Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Thoái hóa khớp khiến người bệnh bị đau đớn, khó chịu mỗi khi vận động mạnh. Thậm chí, tình trạng này còn gây cản trở sinh hoạt và đi lại hằng ngày. Nếu bạn đang băn khoăn không biết thoái hóa khớp gối nên ăn gì để cải thiện bệnh thì hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh là thắc mắc của rất nhiều người
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh là thắc mắc của rất nhiều người

Khi mắc bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

Các chuyên dinh dưỡng cho biết, hiện tại không có chế độ ăn uống cụ thể cho người bị bệnh thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, trong những bữa ăn hàng ngày người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe cho xương khớp. Đồng thời giúp các mô mềm và cơ thể phục hồi sau chấn thương. Một số loại thực phẩm cải thiện tình trạng trên như:

Vitamin D và canxi

Theo một số nghiên cứu, vitamin D có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối. Ngoài ra, vitamin D còn giúp cơ thể hấp thụ canxi và các dưỡng chất khác để bảo vệ cơ thể. Trong những trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể tăng nồng độ canxi trong cơ thể bằng cách phơi nắng hoặc dùng thực phẩm hỗ trợ sức khỏe.

Một số loại thực phẩm có chứa vitamin D và canxi là: Cá, tôm, trứng, cua, các sản phẩm làm từ sữa, rau lá xanh, cam, ngũ cốc và đậu hũ,…

Vitamin C

Đây là chất chống oxy hóa và hỗ trợ quá trình tạo ra sụn, bảo vệ xương khớp gối. Bên cạnh đó, bổ sung vitamin C thường xuyên sẽ giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do xấu hoặc ngăn ngừa sự phát triển của các triệu chứng thoái hóa khớp gối.

Nếu bạn vẫn chưa biết bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì thì hãy bổ sung thêm các loại trái cây sau vào thực đơn hàng ngày: Cam, quýt, bưởi, dưa lưới, dâu tây, mâm xôi, kiwi,…

Thực phẩm chứa Beta caroten

Chất này là tiền thân của vitamin A và là chất chống oxy hóa điển hình. Những người bị thoái hóa khớp gối nên bổ sung các thực phẩm giàu beta carotene, vì nó sẽ giúp ức chế sự tác động của các gốc tự do lên tế bào và mô.

Bên cạnh đó, các loại thực phẩm giàu beta carotene còn rất tốt cho những người mắc bệnh u xơ, gan và các bệnh liên quan đến tuyến tụy, huyết áp,… Hoạt chất này được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm sau: Củ cải, đậu Hà Lan, đu đủ, măng tây, cải bó xôi, khoai lang, rau mùi tây,…

Ngoài ra, beta carotene còn giúp phòng ngừa nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm.

Beta caroten là tiền thân của vitamin A và là chất chống oxy hóa điển hình
Beta caroten là tiền thân của vitamin A và là chất chống oxy hóa điển hình

Axit béo omega 3

Omega 3 là một axit béo tự nhiên mà cơ thể không thể tự tổng hợp được nên nó thực sự là một “thực phẩm vàng” cho sức khỏe. Ngoài thúc đẩy phát triển trí não ở trẻ nhỏ thì omega-3 còn được xem là chất kháng viêm vô cùng hiệu quả. Nó giúp hệ miễn dịch hoạt động linh hoạt, mạnh mẽ và giảm thiểu các cơn đau vùng khớp gối.

Omega-3 có nhiều trong: Cá thu, cá hồi, cá trích, hàu, cá mòi, cá cơm, quả óc chó,…Các bạn cũng có thể áp dụng phương pháp uống dầu cá để bổ sung omega-3. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Bioflavonoid

Chúng được tìm thấy nhiều trong socola đen và rượu vang. Bioflavonoid là chống oxy hóa mạnh mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đặc biệt, nó giúp ngăn ngừa tình trạng oxidative stress liên quan đến một số bệnh mãn tính như: Ung thư, tiểu đường loại II và bệnh tim. Ngoài ra, chất chống oxy hoá này có thể giúp cơ thể bạn đối phó với dị ứng hoặc virus.

Một số loại gia vị

Gừng, tỏi và nghệ là những loại gia vị có tác dụng chống viêm, giảm thiểu các cơn đau, cải thiện khả năng vận động và tăng cường chất lượng cuộc sống. Người bệnh có thể thêm các loại gia vị này vào các món ăn thường ngày.

