Thoái Hoá Cột Sống
Thoái hóa cột sống là chứng bệnh gây ra các cơn đau nhức xương khớp hàng đầu hiện nay và có thể dẫn tới biến chứng bại liệt nếu không chữa trị sớm. Bệnh ngày càng có chiều hướng trẻ hóa, vậy nên chúng ta cần tìm hiểu kỹ để có cách khắc phục sao cho phù hợp. Các thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
Thoái hóa cột sống là bệnh gì?
Bệnh thoái hóa cột sống tiếng Anh gọi là Degenerative Spine - Bệnh lý về xương khớp thường thấy ở những người trung tuổi, người từ sau độ tuổi 35 trở ra. Đây là chứng bệnh mãn tính có tỷ lệ người mặc khá cao, tốc độ phát triển của bệnh khá chậm nhưng mức độ sẽ tăng dần theo thời gian.
Người bệnh thường mắc thoái hóa cột sống tại vùng lưng và cổ. Trong đó, cột sống cổ sẽ dễ bị tổn thương tại các đốt sống C5 - C6 - C7, cột sống lưng bị thoái hóa tại vị trí L4 - L5, L5 - S1. Cột sống bị thoái hóa sẽ gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu, gây ảnh hưởng tới cuộc sống đời thường của bệnh nhân.
Những nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống
Cột sống thoái hóa có thể xảy ra do các yếu tố bộc phát từ bên trong cơ thể hoặc do những tác động từ bên ngoài. Các chuyên gia về xương khớp tại Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102 cho biết những nguyên nhân gây bệnh thường gặp là:
Nguyên nhân nguyên phát:
- Cơ thể lão hóa: Đây là quy luật tự nhiên bất cứ ai cũng không thể tránh khỏi. Khi tuổi tác càng lớn, xương càng yếu hơn, các cấu trúc trong xương bị tổn thương nhanh chóng gây ra tình trạng: Đĩa đệm mất nước, xơ hóa dây chằng, hao mòn mô sụn và bao xơ đĩa đệm. Tốc độ xương lão hóa nhanh hay chậm sẽ còn phụ thuộc vào cách sinh hoạt, lối sống hàng ngày của mỗi người. Thông thường, lão hóa sẽ xảy ra sớm nhất ở khoảng độ tuổi 30 - 35. Vì vậy, khi ở tuổi này, chúng ta cần hết sức chú ý tới vấn đề sức khỏe xương khớp.
- Di truyền: Các thống kê gần đây cho thấy, thoái hóa cột sống còn xảy ra bởi một số bệnh di truyền bẩm sinh như: Vẹo cột sống, gai đôi cột sống, hẹp ống sống,.... Những bệnh lý này khi gặp phải các yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nguyên nhân thứ phát:
- Tính chất của công việc: Khi bạn làm các công việc phải mang vác nặng, hay người làm văn phòng thường ngồi một chỗ quá lâu, người đi giày cao gót liên tục mỗi ngày,...sẽ dễ bị ảnh hưởng tới khớp xương. Người bệnh từ đó tăng nguy cơ mắc thoái hóa cột sống hơn.
- Thói quen xấu từ chế độ sinh hoạt: Tình trạng bạn nằm một tư thế quá lâu, gối quá cao, ngồi tư thế gù lưng hoặc thường gập cổ cũng sẽ là yếu tố có thể dễ tới thoái hóa cột sống.
- Các chấn thương: Trong quá trình làm việc hoặc sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân có thể gặp phải các chấn thương gây tác động xấu tới cột sống. Từ đó làm cho đĩa đệm bị ảnh hưởng về suy yếu một cách nhanh chóng theo thời gian. Khi chấn thương càng nặng, cột sống càng có nguy cơ bị thoái hóa.
- Chế độ ăn uống: Khi chế độ dinh dưỡng của bạn thiếu khoa học, ăn uống không lành mạnh sẽ làm cho cột sống dễ suy yếu hơn. Đặc biệt với những người có thói quen dùng các thực phẩm chứa nhiều muối, đường, dầu mỡ, cay nóng sẽ càng gây ảnh hưởng tới quá trình tái tạo xương. Bên cạnh đó, nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ vitamin D, canxi, magie sẽ làm cho cột sống bị mài mòn và quá trình thoái hóa cũng diễn ra nhanh hơn.
