Viêm Loét Dạ Dày

Hiện nay, viêm loét dạ dày đang là bệnh lý về đường tiêu hóa có tỷ lệ mắc rất cao. Mặc dù không gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng nhưng bệnh làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Bởi vậy người bệnh nên chủ động tìm hiểu các thông tin như nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe bản thân. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cập nhật kiến thức chi tiết về căn bệnh này cho các bạn.

Viêm loét dạ dày là bệnh gì?

Bệnh viêm loét dạ dày xảy ra khi lớp lót niêm mạc ở dạ dày bị viêm nhiễm, xung huyết và xuất hiện ổ loét. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do axit dịch vị và pepsin trong dạ dày bị kích thích. Còn theo phân tích trên các mô tế bào từ chuyên gia thì viêm loét dạ dày được hiểu là tình trạng hoại tử của niêm mạc ở mức nặng với các ổ loét kích thước ít nhất từ 0,5cm trở lên.

Viêm loét dạ dày là bệnh gì
Viêm loét dạ dày là bệnh gì

Hiện nay, theo thống kê có khoảng 26% dân số trên thế giới mắc bệnh viêm loét dạ dày. Đây là bệnh lý có tỷ mắc cao nhất trong số các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Bệnh viêm loét dạ dày gây ra nhiều triệu chứng đau đớn, khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Bệnh nhân ăn không ngon và ngủ không sâu giấc, từ đó làm sức khỏe suy nhược, dễ gây ra các biến chứng nguy hại cho cơ thể.

Bên cạnh đó, giới chuyên gia cũng cảnh báo về xu hướng trẻ hóa của bệnh lý này. Gần đây, ngày càng có nhiều người trẻ trong độ tuổi học tập - lao động mắc viêm loét dạ dày. Bởi vậy, tất cả mọi người đều cần trang bị kiến thức về căn bệnh nhiều nguy hại trên.

Giải thích nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày

Tỷ lệ người mắc viêm loét dạ dày tá tràng ngày càng tăng cao, trung bình mỗi năm tăng khoảng 0.2%. Bởi bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân nên gây khó khăn trong việc phòng ngừa, đặc biệt là khi cuộc sống hiện đại làm chúng ta quá bận rộn.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm loét dạ dày phổ biến, bạn nên đọc thật kỹ để phòng ngừa và hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh.

  • Vi khuẩn HP (Còn gọi là Helicobacter pylori): Vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào dạ dày sẽ sinh sôi và phát triển mạnh mẽ trong lớp niêm mạc nên rất khó để kiểm soát. Chúng tiết ra các độc làm suy yếu khả năng kháng lại dịch vị acid của dạ dày. Bởi vậy vi khuẩn HP chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đau dạ dày, sau đó tiến triển thành các vết viêm loét, thậm chí gây ung thư.
  • Sử dụng nhiều loại thuốc kháng viêm và giảm đau: Thường xuyên uống các loại thuốc này sẽ gây bào mòn lớp niêm mạc và tiêu diệt các vi khuẩn có lợi. Sau một thời gian, các hại khuẩn phát triển và tấn công dạ dày, dẫn đến các cơn đau và hình thành viêm loét.
  • Stress, căng thẳng kéo dài: Điều này làm ảnh hưởng đến thần kinh và gây ra mất cân bằng các chức năng của dạ dày, đường ruột. Từ đó, acid hydrochloric và pepsin gia tăng khiến môn vị bị co thắt, đồng thời làm tổn thương lớp niêm mạc, dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.
  • Do sinh hoạt và ăn uống không khoa học: Thường xuyên ăn uống không đúng giờ, thiếu bữa, ăn quá no hoặc quá đói gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động co bóp của dạ dày. Lúc này, acid trong dịch vị gia tăng, lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương và dần dần hình thành các vết viêm rồi gây loét dạ dày.

Ăn khuya không tốt cho sức khỏe
Ăn khuya không tốt cho sức khỏe

  • Ăn tối quá khuya: Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng đau và gây ra viêm loét dạ dày. Bởi nếu nếu ăn tối quá muộn, sau đó đi ngủ luôn, dạ dày của bạn sẽ gặp áp lực với việc tiêu hóa thức ăn. Mặc dù lúc đi ngủ, các cơ quan trong cơ thể vẫn làm việc nhưng năng suất sẽ giảm xuống. Chính vì vậy, hoạt động của dạ dày bị quá tải dễ dẫn đến suy yếu và gây ra đau rát.
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích: Uống nhiều rượu bia, cà phê và hút thuốc lá sẽ gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe. Đặc biệt là tác động trực tiếp đến dạ dày, làm các tổn thương nặng hơn. Ngoài ra, còn dẫn đến các bệnh khác như xơ gan, viêm tuyến tụy,...
  • Do di truyền: Bên cạnh đó, nếu trong gia đình có người mắc bệnh về dạ dày thì tỷ lệ bị bệnh của bạn sẽ cao hơn người bình thường.
  • Hội chứng Zollinger Ellison: Khi dạ dày xuất hiện các khối u dễ kích thích bài tiết gastrin và khiến dạ dày sản sinh ra nhiều acid hơn.

Ngoài ra, bệnh viêm loét dạ dày còn có thể do một số tác nhân khác như hóa chất hay nguyên nhân tự miễn,... Khi biết rõ nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ dễ dàng lên phác đồ điều trị hơn.

Người bị viêm loét dạ dày có biểu hiện như thế nào?

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết như thế nào? Cụ thể, bệnh viêm loét dạ dày thường sẽ có những triệu chứng khá cụ thể. Tuy nhiên với các trường hợp bệnh nhẹ hoặc bệnh mới khởi phát thì tương đối khó để nhận biết. Bởi lúc này, cơ thể bạn chỉ xuất hiện các cơn đau âm ỉ ở phần ruột non. Dấu hiệu này khiến nhiều người nhầm lẫn và khó phân biệt giữa bệnh viêm loét dạ dày và đau bụng thông thường.

Để có thể hiểu hơn về các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày, bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi một số thông tin ở dưới đây:

  • Đầy hơi, khó tiêu và dễ buồn nôn: Khi dạ dày bị viêm loét sẽ kích thích việc sản sinh ra các tiết dịch acid. Từ đó dẫn đến hiện tượng trào ngược, gây buồn nôn và nôn ói thường xuyên ở người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng dễ bị chướng bụng, đầy hơi do dạ dày bị tổn thương nên khó tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó, còn có thể kèm theo tình trạng ợ hơi, ăn không ngon miệng và kém ăn.
  • Đau phần trên của rốn: Hay còn gọi là đau bụng vùng thượng vị, đây cũng là dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh lý viêm loét dạ dày. Các cơn đau âm ỉ khó chịu thỉnh thoảng xuất hiện và sau đó sẽ tăng dần theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Khó ngủ, ngủ không ngon, thường xuyên tỉnh giấc: Bệnh viêm loét dạ dày không chỉ tác động đến hoạt động tiêu hóa mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Ngoài ra, bụng bị đầy tức khó chịu và hay bị đói vào nửa đêm cũng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
  • Bị ợ hơi và thường xuyên nóng rát ở dạ dày: Đây cũng là một trong những biểu hiện phổ biến ở các bệnh nhân viêm loét dạ dày. Đặc biệt gặp nhiều ở những người đang ở giai đoạn khởi phát của bệnh.

Thường xuyên bị nóng rát, ợ hơi
Thường xuyên bị nóng rát, ợ hơi

  • Giảm cân nhanh và khó tăng cân trở lại: Dạ dày hoạt động kém hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Đồng thời ăn uống kém đi nên cân nặng bị sụt giảm nhanh chóng.
  • Hoạt động của hệ tiêu hóa bị rối loạn: Triệu chứng này khá dễ nhận biết thông qua các hiện tượng như đau bụng, tiêu chảy hay táo bón. Bởi bệnh viêm loét dạ dày thường gây ra ảnh hưởng khá lớn đến chức năng của cơ quan tiêu hóa.
  • Đại tiện ra phân đen: Đây là biểu hiện cho thấy tình trạng viêm loét dạ dày đã diễn biến nghiêm trọng gây ra xuất huyết. Nếu không kịp thời điều trị sẽ đe dọa đến tính mạng do mất máu quá nhiều.

Khi thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào như trên, người bệnh nên nhanh chóng liên hệ với các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời. Tránh để kéo dài, viêm loét dạ dày diễn biến nghiêm trọng và biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với người bị viêm loét dạ dày?

Nếu để bệnh viêm loét dạ dày kéo dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể. Đồng thời, người bệnh bị mệt mỏi, chán ăn gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, các hoạt động trong sinh hoạt và công việc thường ngày.

Mặc dù không gây nguy hiểm ngay đến tính mạng, nhưng bệnh lý này lại dễ tái phát và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính. Từ đây, bệnh viêm loét dạ dày gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Cụ thể như:

  • Hẹp môn vị: Biểu hiện cụ thể của tình trạng này là những cơn đau bụng dữ dội và nôn ói thường xuyên. Đặc biệt, người bệnh thường nôn ra thức ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối vô cùng khó chịu.
  • Xuất huyết dạ dày: Đây là tình trạng dạ dày bị chảy máu do các vết viêm loét làm tổn thương nghiêm trọng đến dạ dày và cơ quan tiêu hóa. Người bệnh có thể nôn ra máu, đi đại tiện ra phân đen hoặc kèm theo máu đỏ tươi với mùi thối khó chịu.
  • Thủng dạ dày: Nhiều người bệnh bị viêm loét dạ dày nhưng không xuất hiện các triệu chứng như đau bụng hay có đau nhưng âm ỉ không đáng kể. Sau đó, lại đột nhiên xuất hiện cơn đau dữ dội do dạ dày bị thủng. Trường hợp này nếu không kịp thời được cấp cứu có thể dẫn tới viêm phúc mạc và tử vong nhanh chóng.
  • Ung thư dạ dày: Những trường hợp viêm loét tại môn vị, hang vị và bờ cong nhỏ của dạ dày có nguy cơ cao biến chứng thành ung thư.

Ung thư dạ dày là căn bệnh vô cùng nguy hiểm
Ung thư dạ dày là căn bệnh vô cùng nguy hiểm

Đây là những biến chứng nguy hại mà người bệnh viêm loét dạ dày rất dễ gặp phải. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện bệnh, bạn nên đi khám và điều trị tại các cơ sở uy tín để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Làm sao để chẩn đoán chính xác tình trạng viêm loét

Bên cạnh các biểu hiện lâm sàn mà người bệnh cung cấp, tùy vào tình trạng của từng người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định một trong số các kỹ thuật dưới đây. Việc này sẽ hỗ trợ họ chẩn đoán chính xác mức độ bệnh và phác đồ điều trị phù hợp.

Thủ thuật nội soi

Việc nội soi dạ dày nhằm giúp bác sĩ quan sát rõ ràng và chi tiết các vết viêm loét, đồng thời đánh giá chính xác mức độ bệnh. Từ đó, bác sĩ mới có thể chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Ví dụ với những ổ viêm loét nhẹ, đơn giản có thể chữa bằng các biện pháp nội khoa, còn những tổn thương nghiêm trọng, xù xì, lồi lõm, xơ chai cần tiến hành làm thêm sinh thiết. Bởi trong trường hợp này, khả năng cao viêm loét đã biến chứng thành ung thư dạ dày.

Xét nghiệm máu và phân

Các xét nghiệm này sẽ hỗ trợ các chuyên gia đánh giá tình trạng thiếu máu. Đặc biệt là trong trường hợp, bệnh viêm loét dạ dày đã có biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Tùy vào nồng độ các enzym trong niêm mạc dạ dày và phần trăm hồng cầu trong phân, bác sĩ mới có thể chỉ định thuốc điều trị phù hợp.

Hướng dẫn cách điều trị bệnh hiệu quả, an toàn

Bệnh viêm loét dạ dày được nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ nhanh chóng có tiến triển tốt. Trong trường hợp để bệnh nặng và chuyển sang giai đoạn mãn tính, việc chữa trị sẽ khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, việc điều trị triệt để bệnh cũng sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hại cho sức khỏe như thủng dạ dày hay ung thư dạ dày.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày phổ biến hiện nay. Tuy vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp.

Phương điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
Phương điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả

Biện pháp Tây y trị viêm loét dạ dày

Hiện nay, y học ngày càng phát triển nhờ vào việc ứng dụng các công nghệ hiện đại trong điều trị bệnh. Với các bệnh nhân viêm loét dạ dày, có thể lựa chọn chữa bằng thuốc kết hợp với các viên uống bồi bổ sức khỏe, đồng thời tiến hành can thiệp ngoại khoa nếu cần thiết.

Sử dụng thuốc chữa bệnh

Dựa trên các phương pháp chẩn đoán cũng như nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ điều trị sẽ sử dụng thuốc phù hợp cho từng bệnh nhân. Thông thường, các thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thường được kê đơn là:

  • Nhóm thuốc kháng acid: Hai loại được dùng phổ biến gồm: Magie Hydroxide và Aluminum Hydroxit. Nhóm thuốc này có tác dụng trung hòa lượng acid tiết ra trong dịch vị dạ dày, nhờ đó ngăn ngừa các vết viêm loét diễn biến nghiêm trọng hơn. Đồng thời hỗ trợ cho quá trình phục hồi và tái tạo tổn thương trong niêm mạc dạ dày.
  • Nhóm thuốc ức chế bơm proton: Hỗ trợ giảm tiết dịch acid trong dạ dày theo cơ chế ngăn chặn quá trình thành các thụ thể tạo ra nó. Nhờ đó, giúp bạn cải thiện các triệu chứng ợ nóng, đầy hơi và trào ngược acid, các vết viêm loét cũng vì thế mà nhanh lành hơn. Hai loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh dùng là Omeprazole và Lansoprazole.
  • Nhóm thuốc tạo màng bao quanh ổ viêm loét: Hiện nay, Bismuth subcitrate là loại được dùng phổ biến nhất. Thuốc tạo ra một lớp vỏ nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh khỏi sự tấn công của các vi khuẩn gây hại. Bác sĩ thường chỉ định thuốc này cho trường bệnh viêm dạ dày cấp, mãn tính và người có hội chứng khó tiêu.
  • Thuốc điều trị nhiễm khuẩn HP: Gồm các loại thuốc uống và thuốc tiêm tĩnh mạch như Levofloxacin, Amoxicillin, Clarithromycin và Metronidazol. Chúng có công dụng ức chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn HP, từ đó kiểm soát tốt quá trình tiết acid trong dịch vị và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.

Cùng với các loại thuốc Tây điều trị bệnh, bạn có thể kết hợp thêm một số loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ quá trình làm lành các tổn thương trong niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, các sản phẩm này còn giúp nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe.

Tuy nhiên, người bệnh cần tuyệt đối lưu ý không tự ý sử dụng thuốc hay bất kỳ sản phẩm nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị. Đồng thời tuân thủ liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị viêm loét dạ dày ngoại khoa hay còn là phẫu thuật cắt dạ dày, phương pháp này vừa mang lại lợi ích chữa bệnh, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn một số nguy cơ rủi ro. Bởi vậy, sau khi tiến hành các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh kỹ lưỡng, bác sĩ sẽ cân nhắc giữa 2 mặt lợi, hại và đưa ra quyết định cuối cùng.

Can thiệp bằng biện pháp ngoại khoa
Can thiệp bằng biện pháp ngoại khoa

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc không còn tác dụng (Sau thời gian điều trị nội khoa ít nhất 2 năm trở lên).
  • Tình trạng viêm loét dạ dày đã có các biến chứng sau: Xuất huyết tiêu hóa (Điều trị nội khoa không có tác dụng) hoặc xuất huyết tiêu hóa tái phát, thủng và hẹp môn vị, ung thư dạ dày,...

Trong phẫu thuật cắt dạ dày bằng nội soi hoặc mổ thông thường, khối lượng cần cắt bỏ là ⅔ dạ dày. Cụ thể bờ cong nhỏ lấy ít nhất 10cm, còn bờ cong lớn ít nhất 20cm. Đường cắt này phải thẳng, chếch theo hướng xuống và chiều từ trái qua phải để tránh ứ đọng thức ăn. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khâu nối lành.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật này, dạ dày của người sẽ bé đi rất nhiều. Bởi vậy, bạn phải tuyệt đối tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ để phục hồi tốt và sống khỏe mạnh.

Áp dụng mẹo dân gian

Các bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiện nay được khá nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện lại an toàn, lành tính. Bởi vậy, kể cả phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em hay người già đều dùng được.

Người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa đơn giản ngay tại nhà như sau:

Trà cam thảo

Cam thảo là vị thuốc quý được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh dạ dày. Thảo dược này có tính bình, vị ngọt, tác dụng dưỡng khí, đả thông kinh mạch và giải độc. Theo nhiều nghiên cứu, chất chống oxy hóa (glabrae và glabridin) có trong cam thảo còn giúp trung hòa dịch vị, đẩy nhanh quá trình làm lành các vết viêm loét và ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP.

Hướng dẫn thực hiện bài thuốc này như sau:

  • Người bệnh chuẩn bị khoảng 1 – 2g rễ cam thảo, sau đó rửa sạch bụi bẩn và ngâm nước muối để loại bỏ vi khuẩn.
  • Cho nguyên liệu trên vào ấm cùng 300ml nước sôi hãm trong 10 - 15 phút.
  • Sử dụng trà cam thảo uống mỗi ngày, lưu ý nên uống khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt hơn.

Mật ong

Mật ong vừa là thực phẩm giàu dinh dưỡng vừa là vị thuốc có công dụng chữa bệnh rất tốt. Các chất chống oxy hóa trong thực phẩm này có khả năng giảm gốc tự do sản sinh trong quá trình viêm loét. Qua đó đẩy nhanh tốc độ phục hồi các tổn thương ở dạ dày. Ngoài ra, trong mật ong chứa chất hydrogen peroxide tự nhiên đem lại hiệu quả kháng khuẩn, chống nấm và tiêu diệt virus.

XEM THÊM: TOP 6 cách chữa viêm loét dạ dày bằng quả sung hiệu quả nhất

Mẹo dân gian trị viêm loét dạ dày
Mẹo dân gian trị viêm loét dạ dày

Hướng dẫn thực hiện bài thuốc này như sau:

  • Người bệnh chuẩn bị 4 - 5 thìa cà phê mật ong nguyên chất cho vào tách.
  • Sau đó lấy 250ml nước ấm đổ vào, khuấy đều và uống từng ngụm nhỏ.
  • Một tuần thực hiện 4 - 5 lần chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy các triệu chứng viêm loét dạ dày cải thiện rõ rệt.

Giấm táo

Theo y học cổ truyền, trong giấm táo chứa các hoạt chất có khả năng cân bằng acid trong dịch vị dạ dày, từ đó hỗ trợ đẩy lùi các cơn đau nhanh chóng. Ngoài ra, acid acetic có trong vị thuốc này còn giúp kháng khuẩn và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột.

Hướng dẫn thực hiện bài thuốc này như sau:

  • Người bệnh chuẩn bị 2 muỗng nhỏ giấm táo và 1 - 2 thìa cà phê mật ong hoặc đường mía.
  • Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào một cốc nước ấm khuấy đều để uống.
  • Mỗi tuần nên thực hiện phương pháp này 2-  3 lần để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh.

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý các mẹo dân gian này chỉ hỗ trợ cho các trường hợp bệnh nhẹ, chưa có biến chứng. Đồng thời chỉ nên sử dụng với lượng vừa đủ, tránh lạm dụng gây ra các tác dụng phụ cho sức khỏe.

Bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

Ngoài việc sử dụng lựa chọn biện pháp y học hiện đại và áp dụng các mẹo đơn giản tại nhà, bạn có thể tham khảo cách chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng bài thuốc Đông y. Đây đang là phương pháp được nhiều người bệnh ưu tiên hiện nay.

Hầu hết các bài thuốc Đông y đều có nguồn gốc từ các loại thảo dược tự nhiên nên an toàn, lành tính với mọi đối tượng. Ngoài ra, chúng đều được nghiên cứu và phát triển dựa trên những tinh hoa của y học cổ truyền nên mang đến hiệu quả chuyên sâu và chữa trị tận gốc căn nguyên gây bệnh.

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý lựa chọn các cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị để đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các bài thuốc được truyền miệng hoặc công khai trên mạng.

Ăn gì, kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị và phục hồi của bệnh nhân viêm loét dạ dày. Đồng thời, việc này cũng sẽ hỗ trợ tốt hơn trong việc cải thiện các triệu chứng.

Một số thực phẩm tốt được chuyên gia khuyên dùng

Hiện nay, không có quy tắc cụ thể về các thực phẩm dành riêng cho người bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, bạn nên cố gắng bổ sung một số loại đồ ăn, thức uống sau:

Sữa chua là thực phẩm tốt cho sức khỏe
Sữa chua là thực phẩm tốt cho sức khỏe

  • Men vi sinh: Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, bổ sung men vi sinh, ví dụ như lactobacillus sẽ giúp dạ dày và đường ruột của bạn khôi phục trạng thái cân bằng tự nhiên. Nhờ đó, có thể cải thiện tốt hơn các triệu chứng của người bệnh viêm loét dạ dày. Các thực phẩm giúp bổ sung men vi sinh bao gồm kim chi và các loại dưa chua.
  • Nghệ: Loại gia vị này có công dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa nhờ vào thành phần curcumin. Đặc biệt, nghệ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và làm lành các vết viêm loét ở dạ dày.
  • Súp lơ: Trong súp lơ chứa sulforaphane, hoạt chất quan trọng giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP. Nhờ đó, súp lơ giúp cải thiện tốt hơn các biểu hiện nhiễm trùng và tình trạng viêm loét ở dạ dày.
  • Các loại quả mọng như: Quả lê, mâm xôi, dâu tây, việt quất,... đều có tác dụng hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn HP và cải thiện các triệu chứng của bệnh dạ dày.
  • Chuối: Loại quả này có khả năng trung hòa nồng độ acid và cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Bởi trong chuối chứa một hàm lượng lớn đường bột, từ đó cung cấp năng lượng để cân bằng nồng độ kali cho người bị nôn ói, tiêu chảy. Ngoài ra, chất xơ hòa tan pectin cũng có lợi với người bị đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa và táo bón.
  • Mật ong: Đây là thực phẩm có khả năng kháng khuẩn tự nhiên và cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, mật ong còn giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP, từ đó đẩy lùi các triệu chứng viêm loét dạ dày.
  • Canh và các món súp: Đồ ăn nấu mềm, đặc biệt là các món súp rất dễ tiêu hóa và không gây áp lực cho dạ dày. Ngoài ra, các món canh cũng giúp pha loãng nồng độ acid trong dịch dạ dày, ngăn ngừa các cơn đau và chứng trào ngược.
  • Sữa chua: Trong loại đồ uống này chứa nhiều probiotic có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời nâng cao sức đề kháng và đẩy lùi các triệu chứng viêm loét dạ dày.

Người bệnh nên kiêng gì?

Bên cạnh đó, có một số thực phẩm và đồ uống làm tăng dịch acid trong dạ dày khiến các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bởi vậy, để hỗ trợ cải thiện viêm loét dạ dày, bạn nên kiêng các loại sau:

  • Rượu: Rượu bia và đồ uống có cồn khác đều gây viêm và kích ứng niêm mạc dạ dày. Bởi vậy, người bệnh nên tránh tiêu thụ để quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn.
  • Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ: Thức ăn chiên trong dầu ở nhiệt độ cao gây ra nhiều ảnh hưởng xấu với hệ thống tiêu hóa và lớp niêm mạc dạ dày.

Đồ chiên xào không tốt cho bệnh viêm loét dạ dày
Đồ chiên xào không tốt cho bệnh viêm loét dạ dày

  • Thực phẩm giàu acid: Trái cây có tính chua như cam, chanh, bưởi,... khiến cho lượng acid trong dạ dày tăng cao và ảnh hưởng xấu đến tình trạng viêm loét. Bởi vậy người bệnh cũng nên hạn chế.
  • Đồ ăn chế biến sẵn: Cụ thể như khoai chiên, gà rán,... chứa nhiều chất béo, muối và đường gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các triệu chứng của bệnh.
  • Đồ ăn cay: Các loại thực phẩm như ớt, tiêu dễ dẫn đến trào ngược, viêm loét, đau dạ dày cấp, bởi vậy bạn nên hạn chế sử dụng.

Phòng ngừa bệnh đơn giản ngay từ bây giờ

Để phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày, bạn cần chú ý một số vấn đề trong chế độ ăn uống và sinh hoạt như sau:

  • Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, bạn cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng và nước để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm để bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
  • Duy trì một lối sống lành mạnh bằng cách bỏ thuốc lá và tránh xa các loại đồ uống có cồn gây hại cho sức khỏe.
  • Chú ý thái nhỏ và nấu chín kỹ thức ăn, đồng thời ưu tiên các món luộc, hấp để dạ dày dễ tiêu hóa.
  • Ăn chậm, nhai kỹ đồ ăn, tránh vừa ăn vừa đọc báo, xem điện thoại hay làm việc ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa và gây tổn thương cho dạ dày.
  • Chú ý ăn uống đúng giờ, đủ bữa, không để bụng quá no hoặc quá đói. Bởi điều này dễ khiến dạ dày bị co bóp mạnh, dẫn đến các cơn đau, lâu ngày gây viêm loét và xuất huyết.
  • Đồng thời cũng chú ý không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, nhiệt độ tốt nhất cho hệ tiêu hóa là 40 - 50 độ.
  • Bên cạnh đó, bạn nên tập luyện thể dục thường xuyên và làm việc khoa học, không để lo lắng, căng thẳng quá độ ảnh hưởng đến hoạt động của niêm mạc dạ dày.
  • Tránh thức khuya, nên đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc để các cơ quan trong cơ thể cũng được nghỉ ngơi.
  • Ngoài ra, chú ý tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Hoặc đi khám định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện bệnh và có hướng điều trị kịp thời.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về căn bệnh viêm loét dạ dày mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng các thông tin này có ích với người bệnh. Bạn nên thực hiện một lối sống khoa học, lành mạnh để chăm sóc sức khỏe tốt hơn, từ đó phòng ngừa mọi bệnh tật.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Câu hỏi thường gặp

Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Nên Ăn Gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Bệnh có thể gây rối loạn tiêu hóa nặng và dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày. Vậy bị viêm loét dạ dày...

Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Có Nguy Hiểm Không?

Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, đây là căn bệnh phổ biến ở độ tuổi từ 30 - 50, tiềm tàng nhiều biến chứng khó lường, thậm chí đe dọa cả tính mạng. Để tìm hiểu chi tiết hơn, người bệnh hãy...

Bệnh liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *