngừa hình thành thâm sẹo hiệu quả.Cách thực hiện:
- Lấy một ít nghệ tươi, gọt vỏ rồi đem xay nhuyễn.
- Rửa mặt sạch với nước,sau đó đắp bã nghệ vừa xay lên vùng da bị mụn.
- Để nguyên mặt trong khoảng 20 phút, kết hợp massage để nghệ thẩm thấu vào sâu trong da.
- Rửa mặt lại với nước ấm, thực hiện tuần 3-4 lần để đẩy mụn hiệu quả.
Công nghệ cao
Đối với những trường hợp mụn bọc nặng, người bệnh có thể cân nhắc và lựa chọn phương pháp điều trị công nghệ cao. Giải pháp này sẽ giúp rút ngắn thời gian phục hồi và hỗ trợ quá trình tái tạo thâm sẹo sau mụn một cách hiệu quả.Tuy nhiên chi phí của phương pháp này khá đắt đỏ và không phải ai cũng có thể sử dụng. Mặt khác chúng cũng tiềm ẩn nguy cơ tái phát sau một thời gian điều trị. Do đó, người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng.Các phương pháp trị mụn bọc ở cằm bằng công nghệ cao bao gồm:
- Oxy Led: Cơ chế của phương pháp này là tập trung loại bỏ sạch cặn bẩn bên trong lỗ chân lông. Kết hợp với ánh sáng sinh học đa sắc để phá hủy kết cấu của các nhân mụn cứng đầu. Oxy Led còn giúp bổ sung Collagen và oxy tươi để tái sinh và phục hồi da nhanh chóng.
- IPL: Là công nghệ sử dụng xung động ánh sáng và bước sóng lớn để điều trị mụn bọc và thâm sẹo hiệu quả. Phương pháp này không gây đau và tổn thương cho người bệnh nên rất được nhiều người lựa chọn.
- Nanon skin: Là công nghệ tái sinh da bằng việc sử dụng các tinh chất cao cấp để cấp nước, giảm thâm, trị mụn sưng viêm nhanh chóng.
Để đảm bảo an toàn, cách tốt nhất khi sử dụng các công nghệ cao này là tìm đến những cơ sở thẩm mỹ, spa làm đẹp uy tín.
Mụn bọc ở cằm nên ăn gì, kiêng gì?
Ăn uống dù không có tác dụng trực tiếp điều trị mụn nhưng lại thúc đẩy quá trình hấp thụ thuốc của tế bào da. Do đó ăn gì, kiêng gì khi bị mụn bọc ở cằm cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Cụ thể:
Thực phẩm nên ăn
- Người bệnh nên tăng cường bổ sung rau xanh và các hoa quả giàu chất xơ, vitamin C, A, B để hỗ trợ giảm viêm sưng hiệu quả.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm như hải sản, ngũ cốc, hàu, nấm để quá trình tiêu viêm, khô côi được diễn ra nhanh chóng.
- Các thực phẩm chứa Probiotic như sữa chua, tảo vi, kim chi,... cũng rất cần thiết cho người bị mụn bọc ở cằm.
Thực phẩm nên kiêng
Bên cạnh những loại thực phẩm vàng cho làn da mụn thì những thực phẩm dưới đây được coi là kẻ thù của những nốt mụn bọc ở cằm.
- Sữa bò và các chế phẩm từ sữa sẽ khiến cơn đau nhức trở nên dữ dội hơn.
- Những thực phẩm cay nóng như sa tế, mù tạt, ớt cũng sẽ làm mụn bọc ở cằm mọc nhiều hơn.
- Đồ ăn nhanh, giàu đường sẽ khiến viêm nhiễm và làm các nốt mụn sưng to hơn.
- Ngoài ra quá trình điều trị mụn bọc ở cằm người bệnh còn cần tuyệt đối tránh xa những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...
Cách phòng ngừa mụn tái phát hiệu quả?
Ngoài việc áp dụng các cách điều trị mụn bọc ở cằm như trên, người bệnh cũng cần thực hiện một số biện pháp ngăn ngừa mụn tái phát như sau:
- Chăm sóc da mặt đúng cách: Bởi đây là bước quan trọng tiền để giúp da thẩm thấu toàn bộ dưỡng chất trị mụn phía sau. Do vậy đừng quên tẩy da chết 1 tuần/ lần và sử dụng sữa rửa mặt lành tính mỗi ngày.
- Sinh hoạt lành mạnh: Người bị mụn bọc ở cằm nên từ bỏ thói quen thức khuya, làm việc quá sức stress kéo dài. Tự tập cho mình việc đi ngủ sớm, thư giãn tinh thần, làm việc điều độ.
- Bảo vệ da khi ra ngoài: Da bị mụn bọc rất dễ bị tổn thương. Do đó khi đi ra ngoài, người bệnh nên che chắn cẩn thận, kết hợp với việc dùng kem chống nắng thường xuyên.
- Nặn mụn: Tuyệt đối tự ý nặn mụn khi chưa chín nhân. Bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng đến các tế bào xung quanh và làm cho mụn trở lên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
- Sờ mụn: Không chạm tay nên các nốt mụn bọc ở cằm. Vì sẽ khiến chúng khó lành và gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn.
- Lựa chọn mỹ phẩm: Cẩn trọng trong việc lựa chọn mỹ phẩm chăm sóc da và trang điểm. Cách tốt nhất là khi đang bị mụn bọc, bạn nên tránh trang điểm nếu mụn chưa khỏi.
- Đi gặp bác sĩ: Nếu tình trạng mụn bọc ở cằm không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí còn tiến triển nặng hơn theo thời gian. Người bệnh nên nhanh chóng đi khám và chữa trị tại các cơ sở da liễu uy tín.
- Uống nước: Bổ sung đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày để quá trình thải độc của da không bị ảnh hưởng, ngăn chặn tối đa nguy cơ bị mụn trứng cá.
Mụn bọc ở cằm hoàn toàn có thể chữa khỏi nên người bệnh không cần quá lo lắng. Nhưng để đảm bảo an toàn, người bệnh nên chủ động đến gặp các bác sĩ da liễu để thăm khám, chẩn đoán và chính xác tình trạng mụn. Từ đó các bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp cho từng người.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!