Rau xanh quả mọng

Trái cây và rau xanh là những thực phẩm giàu dinh dưỡng rất tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Cụ thể như:

Chất xơ

Các nhà nghiên cứu cho biết, những người bị viêm khớp thì lượng cholesterol sẽ tăng cao. Do đó, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên người bệnh nên bổ sung nhiều ngũ cốc nguyên hạt và các dạng chất xơ khác trong thực đơn hàng ngày. Vì chúng có thể cải thiện nồng độ cholesterol, lượng đường có trong máu, kiểm soát cân nặng, nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột và giúp làm giảm viêm.

Chất chống oxy hóa

Chất này hỗ trợ hệ miễn dịch và chống viêm. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên người bị thoái hóa khớp gối nên ăn nhiều các thực phẩm sau: dâu tây, việt quất, mâm xôi, nho đỏ, nho đen, các sản phẩm từ đậu nành… Đặc biệt là trị thoái hóa khớp với lá lốt, gạo lứt,….

Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung thêm vitamin A, C và K để bảo vệ các tế bào khỏi các tổn thương từ gốc tự do. Đặc biệt, những chất này cũng chứa hàm lượng canxi cao, góp phần bảo vệ sức khỏe xương khớp.

Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn nhiều các thực phẩm như dâu tây, việt quất, mâm xôi, nho đỏ, nho đen,...
Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn nhiều các thực phẩm như dâu tây, việt quất, mâm xôi, nho đỏ, nho đen,…

Chất béo tốt

Bơ, ô liu, các loại hạt chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn (omega-9) và vitamin E giúp chống viêm. Bổ sung nhiều chất béo tốt sẽ giúp giảm nguy cơ tổn thương khớp và ngăn ngừa viêm khớp sớm.

Oleocanthal

Đây là một hợp chất chống viêm tự nhiên giống với thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Chất này có nhiều trong dầu oliu.

Dùng khoảng 3,5 thìa súp dầu ô liu tương tự như khi uống 200mg thuốc ibuprofen. Tuy nhiên, dầu ô liu này có hàm lượng calo cao, do đó người bệnh có thể dùng dầu ô liu thay cho các loại chất béo khác như dầu thực vật, bơ lạt, phô mai.

Hướng dẫn cách dùng gạo lứt chữa bệnh thoái hóa khớp hiệu quả, an toàn

Người bị bệnh thoái hóa khớp gối không nên ăn gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì, người bệnh nên tham khảo các loại thực phẩm cần kiêng để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối. Cụ thể, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ một số loại thực phẩm được liệt kê dưới đây:

Thịt đỏ

Thịt bò, thịt ngựa, thịt heo, thịt cừu, thịt ngỗng, thịt vịt, gà tây, thịt dê… là những loại thịt đỏ rất tốt cho sức khỏe. Dù chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp tăng cơ bắp và sức khỏe tổng thể nhưng các loại thịt này lại khiến cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối gặp nhiều rắc rối.

Dung nạp quá nhiều thịt đỏ có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể. Điều này sẽ khiến các phản ứng viêm trở nên trầm trọng. Đặc biệt, các lớp mô sụn khớp cũng sẽ khó lành hơn so với người bình thường.

Nếu lượng acid uric vượt ngưỡng cho phép sẽ khiến thận bị kích hoạt chế độ đào thải acid uric trong huyết tương và sụt giảm canxi nghiêm trọng. Từ đó, khiến xương sẽ bị yếu, giòn, dễ gãy và khó hồi phục khi bị tổn thương.

Axit béo Omega 6

Omega-6 có thể khiến các triệu chứng thoái hóa khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu axit béo omega 6 như: Dầu bắp, dầu mè, dầu lạc, dầu đậu nành và dầu hoa hướng dương hoặc trứng gà, mỡ, ngũ cốc,…

Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt

Những thực phẩm này sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đồ ăn mặn khiến thận phải vận hành và đào thải liên tục. Từ đó lượng canxi và khoáng chất bị hao hụt khiến xương yếu đi. Do đó, người hay ăn mặn thường mắc các bệnh về xương khớp như: Thoái hóa khớp, viêm đau khớp hoặc thoát vị đĩa đệm…

Còn đồ ăn quá ngọt sẽ gia tăng các phản ứng viêm trong cơ thể, từ đó khiến các khớp xương và những cơ quan khác nhanh chóng bị lão hóa.

Đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn

Đồ ăn sẵn, đóng hộp

Các loại thực phẩm chế biến sẵn và đồ hộp sẽ làm tăng khả năng viêm trong cơ thể. Nếu thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm này có thể dẫn đến tình trạng béo phì và khiến các triệu chứng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
Do đó, người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống để có thể kiểm soát các triệu chứng thoái hóa khớp gối và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.

Đồ ăn nhanh, nhiều giàu mỡ

Những người bị thoái hóa khớp gối kiêng ăn gì? Đó chính là những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ. Những thực phẩm này sẽ gia tăng lượng cholesterol trong máu, nguy cơ xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ hoặc cao huyết áp,…

Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân khiến bạn tăng cân và làm ảnh hưởng xấu đến các khớp xương, đặc biệt là khớp gối và khớp háng.

Cà phê, nước ngọt, đồ có cồn, có ga

Các thực phẩm này được giới trẻ rất yêu chuộng, nhưng đây chính là một trong những nguyên nhân khiến bệnh thoái hóa khớp gối có xu hướng trẻ hoá. Những đồ uống này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi, sắt, kẽm, magie và gây ra các chứng chướng bụng, đầy hơi hoặc khiến cân nặng tăng không kiểm soát.

Ngũ cốc tinh chế

Ngũ cốc tinh chế là gạo trắng, bột trắng khi chưa loại bỏ chất dinh dưỡng và chất xơ. Điều này tưởng chừng rất tốt nhưng lại làm tăng lượng đường trong máu và tăng viêm. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ loại ngũ cốc này.

Cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh?

Thoái hóa khớp gối là một hiện tượng lão hóa tự nhiên rất khó để phòng ngừa và điều trị dứt điểm. Hầu hết những phương pháp điều trị bệnh chỉ là cải thiện cơn đau, ngăn không để bệnh tiến triển nặng và giúp người bệnh vận động nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh quan tâm đến việc thoái hóa khớp gối nên ăn gì và không nên ăn gì thì người bệnh cũng nên lưu ý một số điểm như:

Nếu xuất hiện các dấu hiệu lạ, người bệnh nên đến những cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu lạ, người bệnh nên đến những cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
  • Hãy cố gắng ăn uống đa dạng các nhóm thực phẩm khác nhau trong một ngày để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, không nên kiêng khem quá mức.
  • Cân nặng tăng nhanh sẽ không tốt cho bệnh thoái hóa khớp. Do đó, người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống khoa học trước, trong và sau quá trình điều trị.
  • Nếu không vận động thường xuyên, khớp xương sẽ trở nên kém linh hoạt. Từ đó, tăng nguy cơ mắc bệnh gai cột sống, vôi hóa cột sống và thoái hóa khớp gối. Chính vì vậy, mỗi ngày người bệnh hãy cố gắng dành 20 – 30 phút tập luyện nhẹ nhàng giúp giãn gân cốt và thư giãn..
  • Đối với những trường hợp bệnh nhẹ người bệnh có thể tự cải thiện tại nhà nhưng tuyệt đối không được chủ quan. Nếu thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu lạ, người bệnh nên nhanh chóng đến những cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
  • Những trường hợp đang điều trị nên chủ động tái khám để đánh giá hiệu quả điều trị và triển khai hướng điều trị phù hợp.

Hy vọng, với những thông tin vô cùng đầy đủ và hữu ích trong bài viết này có thể giúp các bạn trả lời được câu hỏi bị bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì. Tuy nhiên, với tình trạng xương khớp, chỉ điều chỉnh chế độ ăn thì chưa đủ, bởi vậy, người bệnh nên lựa chọn những giải pháp điều trị chuyên sâu để giải quyết tận gốc vấn đề.

Có thể bạn quan tâm:

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bị thoái hóa khớp gối nên tập gì

Bị Thoái Hóa Khớp Gối Nên Tập Gì Để Cải Thiện Bệnh Hiệu Quả?

Để điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả, cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học kết hợp với tập luyện…
Người bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không?

Thoái hóa khớp gối có nên đạp xe? Người bệnh cần lưu ý gì?

Thoái hóa khớp gối - Một bệnh lý về xương khớp gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh cũng như các hoạt…
Mắc chứng thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Mắc chứng thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không là vấn đề rất được quan tâm, do bệnh lý này gây đau đớn và ảnh…