Gợi Ý 5 Cách Chữa Tổ Đỉa Bằng Rau Răm Hiệu Quả Cao Nhất
Tổ đỉa là bệnh lý ngoài ra gây ngứa ngáy, khó chịu, rất dễ bị bội nhiễm, từ đó ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cuộc sống. Để điều trị bệnh có rất nhiều cách, tuy nhiên mọi người thường ưu tiên áp dụng mẹo dân gian vì đơn giản, hạn chế tác dụng phụ, hiệu quả tích cực, trong đó rau răm là một trong những nguyên liệu phổ biến nhất. Thực chất chữa tổ đỉa bằng rau răm có tốt không, cách thực hiện như thế nào? Để hiểu rõ hơn về những vấn đề này, bạn đọc đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Chữa tổ đỉa bằng rau răm có thực sự tốt không?
Rau răm là loại rau quen thuộc với chúng ta, thường được dùng để chế biến món ăn hoặc ăn kèm một số loại rau, thực phẩm khác. Được biết, nguyên liệu này có tính nóng, vị cay, mùi thơm đặc trưng.
Trong Đông y, rau răm có tác dụng ích trí, tán hàn, tiêu thực, minh mục, sát trùng, ôn ấm tỳ vị, thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa bệnh da liễu, xương khớp. Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Y học hiện đại cũng chứng minh rằng rau răm có chứa thành phần có lợi, đặc biệt là hàm lượng tinh dầu dồi dào với khả năng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, sát trùng, làm dịu da, giảm hiện tượng sưng viêm, phù nề, ngứa ngáy,… Đặc biệt các hoạt chất của rau răm còn hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương do vi khuẩn, vi nấm gây ra, ngăn ngừa các tổn thương lan rộng ra vùng da lành, đồng thời phòng tránh nguy cơ bội nhiễm hay gặp những biến chứng khác nguy hiểm.
Cũng bởi vì những công dụng này, rau răm được dân gian sử dụng để chữa tổ đỉa. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, độ an toàn cao, cho hiệu quả tích cực, tiết kiệm đáng kể chi phí. Tuy nhiên thực tế hiệu quả trị bệnh còn phụ thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh và quá trình thực hiện của từng người, do đó bạn có thể cân nhắc các biện pháp chữa tổ đỉa khác hiệu quả hơn nếu muốn.
Top 4 cách chữa tổ đỉa bằng rau răm hiệu quả nhanh
Chữa tổ đỉa bằng rau răm được nhiều người áp dụng thành công với ưu điểm là đơn giản, cách làm nhanh chóng. Dưới đây là hướng dẫn 5 mẹo dùng rau răm để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh tổ đỉa bạn đọc có thể tham khảo:
Đắp rau răm lên da bệnh
Sử dụng rau răm đắp trực tiếp lên vùng da bệnh là một trong những cách làm đơn giản và hiệu quả nhất. Bản chất rau răm đã có chứa các thành phần có lợi với khả năng kháng viêm, sát trùng, làm dịu da, hỗ trợ lành thương nhanh và ngăn ngừa triệu chứng tiến triển nặng hơn. Khi đắp, các hoạt chất được thấm trực tiếp vào da, giúp bạn giảm cảm giác khó chịu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm rau răm, nhặt bỏ lá héo úa, hỏng rồi rửa thật sạch với nước, có thể rửa cùng nước muối pha loãng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, tạp chất.
- Chờ rau ráo rồi cho vào cối giã nát, sau đó bạn vệ sinh sạch vùng da đang bị tổ đỉa.
- Đắp phần rau răm đã giã lên da, dùng băng gạc cố định trong khoảng 20 phút rồi rửa và lau với khăn mềm.
- Với cách làm này, mỗi ngày nên thực hiện từ 1 – 2 lần và kiên trì liên tục trong nhiều ngày để đạt được kết quả cải thiện tốt nhất.
Kết hợp rau răm và muối hạt
Có thể bạn chưa biết, chữa tổ đỉa theo dân gian bằng muối được truyền tai nhau áp dụng từ xa xưa. Muối có đặc tính sát trùng, diệt khuẩn rất tốt. Khi đó nếu kết hợp rau răm cùng muối hạt nguyên chất sẽ hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, giảm ngứa nhanh, ngăn ngừa vết thương lan rộng ra vùng da lành và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên bạn chuẩn bị 1 nắm lá rau răm, 2 – 3 thìa muối sạch nguyên chất.
- Rau răm nhặt bỏ lá héo úa, sâu bệnh, mang rửa sạch rồi ngâm cùng nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút sau đó vớt ra để ráo.
- Tiếp đến bạn cho rau răm vào cối giã hoặc máy xay nát cùng 3 thìa muối.
- Lúc này hãy vệ sinh thật sạch vùng da bị tổ đỉa, đắp hỗn hợp này lên da, giữ nguyên trong thời gian từ 10 – 15 phút và rửa lại với nước sạch, lấy khăn lau khô.
- Cách chữa tổ đỉa bằng rau răm này nên thực hiện 2 lần mỗi ngày và liên tục ít nhất 1 tuần.
Chữa tổ đỉa bằng rau răm và lá trầu không hiệu quả cao
Trầu không cũng được xem là một trong những nguyên liệu rất tốt cho da, có khả năng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh tổ đỉa, vảy nến, viêm da cơ địa,… Được biết trầu không chứa nhiều hoạt chất hỗ trợ tiêu viêm, diệt khuẩn, sát trùng tốt, đồng thời còn hỗ trợ làm mềm da, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm cùng nhiều biến chứng khác. Có thể dùng các nguyên liệu này để chữa bệnh tổ đỉa ở trẻ em, vô cùng an toàn.
Có 2 cách chữa tổ đỉa bằng rau răm và trầu không, bạn có thể lựa chọn phương pháp đơn giản và phù hợp với bản thân hơn.
Cách 1:
- Trước hết bạn cần chuẩn bị 1 nắm rau răm cùng 3 – 4 lá trầu không bánh tẻ, không sâu bệnh.
- Mang 2 nguyên liệu này đi rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo nước.
- Tiếp đến bạn đun sôi 3 lít nước, thêm một ít muối hạt, đun đến khi sôi thì cho rau răm và lá trầu không vào tiếp tục đun trong 5 phút.
- Phần nước thu được đổ ra chậu, chờ khi nguội bớt thì dùng để ngâm rửa tay chân và khu vực bị tổ đỉa, kết hợp lấy phần bã để chà xát nhẹ lên da.
- Nên thực hiện cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không và rau răm này mỗi ngày 1 – 2 lần và áp dụng liên tục nhiều ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cách 2:
- Chuẩn bị nguyên liệu, rửa sạch theo các bước như cách 1.
- Tiếp theo, bạn đun sôi 3 lít nước cùng ít muối trắng.
- Vò nát lá trầu không và cho vào nồi, đun trong 5 phút.
- Riêng lá rau răm bạn cho vào cối giã nát hoặc dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
- Dùng nước lá trầu không ấm để ngâm rửa tay chân cho đến khi nước nguội hẳn.
- Sau đó bạn dùng lá rau răm đã giã nát đắp trực tiếp lên da, cố định bằng băng gạc trong khoảng 20 phút thì rửa sạch lại với nước lạnh, lau khô.
Sử dụng cùng cây sài đất
Thêm một cách chữa tổ đỉa bằng rau răm nữa bạn không nên bỏ qua đó chính là kết hợp cùng cây sài đất. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại rau này có chứa các thành phần kháng viêm, diệt khuẩn, có thể ức chế hoạt động của những tác nhân gây hại, đẩy lùi các triệu chứng nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm rau răm và 1 nắm sài đất, rửa sạch với nước rồi ngâm cùng nước muối pha loãng trong 10 phút.
- Sau khi để ráo, cho rau răm vào cối giã nát.
- Tiếp đến bạn đun sôi 3 lít nước sạch, cho cây sài đất vào đun sôi trong 5 phút.
- Lúc này cho nước ra chậu, chờ nguội bớt thì ngâm rửa vùng da đang bị thương trong 10 phút.
- Sau thời gian này, bạn lau khô, tiếp tục đắp lá rau răm đã giã nát lên da, chờ khoảng 15 phút thì rửa lại và dùng khăn mềm lau khô.
- Mỗi ngày nên áp dụng cách làm này 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.
Một số lưu ý cần nhớ khi chữa tổ đỉa bằng rau răm
Khi chữa tổ đỉa bằng rau răm, để đạt được hiệu quả cao nhất, hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra, bạn nên chú ý một số vấn đề dưới đây:
- Những mẹo dân gian này thường chỉ áp dụng cho trường hợp tổ đỉa nhẹ, mới khởi phát, chưa tiến triển nghiêm trọng.
- Sử dụng rau răm chữa tổ đỉa cho trường hợp mụn nước chưa vỡ, nếu nốt mụn đã vỡ, da trở nên lở loét hoặc rơi vào tình trạng bội nhiễm thì không nên thực hiện.
- Không áp dụng những mẹo kể trên với đối tượng bị dị ứng với các thành phần hoạt chất có trong rau răm.
- Trong quá trình thực hiện cần ngâm rửa hoặc chà xát nhẹ nhàng, không thực hiện với lực mạnh để tránh khiến vết thương nghiêm trọng hơn.
- Nếu sau một thời gian dùng rau răm chữa tổ đỉa không có hiệu quả, bạn nên tìm đến biện pháp khác theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, chú ý đến vấn đề tổ đỉa kiêng ăn gì để biết cách tránh xa thực phẩm xấu, có hại cho cơ thể, bổ sung rau xanh, trái cây và những thực phẩm có lợi.
- Chú ý xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, không dùng chất kích thích, uống nhiều nước, ăn ngủ đủ giấc, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng hiệu quả trị bệnh.
Bài viết trên đây đã gợi ý cho bạn 4 cách chữa tổ đỉa bằng rau răm đơn giản, dễ thực hiện và kết quả tích cực. Hy vọng thông qua đó bạn sẽ có được mẹo hay để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!