Viêm Lợi Có Ăn Được Thịt Gà Không? Bệnh Nhân Nên Ăn Và Kiêng Gì?

Khi bị viêm lợi, nhiều người lựa chọn kiêng ăn thịt gà. Nhưng một số khác lại cho rằng ăn thịt gà sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm. Vậy thực chất, bị viêm lợi có ăn được thịt gà không? Trong bài viết dưới đây, Dr Vitamin sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Viêm lợi có ăn được thịt gà không? Nên ăn như thế nào?

Bệnh viêm lợi hay còn gọi là bệnh viêm nướu, là tình trạng phần mô mềm quanh răng bị nhiễm trùng. Viêm lợi lâu ngày có thể dẫn tới các biến chứng như chảy máu chân răng, áp xe răng, răng bị rụng,… Do đó, người bị viêm lợi cần chú ý chăm sóc răng miệng cẩn thận.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa viêm lợi trở nặng, đồng thời góp phần cải thiện triệu chứng đau sưng, hỗ trợ điều trị. Trong đó, thịt gà là món ăn quen thuộc với nhiều người, nhưng nhiều bệnh nhân bị viêm lợi cảm thấy đau nhức, khó chịu sau khi ăn.

Nhiều bệnh nhân bị viêm lợi cảm thấy đau nhức, khó chịu sau khi ăn thịt gà
Nhiều bệnh nhân bị viêm lợi cảm thấy đau nhức, khó chịu sau khi ăn thịt gà

Điều này dẫn đến một thắc mắc của nhiều người: Liệu bị viêm lợi có ăn được thịt gà không?

Chuyên gia giải đáp: Viêm lợi có ăn được thịt gà không?

Theo các chuyên gia, thịt gà là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thịt gà cung cấp đạm, protein cùng các khoáng chất giúp người bệnh tăng cường sức khỏe.

Ngoài ra, trong thịt gà rất giàu vitamin K. Người bị viêm lợi nếu thiếu vitamin K sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, tế bào nướu hồi phục lâu hơn dễ xảy ra tình trạng chảy máu chân răng. Do đó, người bị viêm nướu lợi hoàn toàn có thể ăn thịt gà mà không cần kiêng khem.

Vậy viêm lợi có ăn được thịt gà không? Câu trả lời là CÓ. Bạn nên bổ sung thịt gà trong thực đơn ăn uống hàng ngày vì đây là món ăn rất giàu dinh dưỡng.

Vì sao bệnh nhân bị viêm lợi cảm thấy đau nhức sau khi ăn thịt gà?

Một số người nói rằng khi bị viêm lợi, ăn thịt gà khiến họ cảm thấy đau nhức vùng lợi và chân răng hơn. Lý giải cho điều này, các nha sĩ giải thích rằng: Đặc tính của thịt gà là loại thực phẩm dai và có tính bám dính cao.

Vì vậy, khi ăn, thịt gà rất dễ bị dắt trong kẽ răng khiến người bệnh bị viêm lợi cảm thấy đau đớn. Đặc biệt nếu để phần thức ăn đó tồn tại lâu ngày trong miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Các mảng bám sẽ hình thành trên bề mặt răng, từ đó khiến cơn đau nhức sâu hơn và bệnh viêm nướu ngày càng trầm trọng. Nguy hiểm có thể dẫn tới bệnh sâu răng, viêm quanh cuống răng, viêm tủy,…

Theo đó, những thành phần có trong thịt gà không gây ra tình trạng lợi nướu bị sưng viêm mà chỉ là yếu tố tác động tự nhiên chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được. Việc kiêng ăn thịt gà tuyệt đối sẽ khiến cơ thể thiếu hụt những dưỡng chất quan trọng.

Vậy viêm lợi có ăn được thịt gà không? Câu trả lời là CÓ
Vậy viêm lợi có ăn được thịt gà không? Câu trả lời là CÓ

Như vậy, theo các chuyên gia, về câu hỏi “viêm lợi có ăn được thịt gà không?”, câu trả lời là có thể ăn bình thường. Tuy nhiên, hãy chú ý ăn thịt gà ở mức độ vừa đủ, nhai kỹ khi ăn và vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn. Đây cũng chính là nguyên tắc bạn cần nhớ khi ăn những thực phẩm dai, cứng để phòng tránh các bệnh liên quan đến răng miệng.

Lời khuyên phòng ngừa và cải thiện bệnh cho người bị viêm lợi

Chế độ dinh dưỡng phù hợp rất quan trọng đối với người bị viêm lợi. Hãy tìm hiểu những thực phẩm người bệnh viêm nướu lợi nên và không nên ăn trong phần dưới đây:

Người bị viêm nướu lợi nên ăn và kiêng gì?
Người bị viêm nướu lợi nên ăn và kiêng gì?

