6+ Mẹo Hay Chữa Tổ Đỉa Bằng Muối Không Phải Ai Cũng Biết
Đối với những trường hợp bị tổ đỉa thể nhẹ, người ta thường ưu tiên áp dụng mẹo dân gian để cải thiện các triệu chứng thay vì dùng thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Trong số những nguyên liệu sẵn có tại nhà, muối trắng có tính kháng khuẩn, giảm ngứa cực kỳ tốt nên được sử dụng rất nhiều. Vậy thực hư chữa tổ đỉa bằng muối có hiệu quả hay không? Bạn đọc hãy đồng hành cùng bài viết dưới đây để tìm hiểu về 6 mẹo hay đẩy lùi bệnh không phải ai cũng biết.
Chữa tổ đỉa bằng muối có hiệu quả hay không?
Tổ đỉa là một trong những bệnh da liễu mãn tính có khả năng kéo dài dai dẳng với các triệu chứng thường gặp như nổi mụn nước đỏ trắng, tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nếu bị vỡ, vùng da bị bệnh rất dễ bị vi khuẩn tấn công, gây sưng viêm, tăng nguy cơ bội nhiễm. Để không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống và tiềm ẩn nhiều nguy hại, bạn cần tìm cách chữa trị từ sớm.
Ngoài cách dùng thuốc bôi, thuốc uống, người ta còn mách nhau sử dụng nguyên liệu sẵn có tại nhà để cải thiện các triệu chứng, trong đó dùng muối trắng là lựa chọn hàng đầu.
Muối chính là gia vị không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình, giúp làm sạch thực phẩm tươi sống hoặc tăng thêm vị đậm đà cho các món ăn. Đặc biệt muối còn được dùng để chữa các bệnh da liễu như tổ đỉa.
Các tài liệu dân gian có ghi chép rằng muối biển có khả năng ức chế sự hình thành, tiêu diệt các vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng có hại, loại bỏ các tác nhân gây ra bệnh tổ đỉa. Ngoài ra, sử dụng muối còn giảm ngứa ngáy, sưng viêm tấy đỏ trên da nhanh chóng, thúc đẩy quá trình lành thương, trả lại cho bạn làn da săn chắc, mịn màng.
Thêm vào đó, người ta còn tìm thấy trong muối biển có chứa nhiều khoáng chất bao gồm Iot, photpho, kẽm, sắt, canxi, magie, mangan, kali,… có lợi cho cơ thể. Nếu dùng để tác động lên vùng da bị bệnh cũng giúp loại bỏ tế bào chế, lớp sừng hóa trên da, sát trùng vết thương, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tiến triển nặng và lan rộng ra các khu vực xung quanh.
Cũng bởi những công dụng kể trên, người ta đã sử dụng muối biển như một cách chữa tổ đỉa tại nhà. Tuy nhiên cần chú ý loại muối được dùng là muối hạt, muối tinh khiết, chưa trải qua quá trình chế biến, không chứa chất phụ gia. Mặc dù cho hiệu quả tích cực nhưng chữa tổ đỉa bằng muối chỉ áp dụng được cho trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng mới khởi phát và chưa gây ra biến chứng nguy hiểm, hơn nữa kết quả nhận được còn phụ thuộc vào mức độ bệnh, cơ địa cũng như cách áp dụng của từng người.
6 Cách chữa tổ đỉa bằng muối không nên bỏ qua
Chữa tổ đỉa theo mẹo dân gian, đặc biệt là sử dụng muối có nhiều cách khi kết hợp cùng một số nguyên liệu tự nhiên khác. Nếu chưa biết cách thực hiện như thế nào đúng chuẩn và mang lại hiệu quả cao, bạn có thể tham khảo ngay 6 mẹo hay dưới đây:
Chườm muối nóng
Chườm muối nóng được áp dụng phổ biến cho bệnh nhân bị tổ đỉa và một số bệnh da liễu mãn tính khác. Như đã nói, muối trắng có tính kháng viêm, diệt khuẩn, sát trùng vết thương rất tốt. Đặc biệt trong trường hợp tổ đỉa khiến bạn ngứa dữ dội thì việc dùng muối là cách không nên bỏ qua vì nó giúp giảm ngứa nhanh, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm. Tuy nhiên khi thực hiện bạn cần thận trọng để không làm tổn thương vùng da đang bị bệnh.
