Sưng Nướu Răng Khôn
Sưng nướu răng khôn thường kèm theo cảm giác đau nhức gây khó khăn trong việc ăn uống và sinh hoạt thường ngày. Không những thế, tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách điều trị phù hợp khi bị viêm sưng vùng nướu lợi khi mọc răng khôn.
Hiện tượng sưng nướu răng khôn là gì? Dấu hiệu nhận biết cụ thể
Sưng nướu răng khôn là hiện tượng vùng lợi ở góc hàm trong cùng bị sưng đỏ kèm theo các cơn đau nhức do răng khôn đang mọc. Răng khôn còn được gọi là răng số 8 mọc ở độ tuổi 18 - 25, một số người sẽ mọc muộn hơn. Khi răng khôn mọc sẽ đội lợi để trồi lên gây cho người bệnh những cơn đau nhức âm ỉ, lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi răng thoát được ra ngoài.
Một số dấu hiệu nhận biết sưng nướu răng khôn:
- Nướu đỏ, sưng to lên, mà ngoài bị sưng và có cảm giác ấm ấm khi sờ vào.
- Khi răng mới hình thành, người bệnh có cảm giác đau âm ỉ 1 - 2 ngày sau đó cơn đau tự biến mất. Càng về sau, khi răng nhú càng cao cơn đau dữ dội hơn kèm theo biểu hiện sưng đỏ ở mô lợi.
- Khi nhai thức ăn, cơn đau trở nên trầm trọng hơn, thậm chí khó khó khăn khi há miệng.
- Mô lợi vùng răng khôn mọc bị sưng có thể có ổ mủ viêm xuất hiện, mủ màu trắng sữa kèm theo mùi hôi khó chịu.
- Một số trường hợp khi bị viêm nướu răng khôn sẽ sốt nhẹ.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng sưng nướu răng khôn
Sưng nướu là triệu chứng thường gặp khi mọc răng khôn, vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng sưng nướu. Các chuyên gia đầu ngành răng hàm mặt cho biết, nướu lợi bị sưng khi mọc răng khôn có thể là do các nguyên nhân dưới đây:
- Khung hàm nhỏ: Răng khôn là răng mọc cuối cùng trên cung hàm khi các răng khác đã ổn định vị trí. Nếu cung hàm quá nhỏ, răng không không có chỗ nên mọc chen chúc, có thể ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
- Kích thước răng khôn quá lớn: Răng khôn kích thước lớn hơn các răng khác, khi mọc không lên hết được bị ẩn dưới nướu gây nên tình trạng sưng và đau nhức.
- Viêm nướu: Răng khôn nằm sâu bên trong nên rất khó vệ sinh, thức ăn bám lại lâu ngày gây viêm và sưng nướu răng khôn.
- Nướu bị kích ứng: Khi nhai thức ăn, răng hàm trên có thể cắn vào phần lợi của răng khôn hàm dưới gây kích ứng viêm và sưng đau.
Mức độ nguy hiểm và một số biến chứng của bệnh
Nhiều người thắc mắc bị sưng nướu răng khôn có nguy hiểm không? Sưng nướu răng cùng để lâu ngày khiến người bệnh khó chịu vì các cơn đau dai dẳng, hơi thở có mùi khó chịu và khó khăn trong ăn uống. Không những thế, nếu không được khắc phục kịp thời sưng viêm nướu răng khôn sẽ chuyển sang viêm răng khôn và nhiều biến chứng nguy hiểm khác, cụ thể:
- Các cơn đau nhức kéo dài khiến người bệnh ăn uống không ngon miệng, cơ thể thiếu dưỡng chất dẫn đến suy nhược.
- Ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, nhiều người bị mất ngủ, thường xuyên lo lắng, cáu bẳn
- Nướu răng bị sưng tấy, viêm nhiễm lâu ngày tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập sang các răng khác gây sâu răng.
- Sưng nướu răng khôn nếu không khắc phục kịp thời có thể gây nhiễm khuẩn khoang miệng, áp xe răng, nhiễm trùng máu.
Phương pháp cải thiện và điều trị sưng nướu răng khôn hiệu quả
Để đảm bảo sức khỏe răng miệng, tốt nhất khi bị sưng viêm nướu răng trong cùng, người bệnh nên thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng ngay tại nhà sau đó tới gặp bác sĩ để thăm khám và hướng dẫn điều trị. Tùy vào tình trạng cụ thể, người bệnh sẽ được tư vấn điều trị tại nhà hoặc điều trị nha khoa.
Khắc phục sưng nướu răng khôn bằng mẹo dân gian
Trường hợp chưa có điều kiện tới gặp nha sĩ người bệnh có thể vệ sinh răng miệng tại nhà bằng nước muối ấm 2 - 3 lần/ngày.
Cùng với đó, áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây sẽ giúp làm giảm đau, giảm sưng nướu nhanh chóng:
- Chườm nóng và lạnh: Sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh, chườm trực tiếp vùng má nơi có nướu răng bị sưng, mỗi lần chườm 10 phút, thực hiện 2 - 3 lần luân phiên nóng lạnh cho đến khi cơn đau thuyên giảm.
- Nha đam: Trong nha đam có chứa một số thành phần kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm nướu răng. Người bệnh lấy gel bên trong là nha đam bôi trực tiếp lên vùng nướu bị sưng và xoa nhẹ nhàng. Mỗi ngày thực hiện 3 - 5 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Tinh bột nghệ: Trong tinh bột nghệ có chứa Curcumin có tác dụng làm giảm đau và tiêu diệt vi khuẩn khoang miệng. Khi bị sưng nướu răng, người bệnh lấy bột nghệ tươi trộn đều với mật ong hoặc nước sạch, đắp lên vùng nướu sưng trong khoảng 3 - 5 phút, súc miệng bằng nước sạch.
Điều trị sưng nướu răng khôn bằng các biện pháp nha khoa
Những mẹo dân gian chỉ có tác dụng làm giảm đau nhức tạm thời và không triệt để. Nếu tình trạng đau nhức xảy ra liên tục, người bệnh cần đến gặp nha sĩ để chụp phim và xác định nguyên nhân cụ thể, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những cách khắc phục phù hợp.
Một số phương pháp khắc phục viêm nướu răng cùng hiệu quả gồm có:
- Kiểm soát cơn đau tạm thời: Khi nướu chỉ bị sưng nhẹ, bác sĩ sẽ làm sạch mô nướu quanh răng, loại bỏ cao răng. Nếu nướu răng bị viêm và đã hình thành túi mủ bác sĩ sẽ lấy cao răng, hút túi mủ để loại bỏ ổ viêm, vi khuẩn. Ngoài ra, người bệnh có thể cần sử dụng thêm một số thuốc kháng sinh kê đơn để giảm đau và tránh bị nhiễm trùng.
- Loại bỏ mô nướu răng khôn: Nếu phần nướu răng khôn bị sưng hoặc viêm nhiễm, bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu để tách bỏ phần nướu bị viêm, tránh lây lan rộng sang các răng bên cạnh.
- Tách nướu: Nếu răng khôn mọc thẳng nhưng chưa nhú hoặc mới nhú một phần, bác sĩ sẽ tách nướu để răng mọc dễ dàng hơn.
- Cắt lợi trùm răng khôn: Trường hợp răng khôn mọc thẳng nhưng bị lợi trùm khiến răng không trồi hết lên được, bác sĩ sẽ gây tê rồi cắt lợi trùm trên răng. Sau khi cắt lợi trùm, người bệnh cần sử dụng thêm thuốc kháng sinh, hạ sốt để tránh nhiễm trùng.
- Nhổ răng: Những trường hợp bị sưng nướu do răng mọc lệch, răng nằm ngang hoặc mọc quá sâu bên trong, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để đảm bảo an toàn cho các răng còn lại và hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm về sau.
Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cho người bệnh
Chế độ ăn uống và thói quen vệ sinh răng miệng thường ngày có tác động rất lớn tới quá trình hồi phục và hiệu quả điều trị sưng nướu răng khôn. Chính vì vậy, trước, trong và sau khi điều trị, người bệnh cần lưu ý:
- Nên sử dụng các thức ăn mềm dễ nuốt để làm giảm áp lực khi nhai lên vùng nướu tổn thương.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá… các loại rau chứa nhiều chất xơ (bông cải, rau bina) để cơ thể không bị thiếu hụt dinh dưỡng.
- Tăng cường uống nước ép hoa quả để bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Không nên ăn các loại thực phẩm kích thích sưng viêm như thịt gà, cơm nếp, rau muống, đồ ăn cay nóng.
- Hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn, chất kích thích, caffeine…
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch vệ sinh răng miệng để loại bỏ vi khuẩn.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng răng khôn và kịp thời xử lý khi có phát sinh.
Đừng để những triệu chứng khó chịu của sưng nướu răng khôn gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và đời sống tinh thần của bạn. Tốt nhất khi mới bị sưng đau bạn nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để tránh phải đối mặt với các cơn đau nhức và không làm ảnh hưởng tới các răng còn lại. Ngoài ra, để phòng ngừa tối đa nguy cơ mắc sưng nướu răng khôn, các chuyên gia cũng khuyến khích người dùng chủ động tìm hiểu và sử dụng Bộ sản phẩm Nha Chu Tán.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!