Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không? Cần lưu ý điều gì?
Một trong những bệnh lý mãn tính về xương khớp có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động người bệnh là thoái hóa cột sống. Vậy người bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không và cần lưu ý gì để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe?
Bị bệnh thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không?
Thoái hóa cột sống là bệnh lý xảy ra khi các đốt sống có dấu hiệu bị thoái hóa, gây ra các cơn đau âm ỉ cho người bệnh và một số tình trạng khác như: Thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm, giãn dây chằng, loãng xương…
Các cơn đau do thoái hóa cột sống gây ra khiến người bệnh rất ngại vận động, thường xuyên giữ các động tác như khom lưng, cúi đầu để hạn chế các cơn đau. Điều này càng khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và khó hồi phục.
Theo đó, thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không là thắc mắc của đa số người mắc phải căn bệnh này. Thực tế, chạy bộ là môn thể thao dễ dàng thực hiện, không mất nhiều thời gian tập luyện và có thể tự áp dụng tập tại nhà. Hơn nữa, phương pháp này còn có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các chuyên gia về xương khớp đã đưa ra lời khuyên cho người bị thoái hóa cột sống là: Chỉ nên thực hiện bài tập chạy bộ khi các cơn đau mới xuất hiện, tình trạng bệnh chưa quá nghiêm trọng. Lúc này, việc chạy bộ có thể hỗ trợ chúng ta cải thiện tình trạng đau nhức, rút ngắn thời gian phục hồi.
Tuy nhiên, đối với người bị đau nhức ở thể nặng, tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng thì không nên chạy bộ. Vì cách tập luyện này có thể gây ra nhiều áp lực cho cột sống, khiến các cơn đau tăng nặng hơn và thậm chí có thể gây ra chấn thương, làm tổn thương thêm cho cột sống.
Những lợi ích của việc chạy bộ cho người bệnh thể nhẹ
Việc chạy bộ đúng cách đối với người bị thoái hóa cột sống có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp cũng như sức khỏe tổng thể như sau:
- Chạy bộ giúp làm thư giãn cơ bắp, đặc biệt là phần cơ bắp ở vị trí hông, thắt lưng. Từ đó có thể làm giảm tình trạng co cứng cơ, giúp người bệnh vận động một cách linh hoạt hơn.
- Khi chạy bộ, người bệnh có thể cải thiện được tình trạng lão hóa xương khớp và ngăn ngừa sự thoái hóa tiến triển nhanh hơn.
- Việc chạy bộ đúng cách còn giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể rất tốt, hạn chế các tổn thương xương khớp.
- Ngoài ra, bài tập này còn làm tăng cường độ dẻo dai cho cột sống và khu vực đĩa đệm.
Nguyên tắc chạy bộ cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống
Người bệnh bị thoái hóa cột sống có nên chạy bộ hay không còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh. Đối với trường hợp nhẹ có thể thực hiện bài tập này, bạn cần nắm rõ các nguyên tắc chạy bộ sau đây để đảm bảo an toàn cũng như giúp bài tập mang đến hiệu quả tốt nhất.
- Về tư thế chạy bộ: Người bệnh phải luôn giữ tư thế chạy sao cho lưng thẳng, đầu thẳng, mặt phải hướng về phía trước và cơ thể được thả lỏng, giảm nguy cơ căng cơ.
- Về tốc độ: Trong khoảng 5 phút đầu khởi động, bạn cần chạy nhẹ nhàng để cơ thể làm quen với nhịp độ tập luyện, sau đó tăng tốc từ từ.
- Về địa hình chạy: Người bệnh cần chạy ở nơi có địa hình bằng phẳng, nhiều ánh nắng và cây xanh. Tuyệt đối không chạy ở đường dốc, đường gồ ghề khiến áp lực cột sống tăng lên.
- Phải lựa chọn giày và trang phục chạy bộ phù hợp: Cần mặc quần áo thoải mái, dễ dàng thấm hút mồ hôi và chọn giày êm ái, vừa chân, có độ ma sát tốt.
- Phải có kế hoạch chạy cụ thể: Bệnh nhân chỉ nên chạy chậm khoảng 30 phút và duy trì cường độ tập luyện hàng ngày. Không chạy lúc cơ thể quá no hoặc quá đói.
Những sai lầm chúng ta thường gặp khi chạy bộ
Nhiều người thường nghĩ rằng: Việc chạy bộ rất đơn giản, có thể tự tập tại nhà nên chủ quan mà không biết rằng mình đang mắc một số sai lầm có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Các lỗi thường gặp mà người bệnh cần chú ý khi chạy bộ để tránh mắc phải là:
- Thường xuyên luyện tập quá sức với cường độ mạnh và thời gian dài. Khi đó, cơ thể dễ dàng bị mệt mỏi, mất sức, gây áp lực cho xương khớp, nhất là vùng cột sống.
- Khi chạy bộ, người bệnh không uống đủ nước trước và trong quá trình tập luyện. Bạn cần phải uống nước vừa đủ trước khi chạy và sau khi chạy khoảng 20 phút cần bổ sung thêm nước cho cơ thể.
- Chạy bộ sai tư thế khi không giữ được đầu và lưng thẳng, mặt cúi về phía trước sẽ làm ảnh hưởng đến đốt sống cổ và thắt lưng khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
- Việc đi giày quá chật hoặc rộng, quần áo không phù hợp khi tập cùng là những sai lầm thường gặp khiến việc chạy bộ không phát huy được hiệu quả như mong muốn cho người bệnh.
Lưu ý cho người bị thoát vị đĩa đệm khi chạy bộ
Ngoài bài tập chạy bộ, người bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ không cũng là thắc mắc thường gặp. Đối với hai bài tập này, người bệnh đều có thể tự tập luyện tại nhà với tư thế, cách chuẩn bị như nhau, chỉ khác về tốc độ và cường độ tập. Khi thực hiện chạy hoặc đi bộ, chúng ta cần lưu ý:
- Chỉ nên đi bộ hoặc chạy bộ khi tình trạng thoái hóa cột sống đang ở giai đoạn đầu, các triệu chứng ở mức độ nhẹ.
- Trong trường hợp tập luyện khiến tình trạng đau tăng dần, người bệnh nên dừng tập và đến gặp bác sĩ để được lên đơn thuốc điều trị thoái hóa cột sống chuẩn nhất.
- Ngoài việc chạy bộ, bệnh nhân có thể tập thêm các bài tập tốt cho cột sống như bơi lội, tập yoga, dưỡng sinh.
- Bên cạnh đó, người bệnh phải tuân thủ được phác đồ điều trị của bác sĩ, điều trị tích cực và sinh hoạt khoa học, điều độ.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không? Mặc dù, bài tập này có thể hỗ trợ người bệnh phục hồi, tăng độ linh hoạt cho xương khớp khi vận động, tuy nhiên người bệnh muốn trị bệnh TẬN GỐC cần sử dụng bài thuốc đặc trị và theo hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!