Các bước như sau:
- Đầu tiên chuẩn bị 2 nắm muối biển nguyên chất, lựa chọn hạt muối to và sạch.
- Bạn bắc chảo lên bếp, cho muối vào rang đều tay trên lửa nhỏ.
- Sau khi rang khoảng 5 phút thì đổ ra khăn mỏng, chờ nguội bớt.
- Người bệnh cần vệ sinh thật sạch vùng da đang bị tổn thương, lau khô, sau đó chườm muối nóng đang được bọc trong khăn mỏng vào các vị trí bị tổ đỉa cho đến khi muối nguội hẳn.
- Ngoài cách trên, bạn có thể đắp muối lên da rồi dùng khăn bó chặt lại, giữ trong khoảng 20 phút.
- Cuối cùng rửa lại da với nước ấm, nên áp dụng biện pháp này mỗi ngày 2 – 3 lần, chú ý không để muối tác động vào da khi đang ở nhiệt độ cao vì rất dễ gây bỏng.
Cách chữa tổ đỉa bằng nước muối pha loãng
Một trong những cách chữa tổ đỉa bằng muối cũng vô cùng đơn giản và cho hiệu quả cao đó chính là pha loãng với nước. Người ta thường áp dụng mẹo này để xử lý, sát trùng các vết thương ngoài da, do đó ngâm rửa cùng nước muối pha loãng sẽ xử lý được vi khuẩn và các tác nhân gây hại, giảm ngứa, ngăn ngừa hiện tượng lây lan sang các vùng da khỏe mạnh xung quanh.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 1 nắm muối nguyên chất, không dính tạp chất.
- Cho muối vào khoảng 2 lít nước nóng, khuấy đến khi tan hết.
- Chờ khi nước giảm bớt nhiệt độ thì dùng để ngâm rửa vùng da bị tổn thương trong thời gian khoảng 5 phút.
- Trong trường hợp trẻ em bị tổ đỉa toàn thân, bạn có thể pha nhiều nước và muối hơn để tắm.
- Sau cùng lau khô với khăn mềm, sạch, áp dụng mỗi ngày từ 1 – 2 lần và kiên trì ít nhất 2 tuần để đạt được hiệu quả tích cực.
Kết hợp muối và lá trầu không
Trầu không cũng là nguyên liệu thường được dùng để cải thiện các bệnh lý ngoài da, trong đó bao gồm tổ đỉa. Các thầy thuốc Đông y cho biết, lá trầu không mang vị cay và tính ấm, tác động trực tiếp đến kinh tỳ, phế, vị, có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm. Thêm vào đó, Y học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng nguyên liệu này chứa các thành phần đóng vai trò như chất kháng sinh, có thể ức chế, tiêu diệt virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…
Nếu kết hợp muối và lá trầu không sẽ tăng khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm sưng, đẩy lùi cơn ngứa ngáy khó chịu, ngăn ngừa các nốt mụn bị vỡ hoặc lây sang các bộ phận khác của cơ thể.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị khoảng 20 lá trầu không và 1 thìa muối hạt.
- Trầu không mang rửa sạch tạp chất, bụi bẩn, để ráo rồi vò nát.
- Tiếp đến bạn cho 500ml nước vào đun sôi, thêm muối và khuấy đều cho tan, lúc này cho lá trầu đã chuẩn bị vào đun đến khi ngả sang màu vàng là được.
- Rót nước ra chậu, chờ khi nguội bớt thì dùng để ngâm rửa vùng da đang bị bệnh, kết hợp lấy bã trầu chà xát nhẹ nhàng lên vùng da tổ đỉa.
- Khi nước nguội hẳn, bạn lấy khăn bông mềm để lau khô cơ thể.
- Nên áp dụng cách làm này mỗi ngày 2 lần, thời điểm tốt nhất và sáng và tối trước khi đi ngủ.
Rau răm và muối trắng cải thiện bệnh
Rau răm thường được dùng để ăn kèm trong bữa ăn hoặc chế biến món ăn để tăng thêm hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Do đó ít ai biết rằng nguyên liệu này hoàn toàn có thể dùng để trị tổ đỉa. Rau răm cũng là nguyên liệu chứa nhiều thành phần mang tính kháng khuẩn, chống viêm. Khi chữa tổ đỉa bằng muối và rau răm sẽ giúp đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh, ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy 1 bó rau răm tươi, sạch, loại bỏ lá héo úa, hư hỏng, bỏ gốc, mang rửa thật sạch rồi ngâm cùng nước muối pha loãng, sau đó vớt ra để ráo.
- Tiếp theo bạn giã nát hoặc xay nhuyễn rau răm rồi cho vào chải cùng 1 thìa muối nguyên chất để đảo đều trên lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp này nóng lên và dần chuyển sang màu vàng.
- Chờ khi nguội bớt, bạn lấy hỗn hợp rau răm và muối đắp trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa trong khoảng 20 phút. Chú ý vệ sinh da thật sạch trước khi đắp.
- Cuối cùng rửa lại bằng nước sạch, lấy khăn mềm lau khô.
- Nên áp dụng mẹo này mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối, kiên trì liên tục để các triệu chứng được cải thiện.
Chữa tổ đỉa bằng muối và khế
Một trong những cách chữa tổ đỉa bằng muối đơn giản, được nhiều người áp dụng thành công đó chính là kết hợp cùng khế. Theo tài liệu ghi chép của Y học cổ truyền, cả lá và quả khế có tính mát, ôn sinh, không độc, cho khả năng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, khử khuẩn rất tốt, do vậy thường được sử dụng để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh ngoài da như tổ đỉa, vảy nến, mề đay, rôm sảy,…
Ngoài ra, các nhà khoa học còn nghiên cứu thấy khế có chứa các thành phần hóa học tốt cùng lượng tinh dầu dồi dào giúp giảm nhanh hiện tượng ngứa ngáy, làm sạch da, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương, tránh lây lan ra vùng da lành. Người bệnh, đặc biệt là phụ nữ mang thai bị tổ đỉa hoàn toàn có thể dùng muối trắng kết hợp cùng lá khế hoặc quả khế để trị bệnh.
Cách 1 – Dùng muối kết hợp lá khế:
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế, loại bỏ lá héo úa, sâu bệnh rồi mang đi rửa sạch, có thể ngâm cùng nước muối pha loãng, để ráo.
- Cho lá khế vào cối giã nát để lấy phần nước cốt.
- Sau đó bạn cho nước lá khế ra bát, thêm nửa thìa muối sạch cùng 10ml nước lọc, hòa tan thành hỗn hợp đồng nhất.
- Vệ sinh thật sạch vùng da đang bị tổ đỉa, lau khô bằng khăn rồi dùng bông gòn thấm nước lá khế để thoa trực tiếp lên da, giữ nguyên trong 20 phút và rửa lại với nước ấm.
- Người bệnh nên áp dụng cách này mỗi ngày 1 lần và kiên trì thời gian dài để cảm nhận hiệu quả.
Cách 2 – Dùng muối kết hợp quả khế:
- Bạn chuẩn bị 1 quả khế chua, không quá xanh cũng không quá chín.
- Khế mang rửa thật sạch, cắt thành từng lát mỏng rồi mang đi sang vàng trên chảo cho đến khi nóng lên.
- Lúc này bạn cho 1 thìa muối trắng vào ướp cùng rồi tiếp tục sao trong 3 phút.
- Chờ khi khế nguội bớt và vệ sinh da thật sạch thì đắp từng lát khế lên khu vực đang bị tổn thương, giữ nguyên trong khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước ấm.
- Mỗi ngày nên thực hiện 3 lần, kiên trì trong 10 ngày sẽ thấy được sự cải thiện.
Kết hợp với tỏi
Tỏi là một loại gia vị có tính kháng viêm rất tốt nên thường được sử dụng trong nhiều mẹo dân gian chữa bệnh. Được biết hoạt chất allicin trong tỏi có khả năng kháng khuẩn, sát trùng, hỗ trợ phục hồi những tổn thương trên da rất tốt. Cũng bởi vậy, người ta thường kết hợp tỏi cùng muối khi chữa bệnh tổ đỉa với công dụng giảm ngứa, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.
Cách thực hiện:
- Trước hết bạn cần chuẩn bị khoảng 6 tép tỏi tươi, mang bóc vỏ, rửa sạch rồi cho vào cối giã hoặc băm nhuyễn.
- Lúc này cho phần tỏi này trộn cùng muối hạt thành hỗn hợp đồng nhất.
- Người bệnh vệ sinh thật sạch vùng da đang bị tổn thương rồi đắp hỗn hợp tỏi và muối lên, chà xát nhẹ nhàng trong khoảng 3 phút.
- Trong trường hợp vùng da bị tổ đỉa rộng, có thể dùng băng gạc để cố định lại trong 10 phút và rửa lại với nước ấm, lau khô bằng khăn mềm.
- Mỗi ngày bạn nên áp dụng mẹo dân gian chà xát từ 2 – 3 lần và 1 lần nếu đắp bó.
- Chú ý không được để tỏi quá lâu trên da vì rất dễ gây bỏng rát.
Một số lưu ý cần nhớ khi chữa tổ đỉa bằng muối
Có rất nhiều cách chữa tổ đỉa bằng muối, cho hiệu quả cao và rất dễ thực hiện. Hơn nữa muối là nguyên liệu khá lành tính, không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên người bệnh không được chủ quan, trong quá trình thực hiện cần chú ý những vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn tuyệt đối và nhận được kết quả tích cực nhất:
- Chỉ có thể áp dụng mẹo dân gian này đối với những đối tượng bị tổ đỉa thể nhẹ, các triệu chứng chưa nghiêm trọng.
- Các mẹo dân gian thường cho hiệu quả chậm nên bạn phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài, thêm vào đó kết quả cải thiện còn phụ thuộc vào cơ địa, mức độ đáp ứng của từng người.
- Trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào cũng cần phải vệ sinh thật sạch vùng da đang bị tổ đỉa để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, vi nấm và các tác nhân gây hại.
- Trong quá trình áp dụng cách chữa với muối, bạn tuyệt đối không được chà xát quá mạnh, chỉ dùng lực nhẹ nhàng, không cào gãi hoặc tác động để mụn nước bị vỡ ra.
- Không áp dụng cách chữa tổ đỉa với muối cho những ai đang có vết thương hở, bị viêm nhiễm nặng vì muối gây hiện tượng xót, rát trên da, ngoài ra muối biển không đảm bảo vệ sinh cho vết thương hở.
- Nếu sau một thời gian điều trị không có hiệu quả tích cực hoặc gặp những bất thường, bạn cần ngưng lại, gặp bác sĩ để kiểm tra và tìm biện pháp chữa khác như dùng thuốc uống, thuốc bôi tổ đỉa.
- Những trường hợp bị tổ đỉa thể nặng, tiến triển trong thời gian dài và thường xuyên tái phát dai dẳng không nên áp dụng mẹo dân gian, hãy thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám và nhận phác đồ điều trị phù hợp.
- Trong quá trình chữa tổ đỉa, phải chú ý chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm có lợi, tránh xa những đồ ăn, thức uống có hại.
- Người bệnh cần thường xuyên tập thể dục thể thao, ăn ngủ đúng giờ, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung nhiều nước, giữ tinh thần thoải mái, tích cực để bệnh không thể tái phát.
Có thể thấy, chữa tổ đỉa bằng muối là mẹo dân gian đơn giản, được nhiều người áp dụng bởi cho hiệu quả tích cực và độ an toàn cao. Tuy nhiên biện pháp này không thể giúp bạn loại bỏ hoàn toàn căn nguyên gây bệnh từ bên trong. Do vậy nếu muốn tổ đỉa không có cơ hội kéo dài dai dẳng, tốt nhất người bệnh nên tìm đến các phòng khám, bệnh viện uy tín để chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!