Ho Tức Ngực Khó Thở Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì, Nên Xử Lý Thế Nào?

Ho tức ngực khó thở đều là những triệu chứng phổ biến, không hiếm gặp nên phần lớn mọi người đều chủ quan, không theo dõi sức khỏe hay thăm khám sớm. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, tình trạng này lại cảnh báo về một bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể. Việc chủ quan, lơ là khiến bệnh trở nặng, lúc này mới đi thăm khám nên việc điều trị khó khăn, tốn thời gian và kém hiệu quả hơn. Vậy tức ngực, ho, khó thở là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không và nên xử lý như thế nào?

Ho tức ngực khó thở là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Các chuyên gia, bác sĩ cho biết, triệu chứng ho, tức ngực, khó thở là những triệu chứng chung của rất nhiều bệnh lý liên quan tới tim mạch và hệ hô hấp. Trong số đó, một số bệnh lý điển hình thường gặp có thể kể đến như:

Bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi chính là tình trạng nhu mô phổi bị nhiễm khuẩn, trong đó gồm tiểu phế quản tận, cấu trúc kẽ của phổi, túi và ống phế nang. Khi phần nhu mô phổi bị ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc virus tấn công sẽ gây ra tổn thương và dẫn tới những triệu chứng ho, tức ngực khó thở.

Ngoài ra, các cơn ho của người bệnh bị viêm phổi thường là ho khan, ho kéo dài và rất khó để dứt. Thường xuyên có cảm giác ngứa rát họng, muốn ho, đồng thời chảy nước mắt, nước mũi mỗi khi ho. Đặc biệt, người bệnh khi bị viêm phổi sẽ có hiện tượng ho có đờm, đây là dấu hiệu mà bạn nên lưu ý để phát hiện ra bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Bệnh viêm phổi là nguyên nhân dẫn đến ho, tức ngực, khó thở
Bệnh viêm phổi là nguyên nhân dẫn đến ho, tức ngực, khó thở

Bị thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi là chứng bệnh xảy ra khi cục máu đông hình thành, gây ra tình trạng tắc nghẽn động mạch tại phổi. Cục máu đông chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhịp tim nhanh. ngứa cổ, đau thắt ngực như một cơn đau tim, sốt cao, ho… So với các bệnh lý thông thường khác, thuyên tắc phổi thường xuất hiện đột ngột mà không có dấu hiệu nào báo trước, nhất là khi người bệnh đang lao động hoặc chơi thể thao quá độ, thậm chí còn dẫn tới hôn mê.

Tràn dịch màng phổi

Bản chất phổi luôn tồn tại một lượng chất lỏng nhỏ, có tác dụng bôi trơn màng phổi và hỗ trợ các hoạt động của phổi được diễn ra dễ dàng hơn. Thế nhưng, nếu lượng chất lỏng này vượt quá mức cho phép, chúng sẽ gây ra tình trạng tràn dịch màng phổi, khiến người bệnh xuất hiện triệu chứng ho, khó thở, tức ngực về đêm.

Các triệu chứng này thường xảy ra khi người bệnh thay đổi tư thế, đồng thời có xu hướng gia tăng cơn đau khi hít thở sâu. Nếu để bệnh biến chuyển nặng, thì các cơn ho, đau tức ngực và khó thở sẽ càng trầm trọng hơn, có thể khiến bạn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời, đúng cách.

Bệnh u phổi

Khi xuất hiện các khối u trong phổi cũng là nguyên nhân khiến người bệnh bị ho tức ngực khó thở kéo dài. Bởi lúc này khối u sẽ làm tắc nghẽn, kích thích vào đường hô hấp của bạn. Trong một số trường hợp bệnh chuyển biến nặng, người bệnh còn xuất hiện cả triệu chứng giảm cân đột ngột mà không rõ lý do, đôi khi kèm theo ho khạc ra đờm kèm máu.

