Thoái hóa khớp gối có nên đạp xe? Người bệnh cần lưu ý gì?
Thoái hóa khớp gối – Một bệnh lý về xương khớp gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh cũng như các hoạt động vận động. Vì thế, thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là những thông tin chi tiết giải quyết thắc mắc này kèm theo những lưu ý dành cho người bệnh.
Thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không?
Đạp xe là bài tập thể thao nhẹ nhàng giúp rèn luyện sức khỏe rất tốt, đặc biệt là đối với người cần phục hồi cơ bắp. Việc đạp xe nhẹ nhàng và đều đặn có thể giúp điều hòa hoạt động của khớp, làm tăng sản sinh các loại chất nhờn tại khớp hiệu quả.
Trên thực tế, việc đạp xe cũng có ảnh hưởng nhất định đến khớp gối khi bộ phận này phải hoạt động liên tục, thường xuyên khi đạp xe. Chính vì thế, việc thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không còn phải phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh.
Việc đạp xe ở người bị thoái hóa khớp gối cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng đến khớp cũng như khả năng phục hồi. Đối với người bị thoái hóa khớp gối kèm theo tình trạng viêm khớp, cần phải được điều trị viêm khớp cho khỏi sau đó mới tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như đạp xe.
Trong trường hợp người bệnh bị viêm khớp nhiễm khuẩn gây sưng tấy nặng, cần phải dành thời gian nghỉ ngơi để khớp được phục hồi hoàn toàn. Sau đó chúng ta mới tiến hành bài tập đạp xe để phục hồi các ổ khớp và nâng cao sức khỏe.
Khi người bệnh bị thoái hóa khớp dạng nhẹ hoàn toàn có thể đạp xe một cách nhẹ nhàng với tốc độ và thời gian tập luyện phù hợp với thể trạng bệnh. Lúc này, bài tập đạp xe có thể giúp người bệnh kiểm soát được cơn đau, cải thiện được tình trạng viêm ổ khớp.
Những lợi ích của việc đạp xe
Mặc dù đối với trường hợp thoái hóa khớp nặng, kết hợp với tình trạng viêm nhiễm cần được điều trị tích cực và có thể phải ngừng cử động khi cần thiết, nhưng không thể phủ nhận công dụng của việc đạp xe với sức khỏe của khớp gối. Hoạt động đạp xe nhẹ nhàng giúp hỗ trợ việc điều trị các hiện tượng đau khớp gối hiệu quả cùng các triệu chứng liên quan khác.
Ngoài ra, đạp xe còn giúp người bị đau khớp gối gia tăng tuần hoàn máu, giúp cơ thể phát huy được khả năng chuyển hóa dưỡng chất hiệu quả. Bên cạnh đó, bài tập này còn mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe xương khớp như sau:
- Đạp xe giúp mô khớp hoạt động linh hoạt hơn, từ đó giúp các ổ khớp hoạt động trơn tru.
- Có thể làm giảm các hiện tượng căng thẳng thần kinh, giảm đau nhức khớp rất tốt.
- Giúp cơ thể tăng khả năng chịu đựng của mô khớp, làm giảm nguy cơ chấn thương và phòng ngừa các bệnh lý xương khớp.
- Giúp tăng sức mạnh cho các khối cơ, đẩy mạnh quá trình tuần hoàn máu và tăng độ dẻo dai cho cơ thể, giúp ổ khớp sản sinh ra chất nhờn.
- Đạp xe còn có thể cải thiện được sức khỏe tốt, phòng bệnh về tim mạch và huyết áp.
- Bài tập này giúp người bệnh giảm cân hiệu quả, từ đó cân đối vóc dáng và làm giảm áp lực của trọng lượng cơ thể lên ổ khớp.
Lưu ý khi đạp xe cho người bị bệnh thoái hóa khớp gối
Ngoài việc cần lưu ý chỉ nên thực hiện bài tập này cho người bị thoái hóa khớp nhẹ, người cần phục hồi sau điều trị viêm khớp, người bệnh khi tiến hành đạp xe cần lưu ý:
- Cần lựa chọn xe đạp chất lượng, phù hợp với vóc dáng, phải điều chỉnh yên xe phù hợp với chiều cao để thuận tiện khi sử dụng.
- Cần trang bị trang phục thoải mái trước khi đạp xe, mang giày phù hợp.
- Người bệnh cần thực hiện đúng kỹ thuật đạp xe, có tư thế đạp chuẩn và phải đạp với tốc độ nhẹ nhàng, vừa phải.
- Trong khi đạp cần lưu ý phải thả lỏng cơ thể, không nên gồng các cơ và giữ tinh thần thoải mái.
- Nên đạp xe vào hai thời điểm tốt nhất trong ngày là buổi sáng và buổi tối để phát huy được hiệu quả tốt nhất.
- Trước khi đạp, người bệnh cần khởi động làm nóng cơ thể để tránh nguy cơ bị chấn thương.
Thoái hóa khớp gối có nên đạp xe trong trường hợp người bị bệnh ở dạng nhẹ hoặc sau khi điều trị cần vận động để bình phục. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập để mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt hơn và đảm bảo an toàn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!