Những thực phẩm người bị viêm nướu lợi nên ăn

Người bị viêm nướu lợi chắc chắn sẽ cảm thấy rất khó chịu và chán ăn. Tuy nhiên, việc bổ sung các thực phẩm cần thiết sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm và bệnh chóng khỏi. Các thực phẩm người bị viêm lợi nên ăn đó là:

  • Rau củ quả: Nhóm thực phẩm giàu chất xơ hỗ trợ làm sạch khoang miệng, tăng cường hoạt động tiết nước bọt giúp làm sạch răng, nướu. Người bị viêm nướu lợi nên ăn bông cải, súp lơ, cà rốt, cần tây,…
  • Trái cây có vị chua: Các loại trái cây như cam, quýt, chanh, bưởi,.. bổ sung vitamin C cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn có hại.
  • Mật ong: Mật ong có khả năng kháng khuẩn và khử trùng rất tốt. Uống mật ong pha chanh vào buổi sáng sẽ giúp cải thiện tình trạng lợi bị sưng đau.
  • Trà xanh: Catechins trong trà xanh có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm lợi và hôi miệng hiệu quả.
  • Nước chanh: Uống nước chanh để giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ. Đồng thời, hạn chế tình trạng viêm lợi tiến triển nặng hơn và loại trừ hôi miệng rất tốt.
  • Tỏi và gừng: Nhóm gia vị này có công dụng sát trùng, kháng khuẩn và chống viêm nhiễm. Bạn có thể sử dụng bằng cách bổ sung vào các món ăn hàng ngày hoặc giã nát rồi đắp lên vùng nướu bị sưng để giảm sưng và giảm đau.
  • Thực phẩm giàu axit Lactic: Công dụng của nhóm thực phẩm này là giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đồng thời ức chế vi khuẩn gây viêm lợi phát triển. Người bệnh viêm lợi có thể bổ sung các thực phẩm như sữa chua, bánh mì, sữa bò tươi,…
  • Thực phẩm giàu Omega-3s: Nhóm thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các vi khuẩn gây viêm nhiễm. Bạn có thể bổ sung Omega-3s thông qua việc hấp thụ các thực phẩm như cá hồi, thịt bò,…
Thực phẩm giàu Omega-3s tốt cho người bị viêm lợi
Thực phẩm giàu Omega-3s tốt cho người bị viêm lợi

Những thực phẩm nên tránh ăn khi bị viêm lợi

Khi bị viêm lợi, người bệnh không nên ăn những thực phẩm sau:

  • Thức ăn cay, nóng như ớt, tiêu, đồ chiên rán,…
  • Thực phẩm quá lạnh như kem lạnh, nước đá, đá bào,…
  • Thức ăn nhiều tinh bột, đường như bánh kẹo ngọt, socola,…
  • Nước uống có ga như nước ngọt, nước khoáng có ga, soda,…
  • Các chất kích thích không tốt cho sức khỏe như bia, rượu, thuốc lá,…
  • Cà chua: Đây là thực phẩm giàu axit nên sẽ khiến cơn đau nhức do viêm lợi trở nên trầm trọng hơn.
Đồ ăn cay, nóng không tốt cho người bị viêm lợi
Đồ ăn cay, nóng không tốt cho người bị viêm lợi

Lưu ý cách phòng ngừa, chăm sóc và điều trị viêm lợi

Để bệnh viêm lợi không trở nặng, người bệnh cần đặc biệt chú ý chăm sóc răng miệng cẩn thận. Điều này vừa giúp việc điều trị bệnh được thuận lợi, vừa giúp người chưa bị viêm lợi phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hãy tham khảo một số phương pháp chăm sóc răng miệng sau:

  • Dùng chỉ nha khoa và chải răng sau mỗi bữa ăn để làm sạch mảng bám trên răng. Chú ý lựa chọn bàn chải lông mềm, đầu tròn để tránh gây tổn thương nướu lợi.
  • Thuốc đánh răng nên chọn loại có chứa flo và có độ xút nhẹ.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý, nước trà xanh hoặc nước súc miệng trị viêm lợi để loại bỏ hoàn toàn những vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng. Đồng thời giữ cho môi trường miệng được thơm tho.
  • Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày, tránh tình trạng để miệng bị khô.
  • Đối với trẻ nhỏ, ba mẹ cần hướng dẫn con cách vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách. Với trẻ nhỏ từ 6 tuổi trở xuống, ba mẹ nên theo dõi quá trình đánh răng của con.
  • Khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm nướu lợi như đau nhức nướu, nướu chuyển sang màu đỏ sẫm, sưng lợi chảy máu chân răng,… bạn nên tới gặp nha sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị kịp thời.
  • Bạn cũng nên hình thành thói quen đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần để phát hiện sớm các bệnh về răng miệng, đồng thời được vệ sinh răng miệng một cách chuyên nghiệp.
Bạn nên đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần
Bạn nên đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Viêm lợi có ăn được thịt gà không?” một cách cụ thể và chi tiết. Viêm lợi không phải căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu bạn chủ quan trong quá trình điều trị có thể sẽ gây ra những biến chứng không lường, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để việc chữa trị đạt hiệu quả, bạn cần ăn uống đủ chất, hợp lý kết hợp vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[Chuyên Gia Giải Đáp] Viêm Lợi Trùm Có Tự Khỏi Được Không?

[Chuyên Gia Giải Đáp] Viêm Lợi Trùm Có Tự Khỏi Được Không?

Viêm lợi trùm có tự khỏi được không là vấn đề được nhiều độc giả quan tâm tìm hiểu thời gian gần đây. Được biết…