Ho tức ngực khó thở là dấu hiệu của bệnh suy tim

Chúng ta đều biết, tim đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động bơm máu và oxy tới phổi cùng các cơ quan khác trong cơ thể để nuôi dưỡng. Bệnh suy tim là tình trạng tim hoạt động bất thường, xuất hiện chất lỏng tích tụ từ máu trong phổi khiến cho lượng oxy trong máu bị suy giảm. Từ đó dẫn tới các triệu chứng như ho khan, khó thở, tức ngực…

Bệnh suy tim nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như phù phổi cấp, gây nguy hiểm cho tính mạng. Ngoài ra nếu kèm theo các triệu chứng khác như hụt hơi, buồn nôn, đổ mồ hôi, thở dốc… thì có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh về tim mạch như: Viêm màng tim, viêm cơ tim, đau tim…

Ho tức ngực khó thở là dấu hiệu suy tim
Ho tức ngực khó thở là dấu hiệu suy tim

Bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến, có thể xảy ra với mọi đối tượng, độ tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ và những người lớn tuổi. Thường gặp khi thay đổi thời tiết đột ngột bởi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, tấn công vào đường hô hấp, khiến ống phế quản bị sưng viêm. Khi đó người bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình như sốt, ho có đờm, xuất hiện đờm trong, trắng hoặc xám vàng, tức ngực, khó thở, thở khò khè, sổ mũi…

Với người bệnh bị viêm phế quản cấp, các triệu chứng này thường sẽ tự được cải thiện chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu chúng liên tục lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài, thì nguy cơ rất cao là bạn đã mắc viêm phế quản mãn tính.

Bệnh hen suyễn gây ho tức ngực khó thở

Bệnh hen suyễn sẽ khiến cho đường hô hấp bị phù nề, trở nên vô cùng nhạy cảm và xuất hiện các phản ứng với các chất gây kích ứng. Chính vì vậy, nếu không may hít phải tác nhân gây kích thích tới đường dẫn khi sẽ khiến đường thở bị thu hẹp, cơ trơn đường hô hấp bị thắt chặt. Điều này khiến cho quá trình lưu thông không khí ra – vào phổi gặp nhiều khó khăn, làm người bệnh cảm thấy khó thở, buồn ho và tức ngực.

Bệnh ung thư phế quản

Ung thư phế quản được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất gây ra các triệu chứng đau tức ngực, khó thở đồng thời kèm theo ho. Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng sụt cân, ho có mủ, ho có đờm, thậm chí là ho ra máu. Tuy nhiên,những triệu chứng này thường bị bỏ qua do tâm lý chủ quan của người bệnh, nên khi phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn cuối, gây khó khăn cho việc điều trị và tỷ lệ rủi ro cao. Trường hợp người bệnh được điều trị kịp thời thì tỷ lệ sống trên 3 năm cũng rất hiếm.

Ung thư phế quản được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm
Ung thư phế quản được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm

Rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật và bệnh lý gây mất cân bằng tại hai hệ thần kinh phó giao cảm và đối giao cảm, từ đó gây ra những ảnh hưởng tới các chức năng tự động trong cơ thể như: Huyết áp, nhịp tim, mất ngủ, đau đầu, hệ tiêu hoá, tuyến mồ hôi… Người bệnh bị rối loạn thần kinh thực vật sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, tức ngực buồn nôn, hụt hơi, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh, khó thở, đi không vững…

Viêm xoang gây ho tức ngực khó thở

Viêm xoang là một trong số các bệnh lý về tai mũi họng phổ biến nhất hiện nay, nó là tình trạng viêm nhiễm một hoặc nhiều xoang, khiến cho hốc xoang bị tắc nghẽn. Tình trạng viêm xoang kéo dài trong khoảng 4 tuần thì được gọi là viêm xoang cấp tính. Còn đối với trường hợp kéo dài trên 4 tháng và tái đi tái lại thì được xem là viêm xoang mạn tính.

Người bệnh bị viêm xoang thường kèm theo các triệu chứng như ho có đờm, khó thở, tức ngực… Ngoài ra còn có sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ù tai, đau đầu, hắt xì nhiều, đặc biệt là tại những khu vực vùng xoang bị viêm.

Bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một loại bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến, nó xảy ra khi lớp niêm mạc mũi bị viêm nhiễm do người bệnh vô tình hít phải các dị nguyên gây dị ứng như: Khói thuốc lá, phấn hoa, bụi vải, lông động vật, bụi bẩn… Các triệu chứng thông thường của viêm mũi dị ứng thường là nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt xì, đỏ mặt, ho dai dẳng, gây đau tức ngực và khó thở.

Viêm amidan hốc mủ có triệu chứng ho tức ngực khó thở

Viêm amidan là một trong những dạng bệnh mạn tính, thường tái đi, tái lại nhiều lần và dẫn đến hình thành mủ trắng xung quanh amidan, vòng họng hoặc các hốc amidan. Đa phần bệnh đều bắt nguồn từ biến chứng của viêm amidan cấp tính, không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Chính các khối mủ vón cục, nằm bên trong hốc amidan đã gây kích thích cổ họng, dẫn đến có đờm, cản trở đường hô hấp và gây ra chứng ho tức ngực, thở khò khè, khó thở, mệt mỏi… Ngoài ra còn có khàn giọng, sốt nhẹ, hôi miệng, ngủ ngáy to…

Viêm amidan hốc mủ có triệu chứng ho tức ngực khó thở
Viêm amidan hốc mủ có triệu chứng ho tức ngực khó thở

Tình trạng ho tức ngực khó thở nên được điều trị như thế nào?

Theo các bác sĩ và chuyên gia, người bệnh bị ho, tức ngực, khó thở tuyệt đối không được chủ quan hay tự tiện mua thuốc về uống để tránh làm bệnh trở nặng hơn. Tốt nhất là nên chủ động tới bệnh viện để thăm khám, kiểm tra lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Tiếp đó bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bệnh, trình trạng sức khỏe để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trong đó thường có các biện pháp điển hình như sau:

Sử dụng thuốc Tây y

Tức ngực uống thuốc gì? Trong một số trường hợp khẩn cấp, để điều trị ho, tức ngực, khó thở thì dùng thuốc Tây y là phương pháp hiệu quả, được ưu tiên hàng đầu trong phác đồ điều trị. Dựa vào thể trạng và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc phù hợp như:

  • Thuốc ho: Có tác dụng ngăn chặn nhanh các cơn ho, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc với liều dùng khác nhau, giúp loại bỏ chất kích thích và các dị vật ra khỏi phế phổi. Một vài loại thuốc được dùng phổ biến như Dextromethorphan, Terpin Codein…
  • Thuốc làm giãn động mạch và tan huyết khối: Có tác dụng làm tan cục máu đông, mở rộng mạch máu, qua đó cải thiện triệu chứng ho, đau tức ngực và khó thở kéo dài. Những người bị thuyên tắc phổi thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc giãn động mạch và tan huyết khối. Một vài loại thuốc thường dùng như Amlodipin, Verapamil, Captopril…
  • Thuốc kháng sinh: Một số trường hợp bị ho tức ngực khó thở liên quan đến các bệnh lý nhiễm trùng do virus, vi khuẩn sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh. Tùy theo mỗi trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn loại kháng sinh và liều dùng phù hợp.
  • Thuốc tiêm: Là một trong những phương pháp chữa ho tức ngực khó thở khá hiệu quả, thường được chỉ định sử dụng đối với những người bị tràn dịch màng phổi, điển hình như một số loại thuốc như bleomycin, talc vô trùng và tetracycline… Thuốc được tiêm vào khu vực màng phổi nhằm ngăn cản quá trình chất lỏng tích tụ trong phổi.
Thuốc Tây y mang lại hiệu quả nhanh chóng
Thuốc Tây y mang lại hiệu quả nhanh chóng

Lưu ý: Các loại thuốc Tây y trị chứng ho, tức ngực, khó thở đem lại kết quả điều trị nhanh chóng, hiệu quả rõ rệt sau một thời gian ngắn sử dụng. Tuy nhiên, người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối theo liều dùng, cách dùng mà bác sĩ chỉ định, không nên lạm dụng thuốc hoặc tự ý tăng giảm liều để tránh tình trạng xảy ra tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Sử dụng mẹo dân gian

Trong dân gian, có rất nhiều loại dược liệu tốt giúp bạn giảm triệu chứng và loại bỏ các cơn ho, tức ngực, khó thở hiệu quả, điểm hình như:

  • Nghệ: Nghệ chứa nhiều thành phần tốt cho đường hô hấp của những ai thường xuyên bị tức ngực, ho, khó thở với khả năng chống viêm, đào thải chất nhờn ra khỏi phổi. Bạn chỉ cần cho vào ly sữa ấm ½ thìa cafe tinh bột nghệ cùng ¼ thìa cafe bột tiêu đen, khuấy đều cho tới khi tan hết thì uống ngay khi còn ấm.
  • Tinh dầu bạch đàn: Xông tinh dầu bạch đàn sẽ giúp xoa dịu niêm mạc mũi, làm loãng các dịch đờm và cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó thở, ho, sổ mũi, tức ngực… Bạn chỉ cần chuẩn bị một bát nước sôi, sau đó nhỏ vào vài giọt tinh dầu bạch đàn vào rồi trùm khăn che kín đầu và hít thở thật đều và sâu.
  • Hoa đu đủ: Cách này đặc biệt phù hợp với những ai bị viêm phế quản, viêm phổi cấp và mạn tính. Bạn chuẩn bị 20g hoa đu đủ đực phơi khô rồi chưng với đường phèn để ăn. Kiên trì thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.
Sử dụng hoa đu đủ đực là biện pháp dân gian được nhiều người áp dụng
Sử dụng hoa đu đủ đực là biện pháp dân gian được nhiều người áp dụng
  • Cam thảo: Rễ cây cam thảo theo Đông y có tính bình, vị ngọt với đặc tính kháng viêm, chống khuẩn đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp gây tức ngực, khó thở, ho… Cam thảo đem cắt thành từng miếng mỏng, sau đó cho vào nồi sắc và lấy nước uống hàng ngày.
  • Lá hẹ: Lá hẹ chưng cùng đường phèn là một trong những phương pháp trị ho dân gian hiệu quả. Bởi lá hẹ có tính ấm, vị hơi chua, giúp giải độc, thanh nhiệt, còn đường phèn có tác dụng xoa dịu niêm mạc họng, giảm ho hiệu quả. Bạn lấy lá hẹ đem cắt thành từng khúc nhỏ, cho vào máy xay nhuyễn để lấy nước, thêm đường phèn vào và mang đi hấp cách thuỷ trong khoảng 10 phút để sử dụng hàng ngày.

Lưu ý: Các phương pháp dân gian trị ho, tức ngực, khó thở chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị mà không có khả năng thay thế cho các biện pháp điều trị chuyên sâu. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện ra những triệu chứng bất thường, bạn nên ngưng sử dụng để tránh dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn.

Một số lưu ý quan trọng khi bị ho tức ngực khó thở

Khi gặp các triệu chứng như ho, tức ngực, khó thở không đi kèm với nhau thì chúng là những hiện tượng riêng biệt. Thế nhưng, nếu bạn gặp cùng lúc các triệu chứng này thì cần hết sức cẩn thận trước nguy cơ đối mặt với các bệnh lý của cơ thể như đã đề cập tới ở trên.

Lúc này, việc nên được ưu tiên hàng đầu đó chính là đi thăm khám, gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân, đánh giá mức độ tổn thương để tìm ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Người bệnh tuyệt đối không mua thuốc tự điều trị tại nhà, bởi rất dễ dẫn tới sử dụng thuốc không đúng công dụng, sai liều lượng và gặp phải tác dụng phụ đáng tiếc. Thay vào đó nên thực hiện nghiêm chỉnh theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ mới là cách giải quyết tốt nhất.

Khi bị ho, tức ngực, khó thở đồng thời, bạn nên đi thăm khám
Khi bị ho, tức ngực, khó thở đồng thời, bạn nên đi thăm khám

Bên cạnh đó, khi bị ho tức ngực khó thở, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, tránh để làm việc quá sức.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tránh xa các loại thực phẩm cay nóng hoặc quá lạnh, bởi chúng dễ kích thích cổ họng, khiến triệu chứng đang gặp phải ngày càng trầm trọng hơn.
  • Không nên hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc, không dùng chất kích thích.
  • Nên tăng cường bổ sung nước để làm dịu cổ họng, giảm cảm giác đau rát, làm loãng đờm, đặc biệt nên uống nước ấm.
  • Nên chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng, không quá sức để tăng cường sức khỏe, cải thiện sức đề kháng.
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, ổn định, tránh thức khuya hay căng thẳng, mệt mỏi.

Như vậy có thể thấy, sự xuất hiện đồng thời của các triệu chứng ho tức ngực khó thở là lời cảnh báo cho nhiều bệnh lý nguy hại, thậm chí là dẫn tới tử vong. Chính vì vậy, khi thấy bản thân xuất hiện các dấu hiệu này, bạn nên đi thăm khám ngay để tìm ra nguyên nhân và có cách khắc phục, điều trị phù hợp.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *