Tại Sao Bị Nhiệt Miệng Liên Tục? Cần Làm Gì Để Đẩy Lùi Hiệu Quả?
Nhiệt miệng gây ra những vết loét nhỏ, nông ở mô mềm trong miệng như môi, má trong, nướu khiến người bệnh khó chịu, gặp nhiều bất tiện trong ăn uống, nói chuyện. Nhiều trường hợp nhiệt miệng tái phát nhiều lần, theo chu kỳ khiến bệnh nhân không khỏi lo lắng. Vậy tại sao bị nhiệt miệng liên tục và nếu gặp phải tình trạng này cần làm gì?
Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Những nguyên nhân phổ biến nhất
Ở mỗi người, nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên không giống nhau. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ khiến tình trạng nhiệt miệng thường xuyên xảy ra, trong đó bao gồm:
Niêm mạc miệng bị tổn thương
Niêm mạc miệng bị tổn thương cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiệt miệng liên tục. Niêm mạc miệng là phần da bên trong miệng, lớp da này khá mỏng và nhạy cảm, do đó nếu không cẩn thận, khu vực này rất dễ bị tổn thương. Những vết thương này tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công niêm mạc miệng, từ đó gây ra các vết lở loét trong khoang miệng.
Các vết trầy xước có thể hình thành do đánh răng quá nhanh, dùng bàn chải cứng, sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách hay gắn răng giả không vừa. Ngoài ra, quá tình điều trị nha khoa như niềng răng, làm răng giả,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị nhiệt miệng sưng môi, nhiệt miệng màu đen.
Bên cạnh đó, nhiệt miệng liên tục cũng có thể do tai nạn thể thao, hoạt động thể chất mà thành. Trong một số trường hợp, thói quen cắn má trong hay vô tình cắn phải lưỡi, mô trong miệng khi đang nhai thức ăn, nói chuyện cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới nhiệt miệng thường xuyên.
Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Vệ sinh răng miệng sai cách, sản phẩm không phù hợp
Nếu thắc mắc “tại sao bị nhiệt miệng liên tục” dù đã áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa, bạn cần xem xét lại các sản phẩm như nước súc miệng, kem đánh răng. Kem đánh răng hay nước súc miệng là sản phẩm giúp bạn loại bỏ mảng bám, mang lại hơi thở thơm tho, cải thiện trình trạng hôi miệng lâu năm. Tuy nhiên, một số sản phẩm chứa thành phần Sodium Lauryl Sulfate, chất có thể gây nhiệt miệng, khiến tình trạng này tái phát liên tục.
Ngoài ra, việc dùng bàn chải đánh răng cứng cũng là nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên. Sử dụng một lực chà mạnh khi đánh răng vừa có thể khiến men răng bị mòn, vừa có thể khiến các mô bên trong gây tổn thương khoang miệng. Khi các mô này bị tổn thương, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công và gây ra các vết loét.
Do ăn thực phẩm cay nóng
Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng quanh năm là do ăn đồ cay nóng thường xuyên. Lý do là bởi đồ ăn cay nóng khiến bạn bị nóng trong, bỏng miệng, từ đó dẫn tới tình trạng viêm loét miệng. Hơn nữa, các món cay nóng nếu ăn thường xuyên còn khiến tình trạng nhiệt miệng trầm trọng hơn, các vết loét dễ mưng mủ và lâu khỏi hơn. Bên cạnh nhiệt miệng, bạn có thể gặp tình trạng nặng hơn như viêm lợi trùm có mủ, sưng nướu.
Dấu hiệu của việc cơ thể thiếu vitamin
Có thể bạn chưa biết bị nhiệt miệng thường xuyên là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu vitamin. Vitamin là một dưỡng chất vô cùng quan trọng và cần thiết với cơ thể. Thậm chí, chúng được đánh giá là “lá chắn” giúp bảo vệ sức khoẻ từ bên trong. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin, sức đề kháng cũng vì thế được cải thiện. Ngược lại, nếu thiếu vitamin, bạn sẽ có nguy cơ gặp nhiều căn bệnh khác nhau.
Nếu tình trạng nhiệt miệng thường xuyên tái phát, rất có thể bạn đang thiếu một số loại vitamin như vitamin C, B2, B2, B12. Trong đó, vitamin B2 là một trong những dinh dưỡng cần thiết giúp quá trình phục hồi mô của cơ thể. Khi bị thiếu vitamin B2, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường tiết niệu, da, gây đau răng, nhiệt miệng, viêm lợi.
Bị nhiệt miệng liên tục vì nội tiết tố thay đổi
Thay đổi nội tiết tố cũng là đáp án cho câu hỏi “tại sao bị nhiệt miệng liên tục”. Một số phụ nữ thường bị nhiệt miệng khi đến chu kỳ kinh nguyệt do nội tiết tố trước, trong và sau chu kỳ khiến thân nhiệt tăng lên đáng kể. Lúc này, khí âm tích tụ trong gan, nhận có thể gây ra tình trạng nóng trong, dẫn tới nổi mụn, lở loét tại các mô mềm trong miệng. Điều này lý giải cho tình trạng vì sao phái nữ hay bị nhiệt miệng liên tục.
Nhiệt miệng trong chu kỳ kinh nguyệt khiến phụ nữ gặp nhiều bất tiện, khó chịu. Tình trạng này thường kéo dài từng đợt, ảnh hưởng tới ăn uống, giao tiếp. Đôi khi, các vết viêm loét còn gây sốt cao, mệt mỏi, đau đớn.
Do một số bệnh răng miệng khác
Bị nhiệt miệng liên tục có thể là bắt nguồn từ một số bệnh răng miệng như: Sâu răng, viêm lợi, viêm tủy răng. Trong thời gian dài nếu không được điều trị, các bệnh lý răng miệng này có thể sẽ ảnh hưởng tới phần mô mềm bên trong khoang miệng, dẫn tới nhiệt miệng sưng môi thường xuyên tái phát.
Do đó, khi có dấu hiệu bị nhiệt miệng liên tục, bạn cần thăm khám nha khoa để được chẩn đoán chính xác và phát hiện bệnh lý, điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng hay tái phát nhiều lần.
Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Hệ miễn dịch yếu
Hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh xâm nhập vào cơ thể và gây ra các vết viêm loét trong khoang miệng. Hệ miễn dịch bị suy yếu có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như stress, mệt mỏi, uể oải,…
Dù không phải một triệu chứng nguy hiểm và phổ biến ở nhiều người nhưng nhiệt miệng liên tục đang cảnh bảo hàng rào đề kháng của bạn gặp vấn đề, sức khỏe suy giảm, dễ tổn thương.
Chức năng gan suy giảm gây nhiệt miệng
Gan là bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp đào thải độc. Chính vì thế, khi chức năng gan không tốt, các độc tố không được bài tiết đúng cách sẽ tích tụ lại ở nhiều bộ phận trong cơ thể, trong đó có niêm mạc miệng. Kết quả tạo thành những vết bọng nước, sau đó vỡ ra và hình thành nên các vết loét nhiệt miệng.
Nhiệt miệng trong quá trình sử dụng thuốc
Một số loại thuốc nhất định khi dùng trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng liên tục. Trong đó phải kể tới:
- Thuốc chống viêm không Steroid.
- Thuốc chẹn beta.
- Thuốc hoá trị.
- Penicillamine.
- Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu.
- Nicotin đường uống.
- Thuốc kháng sinh.
- Thuốc kháng Retrovirus.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nhiệt miệng liên tục
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, tình trạng nhiệt miệng thường xuyên cũng có thể là do một số nguyên nhân như sau:
- Bệnh HIV/AIDS.
- Rối loạn tự miễn Celiac.
- Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột, viêm loét dạ dày.
- Bệnh tự miễn Behcet, bệnh hiếm gặp, nhưng là nguyên nhân dẫn tới viêm nhiễm toàn thân cả vùng miệng.
- Dị ứng thực phẩm.
Nhiệt miệng liên tục cần làm gì để khắc phục?
Để ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng gây khó chịu, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
- Dùng thuốc: Có nhiều loại thuốc uống, thuốc bôi, thuốc xịt giúp giảm nhiệt nhanh chóng. Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng dẫn tới các rủi ro không mong muốn.
- Súc miệng nước muối: Đây là cách làm đơn giản, hiệu quả vừa giúp giảm viêm do nhiệt, vừa làm dịu vết nhiệt hiệu quả. Bạn có thể tự pha nước muối theo tỷ lệ 5g muối: 230ml nước hoặc dùng nước muối sinh lý. Mỗi lần súc miệng 15 – 30 giây, ngày súc miệng 2 – 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Dùng baking soda: Nguyên liệu này có thể đẩy lùi vết loét nhanh chóng, cân bằng độ pH của khoang miệng. Bạn sử dụng 5g baking soda pha với 230ml nước lọc rồi dùng súc miệng trong 15 – 30 giây.
- Dùng mật ong: Mật ong chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm, với vết nhiệt còn có thể làm dịu cảm giác đau xót. Bạn có thể sử dụng mật ong nguyên chất thoa lên vết nhiệt ngày 4 lần để đạt được kết quả tốt nhất.
- Dùng oxy già: Oxy già là dung dịch sát khuẩn giúp làm sạch vết thương và loại bỏ vi khuẩn khoang miệng rất hiệu quả. Vì thế khi bị nhiệt miệng, bạn có thể áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, oxy già có thể tiêu diệt bạch cầu, khiến các tế bào khỏe mạnh xung quanh bị tổn thương và gây ra cảm giác đau rát khá mạnh khi mới tiếp xúc vết nhiệt. Do đó, bạn cần cẩn thận khi dùng.
- Dùng hoa cúc La Mã: Cúc La Mã chứa hai hợp chất giúp kháng viêm, sát trùng rất hiệu quả là Azulene và Levomenol. Vì thế, bạn có thể lấy túi trà hoa cúc đắp lên vết nhiệt miệng để giảm sưng, giảm viêm. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng trà hoa cúc súc miệng mỗi ngày để đẩy lùi vết nhiệt nhanh chóng.
- Dùng dầu dừa: Dầu dừa chứa Acid Lauric có thể kháng khuẩn, giảm đau, giảm sưng rất tốt. Chất kháng viêm này cũng có thể giúp vết nhiệt bớt đỏ và bớt đau hơn. Bạn hãy dùng một lượng dầu dừa vừa đủ bôi lên vết thương, ngày bôi 2 – 3 lần để sớm hồi phục.
Lưu ý khi bị nhiệt miệng tái phát thường xuyên
Nhiệt miệng thường xuyên tái phát khiến không ít người cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều axit: Để ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát thường xuyên, bạn có thể hạn chế các món ăn dễ gây nóng trong như khoai tây chiên, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, các món mặn nhiều gia vị, các loại trái cây có tính axit,…
- Cân bằng dinh dưỡng: Để ngăn ngừa nhiệt, cách tốt nhất là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Hãy ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế các món ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh. Ngoài ra, cần uống đủ nước, bổ sung nhiều thực phẩm mát gan để giảm giảm nhiệt miệng.
- Vệ sinh răng miệng tốt: Cần đánh răng từ từ, sử dụng chỉ nha khoa đúng cách nhằm ngăn ngừa tình vi khuẩn sinh sôi, phát triển trong miệng. Bạn cũng cần sử dụng các loại bàn chải mềm, tránh các loại nước súc miệng, kem đánh răng chứa thành phần Sodium Lauryl Sulfate.
- Bảo vệ miệng: Trong trường hợp niềng răng, gắn răng giả hay dùng một số thiết bị nha khoa khác, bạn cần sử dụng các biện pháp chăm sóc và bảo vệ răng miệng phù phù hợp.
- Giảm căng thẳng: Một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiệt miệng là do căng thẳng. Vì thế, hãy duy trì tinh thần thoải mái, thư giãn, cân bằng công việc và nghỉ ngơi để hạn chế nguy cơ nhiệt miệng.
- Tập thể dục thường xuyên: Việc rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện sức đề kháng từ đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh tốt hơn, hạn chế nguy cơ bị nhiệt miệng.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tại sao bị nhiệt miệng liên tục. Tình trạng nhiệt miệng thường xuyên khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Do đó, hãy xác định chính xác nguyên nhân và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!