Ngoài các nguyên nhân trên, bệnh thoái hóa cột sống còn có thể xảy ra bởi bạn dùng một số thuốc điều trị làm giảm khả năng hấp thụ của canxi. Hay những người thừa cân, béo phì, ít tập thể dục hoặc tập luyện sai cách cũng có thể mắc bệnh.
Triệu chứng thoái hoá cột sống phổ biến
Thông thường, khi mắc bệnh thoái hóa cột sống, chúng ta đều sẽ nhận thấy các cơn đau âm ỉ với mức độ thường xuyên, đau xảy ra dọc theo vùng cổ và thắt lưng. Những triệu chứng của bệnh có thể diễn ra từ 1 đến 2 ngày và sau đó một thời gian sẽ tái phát đợt khác. Đồng thời, cổ và thắt lưng sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau.
Biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ:
- Người bệnh bị đau nhức tại vùng vai gáy. Cơn đau sẽ âm ỉ và kèm theo triệu chứng co cứng tại vùng cổ. Đau nhức bắt đầu từ vai gáy và sau đó sẽ lan tới bả vai, cánh tay. Đặc biệt ở một số trường hợp, người bệnh còn bị tê bì ở cánh tay và cả ngón tay.
- Các cơn đau sẽ tăng mức độ khi chúng ta tập thể thao hoặc vận động mạnh. Đặc biệt khi bạn cúi đầu, xoay đầu hay ngửa cổ sẽ cảm giác bị đau nhói. Mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc bạn hắt hơi sẽ làm xuất hiện các cơn đau tại cột sống.
- Qua một thời gian dài, người bệnh xuất hiện thêm chứng đau đầu, cơn đau sẽ lan ra từ vùng thùy chẩm tới thái dương, tiếp đó là tới trán cùng sau hốc mắt.
- Ngoài ra, chúng ta cũng có thể mắc một số triệu chứng khác như: Chóng mặt, hoa mắt, ù tai, trí nhớ bị suy giảm, thường xuyên mất ngủ hay mồ hôi ra nhiều, rối loạn hệ thần kinh thực vật.
- Ở những người bị nặng hơn, bệnh sẽ gây ra các áp lực chèn ép lên vùng trước tủy và làm bệnh nhân bị liệt cứng nửa người. Khi mới ngủ dậy, chúng ta sẽ thường có cảm giác bị căng cứng ở cổ và khớp vai dẫn tới không thể vận động ngay lập tức. Sau khoảng 15 phút xoa bóp, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn và có thể vận động thoải mái.
- Đồng thời, người bị thóa hóa cột sống có thể bị thêm cảm giác kiến bò, ngáp, nấc khá thường xuyên.
Thoái hóa tại cột sống lưng:
- Bệnh nhân xuất hiện các cơn đau tại đốt sống lưng ở phía dưới, đau kéo dài từ khoảng 6 đến 8 tuần hoặc lâu hơn, tùy thuộc theo mức độ của bệnh.
- Tại vùng thắt lưng, cơn đau sẽ có thể lan tới phần hông, chân, đau nhức âm ỉ cả ngày hoặc sẽ nặng hơn vào buổi đêm. Người bệnh do đó bị mất ngủ, mệt mỏi và gây ra nhiều khó chịu cho sinh hoạt.
- Nếu bạn ngồi ở một tư thế quá lâu, khi thực hiện động tác xoay người hoặc vươn người, nâng các đồ vật nặng sẽ làm cho cơn đau tăng thêm. Ngoài ra, người bệnh không thể cúi người để chạm tay xuống ngón chân.
- Khi cột sống thắt lưng bị thoái hóa, người bệnh sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng như: Tê bì chân tay, căng thẳng, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ,....
Thoái hóa cột sống có phải bệnh nguy hiểm không, có chữa được không?
Đây là bệnh lý mãn tính nhưng không gây ra các đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, thoái hóa cột sống sẽ làm ảnh hưởng nhiều tới đời sống của người bệnh, xảy ra những di chứng khá nặng nề nếu bạn không được điều trị kịp thời. Chúng ta có thể gặp phải một số biến chứng sau:
- Cột sống bị biến dạng, cong vẹo. Những cơn đau nhức dữ dội sẽ làm bệnh nhân bị đau đớn, khả năng đi lại hay vận động đều gặp khó khăn. Để có thể giảm cơn đau một cách hiệu quả nhất, bệnh nhân thường phải nghiêng người hoặc cổ để thấy dễ chịu hơn. Khi tình trạng này kéo dài sẽ làm các dây thần kinh bị chèn ép, cột sống đồng thời cũng biến dạng.
- Các dây thần kinh ở thắt lưng và cổ bị chèn ép áp lực lớn gây ra nhiều đợt đau nhức liên tục, chân tay tê bì khiến sức khỏe của người bệnh suy giảm rõ rệt.
- Thoái hóa cột sống khi không được chữa trị đúng cách có thể gây ra tình trạng tổn thương đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống.
- Ở không ít người bệnh còn xảy ra tình trạng đau mắt, chảy nước mắt liên tục hoặc sợ ánh sáng mạnh. Thậm chí nặng hơn là gây ra mù mắt.
- Nếu bệnh thoái hóa cột sống không được chữa trị kịp thời làm tình trạng ngày càng nặng hơn, người bệnh có nguy cơ bị bại liệt.
- Cơn đau ngực xảy ra nặng hơn khi bạn ấn xuống phần ngực, bởi lúc này các gai xương phát triển gây ảnh hưởng trực tiếp tới gốc thần kinh.
Thoái hóa cột sống sẽ phát triển từ từ và nâng dần cấp độ tổn thương. Với vấn đề bệnh có chữa được hay không sẽ phụ thuộc vào quá trình phát hiện và điều trị bệnh. Nếu bạn nhận biết bệnh khi đã tiến triển nặng sẽ rất khó khăn trong việc chữa trị.
Đồng thời, để có thể giúp bệnh nhanh khỏi nhất, bệnh nhân cần quan tâm tới sức khỏe của bản thân một cách sát sao. Ngay khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh cần có các biện pháp can thiệp sớm theo sự hướng dẫn của các bác sĩ.
Hiện nay, việc điều trị bệnh thoái hóa cột sống cần đảm bảo 2 yếu tố là giảm tốc độ cột sống bị thoái hóa và khắc phục tình trạng ép rễ thần kinh. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc, người bệnh cũng cần kết hợp vật lý trị liệu, các bài tập thể dục và thay đổi thói quen sống để hạn chế làm bệnh tái phát.
Phương pháp chẩn đoán thoái hóa cột sống ở người trẻ tuổi, người già
Thông qua những triệu chứng của người bệnh, kết hợp với các xét nghiệm lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ chữa bệnh thích hợp với từng người. Nhờ vậy, chúng ta có thể tránh khỏi các biến chứng rất hiệu quả.
Hiện nay đang có 2 hướng chẩn đoán được các bác sĩ áp dụng đó là chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng.
Chẩn đoán lâm sàng
Phương pháp này được thực hiện bằng cách dựa theo những triệu chứng của người bệnh, tiền sử bệnh lý cùng một số bài kiểm tra về thể chất để đưa ra đánh giá tổng quan.
Những triệu chứng xảy ra khi các bác sĩ thực hiện chẩn đoán lâm sàng ở người bệnh là:
- Khi ấn hoặc sờ vào vùng cổ, vùng thắt lưng, bệnh nhân sẽ thấy đau, lực ấn càng mạnh, cơn đau càng rõ rệt hơn.
- Tây chân của người bệnh khá yếu, sẽ phản xạ chậm hoặc nặng hơn là mất cảm giác ở tay.
- Phần mô xương của bệnh nhân lồi lên rõ rệt, ấn vào sẽ bị đau, những cơn đau này sẽ chạy dọc theo phần cột sống bị thoái hóa.
- Bệnh nhân khi thực hiện động tác cúi người, xoay người hoặc khom - ngửa lưng sẽ khá khó khăn, hạn chế khả năng vận động.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Sau khi đã có những đánh giá tổng quan về bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm cùng máy móc để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Người bệnh sẽ biết được mức độ thoái hóa đang diễn ra như thế nào.
- Chụp X-quang thoái hóa cột sống: Đây là phương pháp kiểm tra phổ biến nhất để theo dõi sự tổn thương ở đĩa đệm, sụn, xương. Nhưng cách này sẽ không thể hiển thị những tổn thương đang xảy ra ở phần sụn.
- Xét nghiệm máu: Dựa vào kết quả xét nghiệm từ máu, các bác sĩ có thể phát hiện ra những bệnh lý liên quan như thận, tiểu đường hay béo phì gây hình thành chứng thoái hóa cột sống.
- Chụp cộng hưởng MRI: MRI là cách chẩn đoán đưa ra những hình ảnh hiển thị cụ thể của tổn thương tại đĩa đệm cùng với các dây thần kinh tại cột sống.
Điều trị bệnh thoái hóa cột sống như thế nào?
Sau khi đã có kết quả kiểm tra lâm sàng cụ thể, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tư vấn hướng điều trị tốt nhất để đẩy lùi bệnh. Việc lựa chọn đúng phương pháp chữa sẽ giúp chúng ta rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
Có rất nhiều cách để chữa trị thoái hóa cột sống hiện nay, bao gồm cả dùng thuốc và không dùng thuốc. Các cách chữa nhìn chung đều tập trung vào việc giảm đau, giảm sưng và cứng khớp.
Bệnh nhân tham khảo cách điều trị bệnh như sau:
Điều trị thoái hóa cột sống bằng y học hiện đại
Với hướng điều trị này, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng hoặc phẫu thuật theo tình trạng bệnh và thể trạng để đáp ứng hiệu quả một cách tốt nhất.
Thuốc Tây y
Theo đó, bạn sẽ sử dụng những loại thuốc chủ yếu sau đây:
- Nhóm thuốc có công dụng giảm đau: Đây là nhóm thuốc giúp người bệnh đẩy lùi các cơn đau được sử dụng rất phổ biến hiện nay. 2 loại thuốc được dùng chủ yếu là Efferalgan và Paracetamol, đáp ứng cho cả bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ và trung bình. Thuốc giúp giảm đau vừa phải, với người bị nặng hơn sẽ cần sử dụng Tramadol hoặc Opiat. Nhưng thuốc cần được sử dụng hợp lý để không làm ảnh hưởng tới chức năng của gan.
- Nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid: Những loại thuốc điển hình thuộc nhóm này gồm có: Diclofenac, Ibuprofen, Celecoxib, Piroxicam, Meloxicam. Thuốc sẽ hoạt động dựa theo cơ chế chọn lọc các men đồng dạng COX-2, có tác dụng mạnh hơn nhóm Paracetamol. Công dụng chủ yếu là giảm sưng viêm, giảm các tác dụng phụ tại đường tiêu hóa và bán cầu thận..
- Thuốc giãn cơ: Đây là nhóm thuốc giúp bệnh nhân giảm hiện tượng co cứng cột sống, giải tỏa giãn cơ. Hai loại thuốc thường được dùng là Eperisone và Olperisone.
- Nhóm thuốc chống thoái hóa: Có chứa các thành phần là Chondroitin Sulphate, Glucosamine Sulfate và Piascledine.
- Nhóm thuốc giảm đau thần kinh: Được sử dụng nhiều nhất là Pregabalin, Mecobalamin, Gabapentin cùng vitamin B để giảm các áp lực chèn ép lên rễ thần kinh.
- Thuốc tiêm ngoài màng cứng: Khi bệnh nhân bị đau nhức rễ thần kinh tọa hoặc tủy sống bị chèn ép, người bệnh cần được tiêm Corticoid quanh cột sống. Đây là thuốc có công dụng giảm đau tại chỗ. Bệnh nhân sẽ được tiêm 3 mũi và thời gian giữa các mũi cách nhau từ 5 ngày đến 1 tuần.
- Thuốc bôi tại chỗ: Gồm có Voltaren Emulgel, Profenid gel, Gelfen lên các vị trí đau nhức để hỗ trợ làm giảm cơn đau mà không gây ra các tác dụng phụ.
Khi sử dụng thuốc Tây, người bệnh cần chú ý duy trì theo đúng liều lượng được kê đơn. Việc tự ý mua thuốc về chữa tại nhà hoặc thay đổi liều lượng, kết hợp tùy ý các loại thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ hết sức nguy hiểm. Bên cạnh đó, thuốc Tây giúp bệnh nhân giảm nhanh các triệu chứng nhưng cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho thận, gan khi bạn sử dụng trong suốt thời gian dài.
Bổ sung thực phẩm chức năng
Cùng với thuốc Tây y, thực phẩm bổ sung cũng được rất nhiều bệnh nhân thoái hóa cuộc sống lựa chọn sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh, làm giảm cơn đau. Bạn có thể tham khảo những sản phẩm được đánh giá cao sau đây:
Hoạt Huyết Phục cốt hoàn
Hoạt Huyết Phục cốt hoàn là công trình được nghiên cứu bởi bác sĩ Đỗ Minh Tuấn cùng những chuyên gia hàng đầu về xương khớp tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Sản phẩm ngay khi được giới thiệu tới người dùng đã nhận được rất nhiều đánh giá hài lòng bởi tính hiệu quả và an toàn đối với sức khỏe.
Các thành phần chính có trong sản phẩm gồm: Hầu vĩ tóc, na rừng, hy thiêm, gối hạ, phòng phong, hoàng cầm, quế chi, cùng các thành phần là: Glucosamin sulfat, natri, chondroitin, MSM – Methylsunlfonylmethane…
Với những thành phần nổi bật trên, viên uống mang tới những công dụng sau:
- Hỗ trợ người dùng giảm các triệu chứng bởi những bệnh lý liên quan tới xương khớp như: Đau khớp, đau khớp dạng thấp, thoái hóa xương khớp, đau thần kinh tọa,....
- Tăng cường các dịch nhầy để khớp xương hoạt động hiệu quả hơn, hỗ trợ tái tạo sụn khớp và thúc đẩy khớp xương luôn khỏe mạnh, linh hoạt.
- Hỗ trợ cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch cho người bệnh cũng như phòng ngừa bệnh xương khớp.
Cách sử dụng:
- Với trẻ nhỏ từ 6 đến 15 tuổi sẽ sử dụng theo chỉ định của các bác sĩ.
- Người trên 15 tuổi uống 2 lần trong ngày, mỗi lần sử dụng 12 đến 14 viên và dùng sau bữa ăn khoảng 20 phút.
Blackmores Glucosamine hỗ trợ xương khớp
Blackmores Glucosamine 1500mg là sản phẩm tăng cường Glucosamine giúp cải thiện sức khỏe xương khớp. Đồng thời tăng cường lượng dịch nhầy trong các khớp giúp bôi trơn và giảm những cơn đau nhức tại xương do bệnh lý hoặc tuổi già.
Thành phần chính được sử dụng trong viên uống là Glucosamine được tinh chế từ vỏ tôm hùm, mai cua biển cùng với một số thực phẩm nổi bật khác.
Công dụng nổi bật của viên uống cải thiện các vấn đề về xương khớp này là:
- Sản phẩm bổ sung lượng lớn Glucosamine giúp khớp tiết ra nhiều dịch hơn, từ đó sụn và khớp hoạt động linh hoạt với mọi chuyển động của cơ thể.
- Viên uống tăng cường giảm đau cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh lý liên quan tới xương khớp, tái tạo các xương và mô sụn bị tổn thương.
- Người dùng cũng được cải thiện chứng tê bì chân tay do tuổi tác, phòng ngừa những biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống lưng, cổ, khớp gối hay viêm khớp.
Cách sử dụng Blackmores Glucosamine như sau: Người trưởng thành và người trên 12 tuổi sẽ uống 1 viên mỗi ngày.
Jpanwell Glucosamin Chondroitin Z-SX
Đây là sản phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản, cung cấp thành phần tuyệt vời cho xương khớp thông qua chiết xuất từ sụn vi cá. Viên uống không chỉ mang đến những lợi ích cho xương khớp mà còn có công dụng đối với cả giác mạc, mắt.
Các thành phần được sử dụng trong sản phẩm này là: Glucosamine, Collagen peptide, Chondroitin, bột cây vuốt mèo.
Các công dụng của sản phẩm gồm có:
- Viên uống Jpanwell Glucosamin giúp chúng ta hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa xương khớp, phục hồi và chăm sóc cho các mô, cơ tại khớp.
- Sản phẩm hỗ trợ chăm sóc cho người bệnh thoái hóa xương khớp, đau lưng, đau mỏi tại cơ.
- Tăng cường thúc đẩy tái tạo và phát triển xương, răng.
- Ngăn ngừa những bệnh lý liên quan tới đau mỏi mắt, viêm giác mạc, đồng thời hỗ trợ bổ thận và có lợi cho tuyến tiền liệt.
Cách sử dụng viên uống Jpanwell: Mỗi ngày bạn uống 6 đến 8 viên và chia thành 2 lần uống sau bữa ăn.
Phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống
Cùng với uống thuốc và thực phẩm chức năng, bệnh nhân có thể thực hiện phẫu thuật khi bệnh đã chuyển quá nặng. Lúc này các phương pháp chữa trị thông thường không còn phù hợp với người bệnh. Cụ thể những trường hợp được chỉ định ca mổ gồm:
- Người mắc thoái hóa cột sống kèm thoát vị đĩa đệm.
- Bệnh nhân bị tê liệt một phần cơ thể bởi các dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng.
- Bạn bị mất kiểm soát tại ruột và bàng quang.
- Người bệnh có dấu hiệu thoái hóa đĩa đệm trầm trọng và trượt đốt sống.
Áp dụng các mẹo giảm đau nhức do thoái hóa cột sống từ dân gian
Dân gian ta từ lâu đã có nhiều bài thuốc được sử dụng trong quá trình bệnh nhân điều trị thoái hóa cột sống. Những cách chữa này tận dụng các nguyên liệu tự nhiên, dễ thực hiện và chi phí cũng rất thấp. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây:
- Lá lốt: Nguyên liệu này được đánh giá cao trong việc trị phong thấp, kháng khuẩn, giảm đau và phòng ngừa thoái hóa. Bệnh nhân nên áp dụng cách uống nước cốt hoặc chườm nóng để hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
- Ngải cứu: Với tính ấm, vị đắng, ngải cứu có khả năng đẩy lùi chứng chóng mặt, hoa mắt, chống viêm, giảm phong hàn và giảm đau bởi lá ngải còn chứa Aspirin. Bạn có thể sử dụng ngải cứu bằng cách chế biến thành món ăn hoặc nước ép để sử dụng thường xuyên.
- Xương rồng: Từ lâu xương rồng đã được vận dụng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh về xương khớp của dân gian, đặc biệt là thoái hóa cột sống và gai cột sống. Bệnh nhân hàng ngày dùng xương rồng để chườm lên vị trí cột sống bị tổn thương sẽ giúp cải thiện bệnh đáng kể.
- Cây nhàu: Trong loại cây này có chứa rất nhiều Prosertonin, khoáng chất và vitamin có công dùng làm lành tổn thương tại xương và tái tạo mô sụn. Bệnh nhân nên chườm hoặc uống nước cốt để giảm đau nhức xương.
Một số cách chữa khác cho bệnh nhân
Cùng với mẹo dân gian, thực phẩm chức năng hay thuốc Tây và phẫu thuật, chúng ta có thể áp dụng thêm những phương pháp khác cũng có hiệu quả không kém như:
- Sử dụng thuốc Đông y: Bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng các bài thuốc y học cổ truyền để chữa bệnh thoái hóa cột sống. Các vị thuốc đều lành tính, an toàn, phát huy hiệu quả tốt, không gây ra tác dụng phụ cho người dùng. Dược liệu được kết hợp hoàn hảo với nhau giúp tán hàn, khu phong, hỗ trợ làm lành tổn thương và nuôi dưỡng cột sống, xương khớp hiệu quả.
- Vật lý trị liệu: So với các loại thuốc, vật lý trị liệu cũng là cách cải thiện bệnh an toàn, tuy có tác dụng chậm hơn nhưng vẫn hỗ trợ tốt cho người bệnh. Chúng ta có thể kiểm soát mức độ bệnh và phục hồi các chức năng vận động rất tốt. Bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp gồm: Kích thích điện, kéo giãn cột sống, siêu âm, bấm huyệt, kích thích điện,....
Xem thêm: 16 Thuốc Thoái Hóa Cột Sống Được Dùng Nhiều Nhất Năm 2024
Một số bài tập cho người mắc thoái hóa cột sống
Cùng với việc sử dụng thuốc đều đặn, bạn nên kết hợp một số bài tập đơn giản, nhẹ nhàng tại nhà để thúc đẩy quá trình hồi phục cho cột sống. Đặc biệt với người sau phẫu thuật sẽ rất cần đến những bài tập này. Bạn có thể tập luyện theo một số hướng dẫn được các chuyên gia xương khớp khuyến khích sau:
- Bài tập tại xương chậu: Bạn thực hiện theo tư thế nằm thẳng trên sàn, hai chân gập lại và đồng thời siết cơ bụng. Sau đó dùng lực tại hông để nâng phần thân dưới lên và hít sâu. Bạn từ tự hạ xuống và thở ra, duy trì động tác mỗi ngày 10 đến 20 lần.
- Bài tập đốt sống cổ: Khi bệnh nhân là những người thường ngồi làm việc lâu trước máy tính, bạn nên cách 3 tiếng thực hiện động tác ngửa cổ, hít sâu và cúi xuống. Tiếp đó xoay cổ theo xoáy tròn từ phải qua trái với tốc độ từ từ. Lặp lại động tác 7 đến 10 lần, mỗi lần 3 - 4 giây để phát huy hiệu quả.
- Bài tập kéo giãn cơ lưng: Người bệnh nằm ngửa để lưng và xương chậu đềm chạm vào sàn. Một chân co lên, đầu gối hướng về phía ngực và đan chéo hai tay ở chân để gập lên. Chúng ta hít thở nhẹ nhàng trong 4 giây và đổi lại chân bên kia, thực hiện động tác tương tự.
Xem thêm: Hướng dẫn các bài tập chữa thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả tại nhà
Người bệnh thoái hóa cột sống nên kiêng gì, ăn gì?
Có thể bạn chưa biết, chế độ ăn uống không chỉ giúp bổ sung dưỡng chất mà còn hỗ trợ đẩy nhanh tiến trình điều trị. Các chuyên gia đã đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích về việc sử dụng thực phẩm cho người thoái hóa cột sống như sau:
Thực phẩm nên bổ sung:
- Tăng cường nguồn rau xanh để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể, đặc biệt là các vitamin C, vitamin D.
- Kết hợp sử dụng các loại nước xương hầm và thực phẩm giàu canxi như cua, tôm cùng các axit béo như omega-3.
- Người bệnh cũng nên tích cực ăn hạt lanh, óc chó để giảm triệu chứng đau nhức và sưng tấy.
Thực phẩm nên tránh:
- Đồ ăn có chứa hàm lượng đạm, chất béo cao vì có thể gây ra bệnh gút, làm tăng cân dẫn tới đẩy áp lực lên cột sống nhiều hơn.
- Các thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều đường, nhiều muối hoặc thực phẩm lên men đều không có lợi cho xương khớp.
- Nội tạng động vật, thịt đỏ hay các chất kích thích đều cần loại bỏ khỏi danh sách ăn uống của người bệnh.
Xem thêm: Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?
Duy trì các thói quen tốt giúp phòng bệnh thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống xảy ra do yếu tố tuổi tác chỉ là một nguyên nhân nhỏ. Việc duy trì các thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng như chế độ rèn luyện cơ thể chính là những yếu tố quyết định rất nhiều tới sức khỏe của cột sống và cả hệ xương khớp. Theo đó, chúng ta cần chú ý một số điều dưới đây:
- Hạn chế việc ngồi quá lâu một chỗ với một tư thế, bạn nên thường xuyên đi lại, vận động cơ thể nhẹ nhàng.
- Hãy luôn ngồi ở tư thế thẳng lưng và tránh vắt chéo chân.
- Nữ giới chú ý không nên đi giày cao gót liên tục trong thời gian dài, hãy chọn những đôi giày có đế vuông với chiều cao vừa phải.
- Bạn có thể tập luyện một số môn thể thao phù hợp với thể trạng.
- Chúng ta cũng cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức.
- Bạn hãy theo dõi các chỉ số sức khỏe của bạn thân, duy trì cân nặng hợp lý. Ngoài ra cần thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp phát hiện các triệu chứng bất thường của cơ thể.
Thoái hóa cột sống gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh. Vì vậy, chúng ta cần có cách bảo vệ tốt cho bản thân, duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có cách chăm sóc sức khỏe nói chung, xương khớp nói riêng một cách tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!